Khám phá NFT là gì? Phân loại 7 trường hợp sử dụng NFT

Bạn đang tìm hiểu NFT là gì? Token không thể thay thế - NFT hiện đang là một trong những nền tảng quan trọng của nền kinh tế kỹ thuật số, được xây dựng bởi chuỗi khối blockchain. Bài viết sau đây sẽ đi sâu vào việc giải thích các khái niệm cũng như giới thiệu một số trường hợp sử dụng NFT này nhé!


1. Non-fungible token (NFT) là gì?

Non-fungible token (NFT) là gì? Blockchain chuỗi khối đã tạo ra một token không thể thay thế là NFT. Đây là loại token được mã hóa cho một loại tài sản độc nhất.

Có rất nhiều trường hợp cần sử dụng đến NFT như: Một tài sản kỹ thuật số trong game, một tác phẩm nghệ thuật được mã hóa để người dùng sưu tầm hoặc thậm chí là các vật thể trong thế giới thực. Các NFT được tạo ra đã hoàn toàn giải quyết các vấn đề về quyền và sở hữu các tài sản. 

NFT la gi

Nhờ vào tính chất không thể thay thế của loại token này mà các tài sản sau khi được mã hóa là duy nhất và không thể sao chép hoặc hoán đổi cho một token khác.

Để hiểu đơn giản cho khái niệm này, ta có một ví dụ như khi bạn vay 1 BTC bạn có thể trả bằng 1 BTC khác. Tuy nhiên, khi bạn mượn một tác phẩm nghệ thuật thì bạn không thể đem trả lại bằng một tác phẩm khác dù có cùng giá trị.

Các tác phẩm nghệ thuật sau khi được mã hóa thành sẽ không thể phát hành nhiều phiên bản và cũng không thể thay thế được. Điều này là đặc điểm vô cùng quan trọng, mỗi NFT là khác nhau và hoàn toàn không thể thay thế.


2. Phân loại 7 trường hợp sử dụng NFT 

Bên cạnh việc giải thích thuật ngữ NFT là gì, LuatVietnam cũng muốn giới thiệu đến bạn đọc 7 trường hợp sử dụng NFT.

Với sự phát triển của Token không thể thay thế NFT đã tạo ra các tác phẩm nghệ thuật được mã hóa hay các sản phẩm kỹ thuật số. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, NFT đã phát triển một số dự án thú vị khác từ trò chơi, âm nhạc, cho đến logistic. Ngoài ra, bạn có thể dùng NFT để chứng mình tính độc nhất của tài sản cá nhân hoặc dùng để sưu tầm.

2.1. NFT nghệ thuật

NFT giúp tạo ra sự khan hiếm các tác phẩm trong nghệ thuật kỹ thuật số. Trong thực tế các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thường được sao chép, giả mạo. Vậy làm sao để khiến cho tác phẩm nghệ thuật ảo của mình trở nên độc nhất?

Sản phẩm nghệ thuật NFT đã làm được điều đó bằng cách xác minh quyền sở hữu và nguồn gốc của tác phẩm. Người dùng có thể tải các tác phẩm dưới dạng hình ảnh và lưu lại. Tuy nhiên, họ không thể chứng minh rằng mình sở hữu bản gốc và đồng nghĩa với việc không thể mua bán tác phẩm này. 

Khi nói đến token không thể thay thế, giá trị của một tác phẩm không phải là vẻ đẹp của nó mà là tính độc nhất của tác phẩm. Điều quan trọng vẫn là chứng minh được quyền sở hữu của người đã tạo ra tác phẩm đó.

Theo đó, bảo tàng NFT đầu tiên trên thế giới tại Mỹ đã ra đời nhằm tạo không gian lưu giữ cho tác phẩm kỹ thuật số của các nghệ sĩ, nhà sáng tạo. Đồng thời, thúc đẩy truyền thông đến với người dùng về thị trường kỹ thuật số còn khá mới mẻ này.
NFT la giBảo tàng nghệ thuật NFT đầu tiên trên thế giới (Ảnh minh họa)
 

2.2. NFT sưu tầm được

Cùng với các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số NFT, thì NFT sưu tầm được cũng là trường hợp được nhiều người dùng sử dụng nhất.

Ví dụ như dòng tweet đầu tiên của tài khoản Jack Dorsey là một dẫn chứng cho việc sưu tầm NFT. Dorsey đã bán một NFT mà anh ấy sở hữu cho một tài khoản có tên là SinaEstavi với giá 2,915,835.47 USD tương ứng 1630.5826 ETH lúc bấy giờ.
NFT la giJack Dorsey sưu tầm NFT và bán nó với giá trị cao (Ảnh minh họa)

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là liệu có phải một tác phẩm NFT nào bạn sưu tầm được cũng sẽ có giá trị cao?

Một vài lý do khiến cho nhiều người dùng quan tâm để việc sở hữu NFT phải kể đến đó là yếu tố sưu tầm. Bởi tính độc nhất, giới hạn của nó khiến các tác phẩm trở nên vô cùng hấp dẫn.

Ngoài ra các nhà sưu tầm cũng quan tâm đến giá trị của các NFT. Một số người đã chi số tiền hàng triệu đô cho một token hiếm. Và dĩ nhiên sở hữu một token hiếm sẽ càng mang lại nhiều giá trị cho người dùng. 

NFT la giCác CryptoPunks được đăng bán với mức giá khác nhau (Ảnh minh họa)

2.3. NFT tài chính

Thực tế, không phải mọi NFT đều thu được giá trị từ một bài hát, hình ảnh hoặc vật phẩm sưu tầm được. Trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi), các NFT còn cung cấp các lợi ích tài chính độc đáo khác. Hầu hết chúng sẽ gồm cả sản phẩm nghệ thuật, nhưng giá trị lại đến từ tiện ích chúng mang lại.

Ví dụ: JustLiquidity cung cấp một mô hình dùng NFT để đặt cược. Người dùng có thể đặt cược một cặp token trong một bể với một thời gian nhất định và nhận được NFT để gia nhập bể tiếp theo. NFT hoạt động giống như một vé vào cửa và bị phá hủy khi bạn tham gia vào bể mới. Mô hình này tạo ra một thị trường thứ cấp cho các NFT, dựa trên quyền truy cập mà chúng cung cấp.

2.4. NFT âm nhạc

Khi đã hiểu rõ về NFT là gì và đi tìm hiểu sâu hơn về các trường hợp sử dụng NFT, bạn đọc có thể thấy rằng ngoài lĩnh vực nghệ thuật hay sử dụng trong các bộ sưu tập thì NFT còn được sử dụng trong lĩnh vực âm nhạc.

Tương tự như các tác phẩm hình ảnh, bạn cũng có thể chuyển đổi âm thanh vào NFT để các người dùng đều có thể sưu tầm. 

Tuy nhiên một vấn đề lớn đối với các nhạc sĩ ca sĩ đó chính là họ cần được thanh toán tiền bản quyền một cách công bằng.

Các sản phẩm âm nhạc cần được phát hành trực tuyến trên nền tảng blockchain và được nền tảng này kiểm soát bản quyền. So với Amazon Music hay Youtube thì các dự án blockchain âm nhạc này đang còn rất mới mẻ và khó có thể cạnh tranh được trong tương lai gần. 
NFT la giBản quyền âm nhạc NFT vẫn còn khá mới mẻ với người dùng (Ảnh minh họa)

2.5. NFT trong các trò chơi

Ngày nay, việc chơi game và kiếm tiền từ game đang được phần lớn giới trẻ hướng tới. Nhu cầu giao dịch mua bán các mặt hàng độc nhất thu thập được trong các trò chơi là rất lớn.

Giá trị của một NFT trong game phụ thuộc vào độ hiếm của vật phẩm. Các giao dịch mua bán này đã tạo ra một ngành công nghiệp game mới mẻ có giá trị hàng tỷ đô. 

Một số ví dụ về dự án game NFT là Axie Infinity và Battle Pets đã ứng dụng  vào trò chơi của họ. Hai loại game này là trò chơi theo phong cách Pokémon giúp tạo ra vật nuôi và các vật phẩm khác có thể giao dịch. Người chơi có thể mua và bán các vật phẩm này thông qua giao dịch P2P.

NFT la giVật phẩm trong game NFT mang lại lợi nhuận lớn (Ảnh minh họa)

2.6. NFT tài sản trong thực tế

NFT chứng minh tài sản trong thực tế còn khá mới mẻ với nhiều người, tuy nhiên đây là cách tối ưu nhất giúp chúng ta có thể chứng minh quyền sở hữu tài sản.

Một ví dụ về lĩnh vực bất động sản cho thấy, chúng ta thường chứng minh quyền sở hữu tài sản bằng các giao dịch vật lý như ký tên, đóng dấu, công chứng sổ đỏ chẳng hạn. Và trên thực tế, các loại giấy tờ này vẫn còn được làm giả hoặc thay thế. 

Tuy nhiên, việc số hóa bằng một token không thay thế được đem lại sự minh bạch và độc nhất cho các tài sản. Điều này vẫn còn khá xa lạ, nhưng những ứng dụng này sẽ là một bước ngoặt làm thay đổi thế giới trong tương lai.

Ngoài các tài sản lớn như bất động sản thì trang sức cũng có thể chuyển thành một NFT. Điều này giúp chứng minh quyền sở hữu của chủ nhân một cách hợp pháp và hoàn toàn có thể bán lại cho người khác. Và theo đó, không ai có thể bán món trang sức đó trừ chủ nhân của chúng. 

NFT la giMột bất động sản ở California đã được chuyển thành NFT (Ảnh minh họa)

2.7. NFT Logistic

Công nghệ có rất nhiều ứng dụng trong các chuỗi cung ứng hay ngành logistic bởi tính bất biến và minh bạch của nó. Nhờ đó các cơ sở dữ liệu trong chuỗi cung ứng đều được xác thực và đáng tin cậy. 

Ta sử dụng NFT lưu trữ các thông tin của sản phẩm về nguồn gốc, hành trình, hay vị trí kho hàng chứa sản phẩm đó. Ví dụ đối với các loại hàng hóa như thực phẩm hoặc các món đồ dễ vỡ thì chúng ta phải biết chúng đã ở đâu, hư hỏng ra sao. 

Trên đây là phần giải thích cho định nghĩa NFT là gì cùng các trường hợp có thể sử dụng NFT. Bạn đọc cần trang bị kiến thức đầy đủ và phù hợp để biết cách ứng dụng NFT vào trong đời sống một cách hiệu quả nhất nhé.

Nếu còn vấn đề vướng mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được tư vấn chi tiết.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông

Quy định mới nhất về dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông

Quy định mới nhất về dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã hướng dẫn các quy định mới nhất về dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động. Cùng tìm hiểu các nội dung mà doanh nghiệp cần lưu ý khi cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Altcoin là gì? Top 10 Altcoin đang được đầu tư nhiều nhất

Altcoin là gì? Top 10 Altcoin đang được đầu tư nhiều nhất

Altcoin là gì? Top 10 Altcoin đang được đầu tư nhiều nhất

Tính đến tháng 2/2022, trên thị trường crypto có hơn 17.000 loại tiền điện tử được phát hành. Trong đó, Bitcoin (BTC) chiếm gần một nửa vốn hóa thị trường và phần còn lại là các Altcoin khác. Vậy Altcoin là gì? Có nên đầu tư altcoin  không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về altcoin cũng như giới thiệu top 10 altcoin đang được đầu tư phổ biến nhất hiện nay.

Blockchain là gì? - Thông tin từ A-Z về nền tảng này

Blockchain là gì? - Thông tin từ A-Z về nền tảng này

Blockchain là gì? - Thông tin từ A-Z về nền tảng này

Blockchain là một khái niệm tương đối mới lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ số thì nền tảng này đang được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nền tảng blockchain là gì và lý do tại sao công nghệ này có thể nâng cao độ tin cậy trong việc lưu trữ hồ sơ và các giao dịch tài chính.