Mất biên bản vi phạm giao thông nộp phạt thế nào?

Trường hợp người tham gia giao thông bị xử phạt vi phạm hành chính làm mất biên bản vi phạm giao thông nộp phạt thế nào?

Khi nào lập biên bản vi phạm giao thông?

Theo Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân không thuộc trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng, 500.000 đồng đối với tổ chức.

Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục. Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định.

Khoản 3 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính nêu rõ:

Biên bản vi phạm phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản.

Trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản.

Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

Xem thêm: Những lỗi vi phạm giao thông được nộp phạt trực tiếp, không lập biên bản

Mất biên bản vi phạm giao thông nộp phạt thế nào?
Mất biên bản vi phạm giao thông nộp phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

Mất biên bản vi phạm giao thông làm sao nộp phạt?

Theo quy định, trường hợp người vi phạm làm mất biên bản vi phạm hành chính, để nộp phạt và lấy lại giấy phép lái xe thì phải có đơn cam đoan và xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.

Mẫu đơn cam đoan tải tại đây.

Sau đó, mang bản cam đoan đến Phòng cảnh sát giao thông đã lập biên bản vi phạm. Cảnh sát giao thông sẽ tiến hành rà soát hồ sơ, biên bản lưu giữ, đối chiếu chính xác thì sẽ được nhận Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước. Mang biên lai thu tiền được Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng cấp quay lại Phòng Cảnh sát giao thông đã ra quyết định để nhận lại giấy tờ hoặc phương tiện bị tạm giữ.

Xem thêm:

Cảnh sát giao thông được phạt tối đa bao nhiêu?

Nhờ người khác đi nộp phạt vi phạm giao thông được không?

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Quy định nào về việc công chức sinh con thứ 3?

Quy định nào về việc công chức sinh con thứ 3?

Quy định nào về việc công chức sinh con thứ 3?

Cán bộ, công chức, viên chức phải chấp hành các quy định liên quan đến kỷ luật hành chính, trong đó có vấn đề về thái độ, tác phong… cũng như hàng loạt công việc không được làm. Thêm một vấn đề được không ít người quan tâm là pháp luật quy định thế nào về việc công chức sinh con thứ 3?