Cơ sở nào để xử phạt các cửa hàng găm khẩu trang?

Thời gian qua, dịch Corona đã khiến giá các mặt hàng như khẩu trang, nước rửa tay… bị đẩy giá lên cao. Nhiều cửa hàng bị xử phạt. Vì thế, nhiều nhà thuốc “quyết ăn thua”, găm hàng không bán khẩu trang cho người tiêu dùng.

Cơ sở nào xử lý các cửa hàng găm khẩu trang?

Những ngày gần đây, lực lượng quản lý thị trường đã ra quân, xử lý hàng nghìn cửa hàng, nhà thuốc tăng giá khẩu trang và găm hàng không bán khẩu trang ra ngoài.

Đối với hành vi găm hàng, cơ sở pháp lý để tiến hành xử phạt là khoản 2 Điều 47 Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Nghị định này đưa ra mức xử phạt khá nặng. Cụ thể, người nào cắt, giảm hàng hóa bán ra thị trường; ngừng bán hàng hóa hoặc không mở cửa hàng; mở cửa nhưng không bán hàng…khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác sẽ bị xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Trường hợp số hàng bị găm lại trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của ba tháng liền kề trước đó, mức phạt sẽ nặng hơn, từ 20 - 30 triệu đồng, đồng thời bị tịch thu toàn bộ số hàng hóa găm lại.

Đối với những cơ sở tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, cơ quan chức năng còn có thể tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng.

Cơ sở nào để xử phạt các cửa hàng găm khẩu trang? (Ảnh minh họa)
Cơ sở nào để xử phạt các cửa hàng găm khẩu trang? (Ảnh minh họa)
 

Quản lý thị trường được phép kiểm tra kho đột xuất?

Theo hướng dẫn tại Thông tư 35/2018/TT-BCT, khi có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhiều trường hợp lực lượng quản lý thị trường có thể kiểm tra đột xuất các cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế, nhà thuốc để phát hiện vi phạm.

Trước tình hình dịch bệnh Corona đang rất “nóng”, nếu phát hiện các cơ sở tăng giá bán khẩu trang, nước rửa tay, hay găm hàng, đầu cơ, người dân có thể báo cáo vi phạm lên cơ quan quản lý thị trường để cơ quan này kịp thời kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm.

Số điện thoại đường dây nóng của Tổng cục Quản lý thị trường: 1900.888.655 hoạt động 24/7.

>> Lợi dụng dịch Corona, "hét giá" khẩu trang bị phạt nặng!

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?