Quảng cáo là gì? Các quy định mới nhất liên quan đến quảng cáo

Quảng cáo giờ đây đã trở thành phương tiện truyền tải thông tin tốt nhất đến người tiêu dùng. Vậy quảng cáo là gì? Các quy định nào của pháp luật liên quan đến quảng cáo? Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

 

1. Quảng cáo là gì? Vai trò của quảng cáo hiện nay

Quảng cáo xuất hiện trên mọi phương tiện, mặt trận nhưng ít ai hiểu được chính xác quảng cáo là gì hay quảng cáo có vai trò như thế nào?

Hiểu đúng, hiểu chuẩn về khái niệm quảng cáo là gì?
Hiểu đúng, hiểu chuẩn về khái niệm quảng cáo là gì? (Ảnh minh hoạ)

1.1 Quảng cáo là gì?

Có thể bạn chưa biết, cách đây hàng ngàn năm tại các thành thị, khu buôn bán quảng cáo đã được xuất hiện. Tuy nhiên, lúc bấy giờ quảng cáo chưa thật sự phổ biến và khả năng tiếp cận được các tệp khách hàng khác nhau là hạn chế.

Cho tới ngày nay, sự phổ biến của quảng cáo là điều không ai có thể phủ nhận được, chúng phủ sóng khắp mọi nơi. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp quảng cáo trên sóng truyền hình quốc gia, trên báo in hay ở các tờ áp phích...

Tùy theo sự hiểu biết của mỗi người mà quảng cáo được định nghĩa theo cách khác nhau. Còn theo quy định của pháp luật, căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012, nêu rõ:

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

 1.2 Vai trò của quảng cáo

Về cơ bản, quảng cáo có vai trò quan trọng với nhiều đối tượng khác nhau mà không phải chỉ riêng doanh nghiệp, cụ thể:

- Với doanh nghiệp: Quảng cáo không chỉ là cầu nối tiếp thị, truyền tải thông tin, thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng của mình mà việc thiết lập các chiến lược về sản phẩm, giả thành, nơi phân phối,... cũng trở nên dễ dàng hơn.

- Với người tiêu dùng: Các thông tin sản phẩm, dịch vụ sẽ dễ dàng được tìm thấy thông qua các loại hình quảng cáo, đồng thời người tiêu dùng có thể thuận tiện nắm rõ được sản phẩm, đảm bảo quyền lợi khi sử dụng.

- Với nhà phân phối: Sản phẩm cũng như toàn bộ cửa hàng của các nhà phân phối mặt hàng đó được quảng bá thông qua quảng cáo. Nhờ đó, chi phí bán hàng được giảm thiểu đáng kể, đồng thời thu hút được đông đảo khách hàng mua và sử dụng sản phẩm bên mình.

- Với xã hội: Tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động ở khắp nơi trên thế giới, từ những công việc như design, content creator đến chạy quảng cáo,....

2. 6 loại hình quảng cáo phổ biến nhất

Các loại hình quảng cáo xuất hiện đa dạng, dựa vào mục đích, chi phí bạn có thể lựa chọn các loại hình thức dưới đây:

2.1 Quảng cáo thương hiệu

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng được kết nối mạnh mẽ hơn là nhờ vào loại hình quảng cáo này. Hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được phát triển, nhân rộng trong mắt khách hàng tiềm năng.

Không những vậy, nội dung của quảng cáo thương hiệu không bắt buộc cầu kỳ, phức tạp, doanh nghiệp chỉ cần chú trọng chính vào sản phẩm, dịch vụ của mình.

Quảng cáo thương hiệu cần chú trọng chính vào sản phẩm, dịch vụ
Quảng cáo thương hiệu cần chú trọng chính vào sản phẩm, dịch vụ (Ảnh minh hoạ)

2.2 Quảng cáo trực tuyến

Sự phát triển của nền tảng Internet thông qua mạng xã hội, email,... tạo điều kiện thúc đẩy to lớn cho loại hình quảng cáo trực tuyến, đây được xem là “cơ hội vàng” để các doanh nghiệp dễ dàng truyền tải thông điệp, thông tin sản phẩm, dịch cho người tiêu dùng.

2.3 Quảng cáo hướng dẫn

Thấu hiểu được thắc mắc của người dùng, quảng cáo hướng dẫn được ra đời nhằm chỉ dẫn khách hàng cách mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Quảng cáo này mang lại hiệu quả cao và đơn giản hơn khá nhiều so với các loại hình quảng cáo khác.

2.4 Quảng cáo địa phương

Các doanh nghiệp có thể thu hút, lôi kéo khách hàng của mình bằng việc gửi các thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ đến các cửa hàng. Dịp khai trương hay quảng cáo siêu thị là những nơi phổ biến thường áp dụng loại hình này.

2.5 Quảng cáo chính trị

Các cuộc tranh luận liên quan đến chính trị thường được sử dụng loại hình này để từ đó tác động đến đối tượng mục tiêu. Mạng xã hội hay những mẩu chuyện hài, hình ảnh meme,.. là một trong số những công cụ, phương tiện tốt nhất để quảng bá.

2.6 Quảng cáo phản hồi trực tiếp

Nhằm kích thích khả năng mua hàng của người tiêu dùng, tạo ra phản ứng ngay lập tức, các doanh nghiệp ưu tiên áp dụng quảng cáo phản hồi trực tiếp. Thông qua các kênh như mạng xã hội, tivi, báo chí, email,... doanh nghiệp sẽ tận dụng chúng để phản hồi khách hàng.

Gia tăng khả năng mua hàng của người tiêu dùng nhờ quảng cáo phản hồi trực tiếp
Gia tăng khả năng mua hàng của người tiêu dùng nhờ quảng cáo phản hồi trực tiếp (Ảnh minh hoạ)

3. Các quy định của pháp luật liên quan đến quảng cáo

Khi đã nắm rõ được quảng cáo là gì, việc am hiểu và tuân thủ các quy định của pháp luật là điều vô cùng cần thiết.

3.1 Quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo

Căn cứ theo quy định Điều 12 Luật Quảng cáo 2012, người quảng cáo sẽ có các quyền và nghĩa vụ như sau:

Về quyền

- Quảng cáo về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của mình;

- Hình thức và phương thức quảng cáo được tự quyết;

- Thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương phê duyệt;

- Trước khi công bố được quyền yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.

Về nghĩa vụ

- Thông tin cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ hoặc người phát hành quảng cáo cần đầy đủ, chính xác, trung thực về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm, dịch vụ, tài liệu và chịu trách nhiệm về những thông tin đó;

- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo;

- Trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện, phải tự chịu trách nhiệm liên quan đến sản phẩm, dịch vụ quảng cáo của mình; Nếu thuê người khác thực hiện, liên đới trách nhiệm;

- Khi nhận được yêu cầu của người tiếp nhận quảng cáo hay cơ quan nhà nước có thêm quyền cần cung cấp đầy đủ tài liệu về quảng cáo;

-  Đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động quảng cáo
Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động quảng cáo (Ảnh minh hoạ)

3.2 Một số điều kiện về kinh doanh quảng cáo

Tại Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ quảng cáo như sau:

- Phải có giấy chứng nhận kinh doanh khi quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

- Cần cung cấp tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, dịch vụ quảng cáo.

- Trong trường hợp quảng cáo tài sản, pháp luật quy định các tài sản đó phải được xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, thì giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản cần phải có.

- Đảm bảo các điều kiện sau khi thực hiện quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ:

  • Quảng cáo thuốc dựa trên quy định của pháp luật về y tế; được cấp giấy phép lưu hành tại Việt Nam, còn hiệu lực và được Bộ Y tế phê duyệt tờ hướng dẫn sử dụng;
  • Phải có phiếu công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về y tế đối với quảng cáo mỹ phẩm;
  • Được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành của Bộ Y tế khi quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
  • Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng không nằm trong quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật này. Tuy nhiên, giấy chứng nhận tiêu chuẩn cùng với giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm phải có khi quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước. Ngoài ra, giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành phải có đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu;
  • Cung cấp đủ giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn trong danh mục tương ứng đối với quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm. Nếu thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy chứng giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
  • Khi thực hiện quảng cáo dịch vụ khám và chữa bệnh, cần phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề được cấp bởi ngành y tế, theo quy định của pháp luật;
  • Phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước thuộc hạng mục quảng cáo trang thiết bị y tế. Ngoài ra, đối với thiết bị y tế nhập khẩu cần có giấy phép nhập khẩu;
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật vô cùng quan trọng khi thực hiện quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật. Không chỉ vậy, phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp đối với quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật;
  • Để quảng cáo thuốc thú y và vật tư thú y, yêu cầu có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm.
  • Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm cần phải có nếu muốn quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi;
  • Khi có phát sinh trên thực tế, Chính phủ quy định điều kiện quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt khác.

3.3 Các hành vi nào trong quảng cáo bị cấm?

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo được quy định tại Điều 8 Luật Quảng cáo 2012, cụ thể:

Các hành vi gây thiệt hại cho lợi ích cộng đồng và trật tự kinh tế xã hội

  • Có hành vi phát tán thông tin bí mật quốc gia thông qua quảng cáo, gây ảnh hưởng đến độc lập, chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng.
  • Thực hiện quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong danh mục bị cấm.
  • Cố tình làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, xã hội thông qua quảng cáo.
  • Hiện diện hình ảnh, hành vi, lời nói không đúng chuẩn mực có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của Nhà nước, lãnh tụ, anh hùng nhân tộc, danh nhân văn hóa.

Đối với hành vi không lành mạnh, thiếu chuẩn mực đạo đức

  • Quảng cáo không đạt yêu cầu thẩm mỹ, sai lệch các giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
  • Xuất hiện những hình ảnh, hành vi, thông điệp mang tính kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới hoặc đối với người khuyết tật trong quảng cáo.
  • Quảng cáo khuyến khích, xúi giục thông qua các hành động, lời nói, suy nghĩ trái với đạo đức và thuần phong mỹ tục, gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, an toàn và sự phát triển của trẻ em.

Một số hành vi gây tổn hại tới lợi ích của cá nhân, tổ chức khác

  • Uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân bị xúc phạm.
  • Khi chưa được cá nhân cho phép, (trừ trường hợp được pháp luật cho phép) tự ý sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết.
  • So sánh trực tiếp sản phẩm, dịch vụ của mình so với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
  • Chứa nội dung cạnh không lành mạnh.

Vi phạm quyền lợi khách hàng

Quảng cáo sai lệch hoặc gây nhầm lẫn đối với khả năng kinh doanh, cung cấp…; chất lượng, giá thành, công dụng, nhãn hiệu… của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc công bố.

Những hành vi quảng cáo không tuân thủ pháp luật

  • Không có tài liệu hợp pháp chứng minh được đối với việc sử dụng một số từ ngữ như: “nhất”, “số một”, “duy nhất”, “tốt nhất”,....
  • Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Một số hành vi bị cấm khác

  • Thực hiện các biện pháp cưỡng bức để ép buộc cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo.
  • Xuất hiện những phạm vi quảng cáo vượt quá giới hạn cho phép như treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh ở những nơi công cộng.

Các cá nhân, tổ chức vi phạm những điều trên, căn cứ theo Điều 11 Luật Quảng cáo 2012 sẽ có những biện pháp, hình phạt khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiệm trọng của vấn đề.

Xử phạt nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật
Xử phạt nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật (Ảnh minh hoạ)

Tóm lại, quảng cáo là gì, các quy định của pháp luật về quảng cáo đã được chúng tôi trình bày cụ thể trong bài viết. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Đồi trụy là gì? Mức phạt khi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Đồi trụy là gì? Mức phạt khi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Đồi trụy là gì? Mức phạt khi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Việc lên án và bài trừ hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Để thực hiện được, người dân cần phải có hiểu biết về khái niệm này. Vậy đồi trụy là gì? Văn hóa phẩm đồi trụy là gì và như thế nào là truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.