Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có tất cả 09 chương với tất cả 89 Điều. Cụ thể như sau:

(1) Chương I gồm 09 Điều quy định về những quy định chung, gồm:

- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

- Điều 2. Giải thích từ ngữ

- Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ

- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

- Điều 5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

- Điều 6. Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

- Điều 7. Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

- Điều 8. Hợp tác quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm

(2) Chương II gồm 24 Điều quy định về quy tắc giao thông đường bộ. Cụ thể:

- Điều 10. Quy tắc chung

- Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ

- Điều 12. Chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe

- Điều 13. Sử dụng làn đường

- Điều 14. Vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt

- Điều 15. Chuyển hướng xe

- Điều 16. Lùi xe

- Điều 17. Tránh xe đi ngược chiều

- Điều 18. Dừng xe, đỗ xe

- Điều 19. Mở cửa xe

- Điều 20. Sử dụng đèn

- Điều 21. Sử dụng tín hiệu còi

- Điều 22. Nhường đường tại nơi đường giao nhau

- Điều 23. Qua phà, qua cầu phao

- Điều 24. Giao thông tại đường ngang, cầu chung đường sắt

- Điều 25. Giao thông trên đường cao tốc

- Điều 26. Giao thông trong hầm đường bộ

- Điều 27. Xe ưu tiên

- Điều 28. Trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng

- Điều 29. Xe kéo xe, xe kéo rơ moóc và xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc

- Điều 30. Người đi bộ; trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự tham gia giao thông đường bộ

- Điều 31. Người điều khiển, người được chở, hàng hóa xếp trên xe thô sơ

- Điều 32. Người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ

- Điều 33. Người lái xe, người được chở, hàng hóa xếp trên xe mô tô, xe gắn máy

(3) Chương III gồm 22 Điều quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ:

- Điều 34. Phân loại phương tiện giao thông đường bộ

- Điều 35. Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ

- Điều 36. Biển số xe

- Điều 37. Đấu giá biển số xe

- Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá biển số xe

- Điều 39. Cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ

- Điều 40. Niên hạn sử dụng của xe cơ giới

- Điều 41. Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp

- Điều 42. Bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ

- Điều 43. Trách nhiệm của cơ sở đăng kiểm, chủ xe cơ giới, xe máy chuyên dùng và người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng

- Điều 44. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phương tiện vận tải đường bộ trong đô thị

- Điều 45. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô vận chuyển hành khách

- Điều 46. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh

- Điều 47. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ

- Điều 48. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe bốn bánh có gắn động cơ vận chuyển hành khách, hàng hóa

- Điều 49. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô vận chuyển hàng hóa

- Điều 50. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển động vật sống, thực phẩm tươi sống

- Điều 51. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển hàng hoá nguy hiểm

- Điều 52. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích lưu hành trên đường bộ

- Điều 53. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng

- Điều 54. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe cứu hộ giao thông đường bộ

- Điều 55. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam; xe cơ giới nước ngoài do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch

(4) Chương IV gồm 09 Điều quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ:
- Điều 56. Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

- Điều 57. Giấy phép lái xe

- Điều 58. Điểm của giấy phép lái xe

- Điều 59. Tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

- Điều 60. Đào tạo lái xe

- Điều 61. Sát hạch lái xe

- Điều 62. Cấp, đổi, cấp lại và thu hồi giấy phép lái xe

- Điều 63. Đào tạo, kiểm tra cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng

- Điều 64. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ

(5) Chương V gồm 09 Điều quy định về tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ:
- Điều 65. Hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

- Điều 66. Căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát

- Điều 67. Biện pháp phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

- Điều 68. Huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự trong trường hợp cấp bách

- Điều 69. Di chuyển phương tiện vi phạm dừng, đỗ trên đường bộ gây cản trở, ùn tắc giao thông hoặc nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ

- Điều 70. Trang bị, sử dụng phương tiện, thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ khi tuần tra, kiểm soát

- Điều 71. Hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe; hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra tải trọng xe cơ giới

- Điều 72. Quyền và trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

- Điều 73. Ngăn chặn hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, cản trở, chống người thi hành công vụ

luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương
Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương (Ảnh minh họa)

Chương VI quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, gồm 06 Điều, cụ thể:

- Điều 74. Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ

- Điều 75. Trung tâm chỉ huy giao thông

- Điều 76. Giải quyết tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ

- Điều 77. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác

- Điều 78. Giải quyết, khắc phục ùn tắc giao thông

- Điều 79. Kiến nghị về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với công trình đường bộ

(7) Chương VII về giải quyết tai nạn đường bộ gồm 06 Điều:

- Điều 80. Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ

- Điều 81. Phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo tai nạn giao thông đường bộ

- Điều 82. Cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ

- Điều 83. Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ

- Điều 84. Thống kê tai nạn giao thông đường bộ

- Điều 85. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ

(8) Chương VIII quy định về quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, gồm 02 Điều:
-
Điều 86. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

- Điều 87. Trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

(9) Chương IX quy định về điều khoản thi hành gồm 02 Điều:

- Điều 88. Hiệu lực thi hành

- Điều 89. Quy định chuyển tiếp

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực khi nào?

Điều 88 quy định về hiệu lực thi hành của Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024. Theo đó, Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

- Khoản 3 Điều 10 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026. Cụ thể là quy định:

“3. Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.

- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 44/2019/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 5 và 6 Điều 89 của Luật này.

- Nghị quyết số 73/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 89 của Luật này.

Trên đây là thông tin Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp hành vi vi phạm đối với xe máy bị phạt từ 10 triệu đồng trở lên từ 01/01/2025

Tổng hợp hành vi vi phạm đối với xe máy bị phạt từ 10 triệu đồng trở lên từ 01/01/2025

Tổng hợp hành vi vi phạm đối với xe máy bị phạt từ 10 triệu đồng trở lên từ 01/01/2025

Nghị định 168 hiệu lực từ 01/01/2025 đã tăng nặng mức phạt của nhiều hành vi vi phạm đối với người điều khiển xe máy. Trong bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ tổng hợp các hành vi vi phạm đối với xe máy bị phạt từ 10 triệu đồng trở lên.