Dự thảo Luật Nhà giáo: Đề xuất nhà giáo không còn chia hạng I, II, III

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được lấy ý kiến đóng góp. Trong đó, đáng chú ý là đề xuất nhà giáo không còn chia hạng I, II, III nữa. Vậy thực hư thế nào? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

 

1. Đề xuất nhà giáo không còn chia hạng I, II, III

Hiện nay, giáo viên được chia thành các hạng I, II, III và IV, áp dụng với giáo viên là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Tuy nhiên, dự thảo Luật Nhà giáo không đề cập đến hạng chức danh nghề nghiệp mà thay vào đó lại đề cập đến chức danh nhà giáo.

Cụ thể, theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, hạng chức danh nghề nghiệp được định nghĩa là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

Khái niệm này được quy định tương tự với khái niệm chức danh nhà giáo tại khoản 5 Điều 5 dự thảo Luật Nhà giáo:

5. Chức danh nhà giáo là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục.

Dự thảo Luật mới đề xuất nhà giáo không còn chia hạng I, II, III
Dự thảo Luật mới đề xuất nhà giáo không còn chia hạng I, II, III (Ảnh minh họa)

2. Lý do có đề xuất nhà giáo không còn chia hạng I, II, III?

Có thể lý giải về việc thay thế này như sau:

- Theo dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo là đối tượng giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nói chung mà không chia trong cơ sở giáo dục công lập (giáo viên là viên chức) hoặc cơ sở giáo dục dân lập (giáo viên là người lao động).

Trong khi đó, theo quy định cũ, việc chia hạng chức danh nghề nghiệp áp dụng với viên chức - người làm việc theo hợp đồng làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.

- Theo khoản 1 Điều 68 dự thảo Luật Nhà giáo:

1. Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức tuyển dụng nhà giáo (thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận vào viên chức), xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nhà giáo trước ngày Luật này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Sau thời hạn này nếu không hoàn thành thì thực hiện theo quy định tại Luật này.

Do đó, có thể thấy, theo dự thảo Luật Nhà giáo, các đối tượng là viên chức được thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận vào viên chức, xét thăng hạng nhà giáo trước khi luật này có hiệu lực thì vẫn tiếp tục được thực hiện theo đề án, kế hoạch tuyển dụng đã được phê duyệt trong thời hạn 03 tháng.

Sau thời hạn này, nếu không hoàn thành thì sẽ thực hiện theo dự thảo Luật Nhà giáo.

Như vậy, tại dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ Giáo dục đang đề xuất nhà giáo không còn chia hạng I, II, III mà thay vào đó, nhà giáo sẽ được chia theo chức danh nghề nghiệp và được phân loại theo khoản 1, khoản 3 Điều 12 dự thảo như sau:

- Các chức danh nhà giáo: Giáo viên mầm non; tiểu học; trung học cơ sở; trung học phổ thông; dự bị đại học; giáo dục thường xuyên; giáo dục nghề nghiệp; giảng viên cao đẳng sư phạm; giảng viên giáo dục nghề nghiệp; giảng viên đại học.

- Phân loại mỗi chức danh nhà giáo:

a) Giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp;

b) Trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp (bao gồm cả giáo sư, phó giáo sư).

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, quy định về chức danh nhà giáo hiện nay mới chỉ dừng ở việc lấy ý kiến đóng góp mà chưa được chính thức thông qua. Đồng thời, hiện nay, các quy định về hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên là viên chức cũng đang được áp dụng.

Do đó, có thể trong thời gian tới, Bộ Giáo dục sẽ có những điều chỉnh khác với các văn bản liên quan đến hạng chức danh nghề nghiệp đang áp dụng với giáo viên là viên chức hiện nay.

3. Hạng chức danh nghề nghiệp hiện nay và cách xếp lương

Với giáo viên là viên chức thì căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, theo mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp giáo viên sẽ được xếp hạng từ cao xuống thấp gồm: Hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV và hạng V.

Căn cứ vào hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên sẽ được xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước được ban hành tại phụ lục tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Trong đó, có thể kể đến:

STT

Hạng

Cách xếp lương tương ứng

1

Giáo viên mầm non

(Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT)

1.1

Hạng I

Có hệ số lương từ 4,0 - 6,38 (viên chức loại A2, nhóm A2.2)

1.2

Hạng II

Hệ số lương từ 2,34 - 4,98 (viên chức loại A1)

1.3

Hạng III

Hệ số lương từ 2,1 - 4,89 (viên chức loại A0)

2

Giáo viên tiểu học

Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT

2.1

Hạng I

Hệ số lương từ 4,4 - 6,78 (viên chức loại A2, nhóm A2.1)

2.2

Hạng II

Hệ số lương từ 4,0 - 6,38 (viên chức loại A2, nhóm A2.2)

2.3

Hạng III

Hệ số lương từ 2,34 - 4,98 (viên chức loại A1)

3

Giáo viên trung học cơ sở

Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT

3.1

Hạng I

Hệ số lương từ 4,4 - 6,78 (viên chức loại A2, nhóm A2.1)

3.2

Hạng II

Hệ số lương từ 4,0 - 6,38 (viên chức loại A2, nhóm A2.2)

3.3

Hạng III

Hệ số lương từ 2,34 - 4,98 (viên chức loại A1)

4

Giáo viên trung học phổ thông

Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT

4.1

Hạng I

Hệ số lương từ 4,4 - 6,78 (viên chức loại A2, nhóm A2.1)

4.2

Hạng II

Hệ số lương từ 4,0 - 6,38 (viên chức loại A2, nhóm A2.2)

4.3

Hạng III

Hệ số lương từ 2,34 - 4,98 (viên chức loại A1)

5

Dự bị đại học

Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT

5.1

Hạng I

Hệ số lương từ 4,4 - 6,78 (viên chức loại A2, nhóm A2.1)

5.2

Hạng II

Hệ số lương từ 4,0 - 6,38 (viên chức loại A2, nhóm A2.2)

5.3

Hạng III

Hệ số lương từ 2,34 - 4,98 (viên chức loại A1)

6

Viên chức giảng dạy trong đại học công lập

(Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT)

6.1

Hạng I

Hệ số lương 6,20 - 8,00 (viên chức loại A3, nhóm A3.1)

6.2

Hạng II

Hệ số lương từ 4,4 - 6,78 (viên chức loại A2, nhóm A2.1)

6.3

Hạng III

Hệ số lương từ 2,34 - 4,98 (viên chức loại A1)

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Đề xuất nhà giáo không còn chia hạng I, II, III trong dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thêm trường hợp nào xe máy "kẹp 3" mà không bị phạt? (Đề xuất)

Thêm trường hợp nào xe máy

Thêm trường hợp nào xe máy "kẹp 3" mà không bị phạt? (Đề xuất)

Hiện nay theo Luật giao thông đường bộ hiện hành, người tham gia giao thông không được quyền “kẹp 3” trừ một trong 03 trường hợp được quy định tại Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008. Tuy nhiên mới đây, Bộ Công an đang lấy ý kiến đề xuất trường hợp xe máy được kẹp 3 từ 01/7/2024 sắp tới.