Cá nhân, tổ chức muốn mở cơ sở kinh doanh thuốc tây cần phải cân nhắc, lựa chọn giữa hai loại hình là quầy thuốc và nhà thuốc. Vậy quầy thuốc và nhà thuốc có gì khác nhau?
Điểm giống nhau
- Đều là một trong những cơ sở kinh doanh dược;
- Đều phải thành lập hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp;
- Đều phải làm thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dược;
- Đều có các quyền như: Hưởng chính sách ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh doanh dược theo quy định của pháp luật; Được thông tin, quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật;
- Không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu.
Điểm khác nhau giữa quầy thuốc và nhà thuốc
Tiêu chí | Quầy thuốc | Nhà thuốc |
Người phụ trách chuyên môn | Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn sau: - Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ); - Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược; - Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược; | Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có văn bằng chuyên môn sau: - Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ) |
Địa bàn hoạt động | Địa bàn mở quầy thuốc: - Xã, thị trấn; - Các địa bàn mới được chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường, nếu chưa có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2.000 dân thì được tiếp tục mở mới quầy thuốc và được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày địa bàn được chuyển đổi; | Được mở tại bất kỳ địa bàn nào. |
Quyền lợi | - Mua nguyên liệu làm thuốc để pha chế thuốc theo đơn và bán thuốc này tại cơ sở. Người quản lý chuyên môn về dược của nhà thuốc chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp việc pha chế thuốc tại cơ sở; - Mua thuốc để bán lẻ, trừ vắc xin; trường hợp mua, bán thuốc phải kiểm soát đặc biệt và thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này; - Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó; - Người có Bằng dược sỹ được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, đường dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của người mua và phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi thuốc. | - Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc không kê đơn, trừ vắc xin. Đối với quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; - Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó. |
Nghĩa vụ | - Người chịu trách nhiệm chuyên môn của nhà thuốc phải triển khai hoạt động dược lâm sàng theo nội dung quy định tại các khoản 2, 3 và 6 Điều 80 của Luật Dược 2016 này cụ thể như sau: + Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc; + Tư vấn, trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc không hợp lý; + Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc. - Bảo đảm điều kiện pha chế thuốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; | - Tuân thủ trách nhiệm tại khoản 2 Điều 42 Luật Dược 2016 như: phải có giấy phép đăng ký kinh doanh; tuân thủ và duy trì các điều kiện kinh doanh… |
Như vậy, quầy thuốc và nhà thuốc đều là cơ sở bán lẻ dược nhưng nhà thuốc có quy mô lớn và được mở tại cất cả các địa bàn. Nếu có thắc mắc về thủ tục mở quầy thuốc, nhà thuốc, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.