Công ty hợp danh: Tại sao lại không được ưa chuộng?

Việc thành lập công ty hợp danh cần phải cân nhắc vì đây là loại hình doanh nghiệp không phổ biến. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng công ty hợp danh không được ưa chuộng. Vậy lý do thực sự là gì?


Công ty hợp danh là gì?

Điểm a khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa về công ty hợp danh như sau:

“1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;"

Một số đặc điểm chính của công ty hợp danh:

- Có tư cách pháp nhân;

- Phải có ít nhất 02 thành viên cùng sở hữu công ty, không giới hạn số lượng thành viên cùng tham gia góp vốn;

- Gồm hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Mỗi loại thành viên có quyền và nghĩa vụ khác nhau;

- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Xem chi tiết: Những đặc điểm nổi bật của công ty hợp danh


Thành viên công ty hợp danh

Công ty hợp danh tồn tại 02 loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh được coi như những “người sáng lập” công ty. Dưới đây là bảng so sánh để thấy được khác nhau giữa 02 loại thành viên này.

Tiêu chí

Thành viên hợp danh

Thành viên góp vốn

Số lượng

Phải có ít nhất 02 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung.

Không quy định cụ thể về số lượng và không bắt buộc phải có trong công ty hợp danh.

Trách nhiệm

Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Lợi nhuận

- Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty.

- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác.

Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ của công ty.

Điều hành, quản lý công ty

- Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước...

- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty.

Chuyển nhượng vốn

Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Được phép chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.

cong ty hop danhTại sao công ty hợp danh lại không được ưa chuộng? (Ảnh minh hoạ)

Quản lý và điều hành công ty

Công ty hợp danh sẽ được điều hành và quản lý bởi Hội đồng thành viên, bao gồm tất cả các thành viên của công ty.

Theo khoản 1 Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020, các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.

Khoản 2 Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định, trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.

Như vậy, việc quản lý của công ty hợp danh được phân quyền cho các thành viên hợp danh và giữa họ có sự kiểm soát lẫn nhau.


Ưu và nhược điểm của công ty hợp danh

1. Ưu điểm

- Công ty hợp danh yêu cầu phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu, cùng kinh doanh dưới một tên chung - thành viên hợp danh. Bởi vậy, công ty hợp danh sẽ kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người, dễ dàng tạo được sự tin cậy với đối tác kinh doanh.

- Việc quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người đã có mối liên hệ mật thiết với nhau trước đó, mang tính chất công ty gia đình.

2. Nhược điểm

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. Cụ thể, trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.

- Thành viên hợp danh bị hạn chế nhiều quyền như:

+ Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân, không được làm thành viên hợp danh của công ty khác.

+ Không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

- Dù có tư cách pháp nhân nhưng công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.

- Việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế, các thành viên chỉ có thể góp thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thành viên mới.

Như vậy, công ty hợp danh không có nhiều ưu điểm quá nổi trội, mặt khác lại tồn tại nhiều nhược điểm lớn về tư cách thành viên. Ngoài công ty hợp danh, cá nhân, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH 2 thành viên.

Nếu có thắc mắc liên quan đến công ty hợp danh, độc giả vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Quy định cần biết khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?