Người nổi tiếng quảng cáo hàng giả bị phạt thế nào?

Hiện nay, nhiều người lựa chọn thuê người nổi tiếng đến quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Vậy nếu sản phẩm, dịch vụ đó là hàng giả thì người nổi tiếng sẽ bị phạt thế nào?

Những điều người quảng cáo không được làm

Quảng cáo là việc giới thiệu sản phẩm của mình đến với người sử dụng thông qua nhiều phương thức. Một trong số đó là sử dụng bên thứ ba: người nổi tiếng, các phương tiện truyền thông, truyền hình... để đưa sản phẩm của mình đến với công chúng một cách rộng rãi.

(Điều 2 Luật Quảng cáo 2012)

Trong đó, Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định một số hành vi bị cấm trong quảng cáo như:

- Không quảng cáo các sản phẩm bị cấm;

- Không quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục, mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em;

- Không quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về: Số lượng, giá cả, công dụng, kiểu dáng, khả năng kinh doanh, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại…

- Không sử dụng các từ ngữ “nhất, duy nhất, tốt nhất, số một” hoặc các từ ngữ tương tự theo quy định của pháp luật;

người nổi tiếng quảng cáo hàng giả

Người nổi tiếng quảng cáo hàng giả, bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

Quảng cáo hàng giả có thể bị phạt tù đến 5 năm 

Một hình thức rất được ưa chuộng hiện nay là thông qua sức ảnh hưởng của người nổi tiếng để thực hiện quảng cáo sản phẩm, hàng hóa.

Theo đó, Điều 22 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định người nổi tiếng khi quảng cáo phải chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin đến người tiêu dùng. Trong đó, phải bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp.

Như vậy, nếu hàng hóa mà người nổi tiếng quảng cáo bị xác định là hàng giả thì người này có thể bị:

Xử phạt hành chính: Phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng theo khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP nếu quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về:

  • Khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
  • Về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

Truy cứu trách nhiệm hình sự:

- Về Tội quảng cáo gian dối được quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 do có hành vi quảng cáo không đúng sự thật về hàng hóa, dịch vụ. Theo đó, người này sẽ bị phạt cao nhất đến 05 năm tù giam hoặc phạt tiền cao nhất đến 100 triệu đồng nếu:

  • Đã bị xử lý vi phạm hành chính;
  • Bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích lại tiếp tục phạm tội;

- Dưới vai trò đồng phạm về các Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 khi biết là hàng giả mà vẫn cố tình bán.

Tuy nhiên, nếu chứng minh được bản thân đã thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm tra tính chính xác của hàng hóa và không biết hàng hóa là hàng giả thì không phải chịu trách nhiệm.

Trên đây là quy định về các mức phạt đối với người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm là hàng giả. Để tìm hiểu thêm các quy định về lĩnh vực hình sự, mời quý độc giả theo dõi tại đây.

1900 6192 để được giải đáp qua tổng đài
0936 385 236 để sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?