Không ký biên bản vi phạm giao thông không phải nộp phạt?

Khi bị lập biên bản xử phạt do vi phạm giao thông, nhiều người vẫn nghĩ không ký vào biên bản thì sẽ không có căn cứ để cảnh sát giao thông xử phạt. Tuy nhiên, liệu quan niệm này có đúng không?


Không ký biên bản sẽ không bị xử phạt vi phạm giao thông?

Theo Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, xử phạt hành chính có thể lập biên bản hoặc không lập biên bản. Trong đó, có 02 trường hợp sau đây, có thể xử phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản:

- Xử phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 250.000 đồng với cá nhân, 500.000 với tổ chức.

Đặc biệt, nếu phát hiện hành vi vi phạm hành chính do dùng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Đồng thời, trong lĩnh vực giao thông, có 16 lỗi bị phạt tại chỗ, không lập biên bản theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP gồm:

- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 đến dưới 10 km/h;

- Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt (Ví dụ như không còi, xi nhan khi vượt trước);

- Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù)…

Xem thêm: 16 lỗi bị phạt tại chỗ, không lập biên bản

Như vậy, vẫn có trường hợp xử phạt giao thông không cần lập biên bản hoặc nếu người vi phạm không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của đại diện chính quyền hoặc người làm chứng. Do đó không hề có chuyện không ký vào biên bản vi phạm giao thông thì sẽ không bị phạt.

Không ký biên bản vi phạm giao thông không phải nộp phạt?

Không ký biên bản vi phạm giao thông không phải nộp phạt? (Ảnh minh họa)
 

Không kí vào biên bản là chống người thi hành công vụ?

Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu rõ, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật thì sẽ bị:

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm;

- Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Như vậy, khi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác để không ký vào biên bản thì căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm mà người vi phạm giao thông sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với Tội chống người thi hành công vụ.

Đồng thời, tại Điều 58 Luật Xử phạt vi phạm hành chính, khi người vi phạm cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

Do đó, việc ký vào biên bản không phải là điều kiện bắt buộc để xử phạt hành chính hành vi vi phạm giao thông. Và hành vi trốn tránh mà không sử dụng đến vũ lực, đe dọa dùng vũ lực… thì sẽ không bị coi là chống người thi hành công vụ.

Không chỉ vậy, tại Nghị định 100 mới được ban hành và có hiệu lực từ 01/01/2020, không có quy định xử phạt hành vi không ký vào biên bản của người vi phạm giao thông.

Như vậy, căn cứ những phân tích trên, có thể khẳng định, không ký vào biên bản, người vi phạm giao thông vẫn có thể bị xử phạt hành chính và đây cũng không phải hành vi chống người thi hành công vụ nếu người này không sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực…
>> 41 mức phạt mới của Nghị định 100 với ô tô, xe máy

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?