5 điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản

Nghị định số 96/2024/NĐ-CP đã có nhiều thay đổi quan trọng liên quan đến thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản. Cùng theo dõi cụ thể tổng hợp điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản dưới đây.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư dự án bất động sản (BĐS) tiến hành nộp hồ sơ chuyển nhượng dự án BĐS, Nghị định số 96/2024/NĐ-CP đã bổ sung thêm cơ quan được tiếp nhận và giải quyết hồ sơ chuyển nhượng dự án BĐS. 

Cụ thể, tại khoản 2 Điều 10 và khoản 2 Điều 11 Nghị định số 96/2024/NĐ-CP, chủ đầu tư dự án BĐS có thể chọn một trong các cơ quan dưới đây để nộp hồ sơ:

  • Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (UBND tỉnh);

  • Cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tính (nơi có dự án) được UBND tỉnh ủy quyền.

Trong khi đó, trước đây trong mọi trường hợp, chủ đầu tư dự án BĐS phải nộp hồ sơ cho UBND tỉnh.

điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản
 Điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản (Ảnh minh họa)

2. Sửa đổi, bổ sung quy định về hồ sơ chuyển nhượng dự án BĐS 

Kể từ ngày 01/8/2024, thời điểm Nghị định số 96/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, hồ sơ chuyển nhượng dự án BĐS sẽ được thực hiện theo quy định mới, Chủ đầu tư dự án lưu ý áp dụng để tránh sai sót khi thực hiện thủ tục. 

Cụ thể, tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 10 Nghị định số 96/2024/NĐ-CP quy định các giấy tờ chủ đầu tư dự án cần chuẩn bị như sau:

  • Văn bản đề nghị cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản (mẫu tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 96/2024/NĐ-CP).
  • Quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư của dự án bất động sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lựa chọn nhà đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư; 
  • Quyết định hoặc văn bản công nhận chủ đầu tư (đối với trường hợp dự án phải thực hiện thủ tục công nhận chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở).
  • Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch tổng mặt bằng của dự án bất động sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Các giấy tờ về đất: Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai; Biên bản bàn giao đất thực hiện dự án trên thực địa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chủ đầu tư dự án theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Giấy tờ đã giải chấp (đối với trường hợp dự án, phần dự án bất động sản thế chấp).
  • Giấy tờ nghiệm thu công trình và nội dung dự án được phê duyệt (đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng).
  • Đơn xác nhận của cơ quan thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai và các chứng từ nộp phí, lệ phí liên quan (nếu có).
  • Báo cáo quá trình thực hiện dự án bất động sản tính đến thời điểm chuyển nhượng (mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 96/2024/NĐ-CP).
  • Bản thỏa thuận giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng (nếu có).

Lưu ý: Doanh nghiệp nhà nước ngoài các giấy tờ nêu trên phải cung cấp thêm giấy tờ chứng minh việc tuân thủ quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. 

Thời điểm trước đây, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2022/NĐ-CP, chủ đầu tư dự án BĐS chỉ được phép nộp các giấy tờ dưới dạng bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có công chứng, chứng thực khi nộp hồ sơ về dự án BĐS chuyển nhượng.

Tuy nhiên, điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản đã bổ sung nội dung, cho phép chủ đầu tư dự án BĐS có thể nộp các giấy tờ dưới dạng bản sao điện tử có giá trị pháp lý.

Cụ thể, tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 96/2024/NĐ-CP quy định cho phép chủ đầu tư dự án bất động sản, khi tiến hành nộp hồ sơ chuyển nhượng, các giấy tờ trong hồ sơ được thể hiện theo một trong các hình thức sau:

  • Bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu.

  • Bản sao được chứng thực.

  • Bản sao điện tử có giá trị pháp lý.

Căn cứ quy định tại Nghị định số 02/2022/NĐ-CP thời gian để bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện hoàn thành công việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng và thủ tục bàn giao dự án, quy định thời hạn không quá 30 ngày.

Tuy nhiên, thời gian này đã được tăng lên từ không quá 30 ngày thành trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày có quyết định cho phép chuyển nhượng dự án, phần dự án bất động sản của cấp có thẩm quyền.

Đối với dự án nhận chuyển nhượng là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, có dự án hoặc phần dự án BĐS chuyển nhượng tại các khu vực là đảo; xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển và khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. 

UBND tỉnh nơi có dự án có trách nhiệm phải lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về việc bảo đảm quốc phòng, an ninh.

(Căn cứ tại khoản 9 Điều 11 và khoản 5 Điều 11 Nghị định số 96/2024/NĐ-CP)

Trên đây là “05 điểm mới được quy định tại Nghị định số 96/2024/NĐ-CP”.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây. 

Đầu tư vào Việt Nam - Các nhà đầu tư Trung Quốc cần lưu ý những gì?

Đầu tư vào Việt Nam - Các nhà đầu tư Trung Quốc cần lưu ý những gì?

Đầu tư vào Việt Nam - Các nhà đầu tư Trung Quốc cần lưu ý những gì?

KENFOX IP & Law Office cung cấp các thông tin hữu ích dưới đây để giúp các nhà đầu tư Trung Quốc hiểu rõ về thị trường, hệ thống pháp luật và văn hóa kinh doanh tại Việt Nam để tận dụng tối đa cơ hội và ứng phó hiệu quả với những thách thức có thể phát sinh trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Hướng dẫn doanh nghiệp tự kiểm tra pháp luật lao động

Hướng dẫn doanh nghiệp tự kiểm tra pháp luật lao động

Hướng dẫn doanh nghiệp tự kiểm tra pháp luật lao động

Nhằm nắm bắt được tình hình thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp, Nhà nước đã quy định về việc yêu cầu người sử dụng lao động cần phải tự đối chiếu, đánh giá quá trình thực hiện pháp luật lao động tại chính doanh nghiệp của mình. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn doanh nghiệp tự kiểm tra pháp luật lao động theo đúng quy định.

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Thành lập công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình khởi nghiệp, nhưng thủ tục pháp lý khá phức tạp và có thể gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do vì sao dịch vụ thành lập công ty trọn gói ra đời và trở thành giải pháp thông minh cho doanh nghiệp mới. Lạc Việt được biết đến là một trong những đơn vị tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập tại khu vực TP HCM và các tỉnh thành khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về dịch vụ này trong bài viết dưới đây.