Tung tin người khác chết trên facebook, có bị phạt?

Gần đây, trên facebook bất ngờ xuất hiện thông tin về cái chết của một người được rất nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội. Mặc dù thông tin này là sai sự thật nhưng đã khiến rất nhiều người tin theo, chia sẻ khiến dư luận hoang mang, tranh cãi. Vậy tung tin người khác chết trên facebook, có bị phạt?


Tung tin người khác chết trên facebook là hành vi bị cấm

Tại điểm d khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 quy định, nghiêm cấm sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau:

Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Như vậy, tung tin sai sự thật người khác đã chết lên facebook gây hoang mang dư luận là một trong những hành vi bị cấm. Hành vi này xâm phạm đến quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác được pháp luật bảo vệ và có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại tùy theo mức độ vi phạm.
tung tin nguoi khac chet tren facebookTung tin người khác chết trên facebook, có bị phạt? (Ảnh minh họa)

Phạt hành chính/ truy cứu trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi tung tin người khác chết lên facebook có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 101 quy định:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân…

Trong đó, mức phạt trên được áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng ½ mức phạt này, tức là phạt tiền từ 05 -10 triệu đồng.

Trường hợp tung tin người khác chết trên facebook nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì người thực hiện còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong đó, cơ quan có thẩm quyền xét xử là Tòa án sẽ dựa trên động cơ, mục đích thực hiện vi phạm để đưa ra kết luận về tội phạm.

Trách nhiệm bồi thường cho người bị hại

Căn cứ khoản 5 Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Trong đó, theo Điều 592 Bộ luật Dân sự, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

-Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

-Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm còn phải bồi thường thiệt hại một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (hiện nay, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng).

Trên đây là quy định của pháp luật để xử lý hành vi tung tin người khác chết trên facebook. Nếu có thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?