Cây xăng găm hàng để trục lợi có thể bị xử lý hình sự

Theo quy định của pháp luật, trường hợp cửa hàng xăng dầu cố ý găm hàng, chờ lên giá để trục lợi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vài năm trở lại đây, dưới tác động của dịch bệnh Covid-19 và tình hình kinh tế thế giới, giá xăng dầu nước ta biến động liên tục. Một thời gian dài giá xăng tăng cao kéo theo các mặt hàng khác cũng tăng theo, khiến Nhà nước phải có chính sách để bình ổn giá.

Tuy nhiên, khi giá xăng trong nước đã dần hạ nhiệt thì tại một số tỉnh, thành phố phía nam như An Giang, Bình Phước, Cần Thơ, Đắk Lắk… lại xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu xin đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh.

Tại Công văn 6192/BCT-TTTN ngày 07/10/2022, Bộ Công Thương giải thích nhân chính là do thiếu nguồn cung, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu làm ăn thua lỗ…

Xăng, dầu là mặt hàng thiết yếu của người dân cả nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Việc các cây xăng đóng cửa/tạm ngừng kinh doanh ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.

Trước tình trạng trên, Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo 326/TB-VPCP về đảm bảo nguồn cung và chỉ đạo kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu.

cay xang gam hang de truc loi
Cây xăng găm hàng để trục lợi bị xử lý nghiêm (Ảnh minh họa)

Theo quy định của pháp luật, nếu các cửa hàng xăng dầu cố ý đầu cơ, găm hàng, chờ lên giá để trục lợi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

1 - Về mức phạt hành chính

Theo Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hành vi đầu cơ hàng hóa bị phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

a) Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;

b) Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.

Trường hợp găm hàng để trục lợi, Điều 32 nghị định 98 quy định:

- Phạt tiền từ 05 -10 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 mà không có lý do chính đáng:

  • Cắt giảm địa điểm bán hàng;
  • Cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó;
  • Bán hàng theo đối tượng, định lượng mua hàng khác với thời gian trước đó;
  • Cắt giảm thời gian bán hàng, cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó.

- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 mà không có lý do chính đáng:

  • Cắt giảm lượng hàng hóa bán ra trên thị trường;
  • Ngừng bán hàng hóa ra thị trường;
  • Không mở cửa hàng, điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng;
  • Mở cửa hàng, địa điểm giao dịch nhưng không bán hàng.

- Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 03 - 06 tháng với hành vi găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của 03 tháng liền kề trước đó thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 Điều 31 của Nghị định này.

2 - Trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 196 Bộ Luật Hình sự 2015, người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, khó khăn về kinh tế… mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đầu cơ.

Mức phạt cụ thể như sau:

- Cá nhân bị phạt tiền từ 30 - 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; pháp nhân bị phạt tiền từ 300 - 01 tỷ đồng:

  • Hàng hóa trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
- Cá nhân bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 - 07 năm; pháp nhân bị phạt tiền từ 01 - 04 tỷ đồng:
  • Phạm tội có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Hàng hóa trị giá từ 1,5 - 03 tỷ đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Cá nhân bị phạt tiền từ 1,5 - 05 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 - 15 năm; pháp nhân bị phạt tiền từ 04 - 09 tỷ đồng:

  • Hàng hóa trị giá 03 tỷ đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính 01 tỷ đồng trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung:

- Cá nhân phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 - 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

- Pháp nhân thương mại bị phạt tiền từ 100 - 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 - 03 năm.

Trên đây là quy định của pháp luật xử lý cây xăng găm hàng để trục lợi. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192  để được các chuyên gia pháp của LuatVietnam hỗ trợ, tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chỉ dẫn địa lý là gì? Ai có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý?

Chỉ dẫn địa lý là gì? Ai có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý?

Chỉ dẫn địa lý là gì? Ai có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý?

Những cái tên quen thuộc như nước mắm Phú Quốc, bưởi Đoan Hùng, chè Shan Tuyết Mộc Châu,… ắt hẳn ai cũng từng nghe một lần. Đây đều là những chỉ dẫn địa lý hiện đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Vậy chỉ dẫn địa lý thực chất là gì?

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực bao lâu? Được gia hạn không?

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực bao lâu? Được gia hạn không?

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực bao lâu? Được gia hạn không?

Kiểu dáng công nghiệp là một trong các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Cá nhân, tổ chức đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Vậy, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực bao lâu? Được gia hạn không?