Đầu tư vào Việt Nam - Các nhà đầu tư Trung Quốc cần lưu ý những gì?

KENFOX IP & Law Office cung cấp các thông tin hữu ích dưới đây để giúp các nhà đầu tư Trung Quốc hiểu rõ về thị trường, hệ thống pháp luật và văn hóa kinh doanh tại Việt Nam để tận dụng tối đa cơ hội và ứng phó hiệu quả với những thách thức có thể phát sinh trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Tình hình đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay đang chứng kiến nhiều diễn biến tích cực. Tính đến tháng 4/2023, nguồn vốn đầu tư từ nước này tăng gần 70% so với năm ngoái. Đầu tư từ Trung Quốc không chỉ tập trung ở một vài khu vực mà đang lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam, từ Bắc vào Nam, từ các tỉnh có vị trí chiến lược đến các khu công nghiệp lớn, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Điều này cho thấy Trung Quốc đang trở thành nguồn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam, vượt qua các quốc gia truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, và Singapore. Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam cũng phản ánh xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các quốc gia khác, như Việt Nam, để tận dụng lợi thế về chi phí và tránh các rủi ro thương mại, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Những diễn biến tích cực này cho thấy Việt Nam đang trở thành một điểm đến quan trọng trong chiến lược đầu tư toàn cầu của Trung Quốc, mang lại lợi ích cho cả hai bên trong việc tạo dựng một môi trường kinh doanh đa dạng và kết nối chuỗi cung ứng quốc tế.

1. Hiệp định song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết hơn 50 Hiệp định song phương. Một số Hiệp định song phương tiêu biểu như sau:

1991

Hiệp định thương mại Việt – Trung

1992

Hiệp định đầu tư song phương Việt – Trung

1992

Hiệp định hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

1992

Hiệp định giữa Trung Quốc và Việt Nam về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư lẫn nhau

1993

Hiệp định thanh toán hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc

1994

Hiệp định về quá cảnh hàng hóa

1994

Hiệp định về đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và thừa nhận lẫn nhau

1994

Hiệp định thành lập Ủy ban hợp tác kinh tế và thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

1995

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

1996

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn thuế đối với thuế đánh vào thu nhập

1998

Hiệp định mua bán hàng hóa biên giới Việt – Trung

2007

Hiệp định về bảo vệ và kiểm dịch thực vật giữa Việt Nam và Trung Quốc

2016

Hiệp định thương mại biên giới Việt – Trung

2017-2021

Kế hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2017-2021 (hai bên xác định 7 lĩnh vực hợp tác trọng điểm, bao gồm: (i) Nông nghiệp và Thủy sản; (ii) Giao thông vận tải; (iii) Năng lượng; (iv) Khoáng sản; (v) Sản xuất và công nghiệp hỗ trợ; (vi) Dịch vụ; và (vii) Hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”)

 2. Hiệp định đa phương bao gồm Việt Nam và Trung Quốc

1996

Hội nghị Á-Âu (ASEM)

2002

Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc

2020

Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)

3. Trung Quốc đang ồ ạt đầu tư vào Việt Nam: Tại sao?

[1] Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Để tránh ảnh hưởng từ biện pháp thuế quan của Mỹ (25%) đối với hàng Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã lựa chọn chuyển sản xuất sang nước khác, trong đó có Việt Nam, để tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ mà không phải trả tiền thuế cao.

[2] Tìm kiếm nguồn cung mới: Để giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc, đang tìm kiếm nguồn cung mới bên ngoài Trung Quốc. Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn cung nguyên liệu lớn và nằm gần Trung Quốc đã trở thành sự lựa chọn hấp dẫn.

[3] Môi trường chính trị, đầu tư ổn định, thị trường tiềm năng: Việt Nam được đánh giá cao nhờ sự ổn định chính trị và môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện, thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có từ Trung Quốc. Việt Nam có dân số đông và tăng trưởng kinh tế nhanh

[4] Hợp tác song phương: Các thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa hai nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác đầu tư, kinh doanh. Việt Nam và Trung Quốc đang cùng nhau phát triển các dự án hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

[5] Hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới: Các nhà đầu tư nước ngoài đang tăng cường đầu tư, tìm kiếm cơ hội thành lập cơ sở sản xuất làm hàng xuất khẩu với chi phí rẻ (bao gồm chi phí nhân công thấp, thuế suất thấp hoặc 0%, chi phí vận chuyển hợp lý).

Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có EVFTA, cho phép hàng hóa sản xuất tại Việt Nam vào châu Âu với thuế suất thấp hoặc bằng 0, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Trung Quốc muốn xuất khẩu sang châu Âu.

Chính phủ Việt Nam đã thúc đẩy môi trường đầu tư bằng cách cải thiện các quy định, hỗ trợ cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài.

[6] Lợi ích từ dịch chuyển chuỗi cung ứng: Việc chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam giúp doanh nghiệp Trung Quốc giảm chi phí vận chuyển, kết nối chuỗi cung ứng ổn định và tận dụng lợi ích từ các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết.

[7] Chi phí lao động thấp: Việt Nam có chi phí lao động thấp hơn Trung Quốc, khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh tại đây trở nên hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Trung Quốc.

4. Tổng quan tình hình đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam

Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 4.161 dự án, với tổng vốn đăng ký trên 27 tỷ USD, đứng thứ 6 trong tổng số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam.

Riêng 11 tháng năm 2023, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án cấp mới vào Việt Nam – 632 dự án, tổng vốn hơn 3 tỷ USD (cao thứ 2 về vốn đăng ký).

Đầu tư vào Việt Nam - Các nhà đầu tư Trung Quốc cần lưu ý những gì?
Đầu tư vào Việt Nam - Các nhà đầu tư Trung Quốc cần lưu ý những gì? (Ảnh minh họa)

5. Địa bàn đầu tư

Số tỉnh, thành phố được đầu tư: 42

Phân bố: Khắp cả nước từ Bắc vào Nam

Top điểm đến đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam gồm:

  • Hà Nội:

  • Bắc Ninh

  • Bắc Giang

  • Quảng Ninh

  • Thái Nguyên

  • Thành phố Hồ Chí Minh

  • Đồng Nai

6. Các dự án đầu tư điển hình của Trung Quốc tại Việt Nam

  • Tập đoàn Wingtech, nhà lắp ráp điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc cam kết sẽ tiếp tục khảo sát và lựa chọn đầu tư tại tỉnh Phú Thọ
  • Tập đoàn Goertek Trung Quốc vừa đầu tư thêm một dự án mới với vốn đầu tư 280 triệu USD và mở rộng một dự án đang hoạt động tại tỉnh Bắc Ninh.
  • Tập đoàn BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc, cũng đã đầu tư dự án về linh kiện ô tô tại tỉnh Phú Thọ, với tổng vốn đầu tư 269 triệu USD…
  • Jinko Solar Holding: thành lập Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar Việt Nam dự án (với tổng mức đầu tư 1,5 tỷ USD) tổ hợp công nghệ tế bào quang điện tại Quảng Ninh
  • Tập đoàn Deli (Trung Quốc), sản xuất văn phòng phẩm, có tổng mức đầu tư đăng ký 270 triệu USD đặt tại khu công nghiệp Đại An, Hải Dương
  • Tập đoàn BoWay (Trung Quốc), đầu tư nhà máy sản xuất tấm tế bào quang điện năng lượng mặt trời (Tổng vốn đầu tư khoảng 120 triệu USD)
  • Tập đoàn Shandong Innovation Metal Technology Trung Quốc) sẽ xây nhà máy hợp kim nhôm tổng vốn 165 triệu USD tại khu công nghiệp VSIP Nghệ An;
  • Runergy xây nhà máy vật liệu bán dẫn 293 triệu USD ở Nghệ An.
  • Trina Solar - tập đoàn lớn trong lĩnh vực pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc, là nhà đầu tư lớn nhất tại khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên với hai nhà máy đang hoạt động ổn định.
  • Shandong HaoHua Tire Co., Ltd đã đầu tư 500 triệu USD vào lĩnh vực chế phẩm cao su và nhựa với dự án 423.560 m2 ở tỉnh Bình Phước;
  • Hainan Longi Green Energy đầu tư 140 triệu USD vào thiết bị điện tại tỉnh Bắc Giang;
  • Thien Thi Industrial Co., Ltd đầu tư 28 triệu USD vào lĩnh vực gỗ và các sản phẩm từ gỗ tại tỉnh Bắc Giang;
  • Xiamen Sunrise Group đầu tư 55 triệu USD vào lĩnh vực kim loại tại tỉnh Quảng Ninh;
  • Nice Elite International Ltd. đầu tư 42 triệu USD vào lĩnh vực da và các sản phẩm về da tại tỉnh Thanh Hóa;
  • Taizhou Huali New Materials đầu tư 40 triệu USD vào lĩnh vực chế phẩm cao su và nhựa tại tỉnh Thái Nguyên;
  • Lixvisions Innovation Technology đầu tư 29 triệu USD vào máy tinh, thiết bị điện và thiết bị quang học tại tỉnh Nghệ An;
  • Jiangsu Evertie Lighting Co., Ltd đầu tư 27 triệu USD vào thiết bị điện tại tỉnh Đồng Nai;
  • KingKong Science & Technical Co. đầu tư 25 triệu USD vào thiết bị điện tại tỉnh Hải Phòng…
  • Dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1 trị giá 1,75 tỉ USD tại tỉnh Bình Thuận do Công ty TNHH Lưới điện Phương Nam Trung Quốc, Công ty TNHH Điện lực quốc tế Trung Quốc và Tổng Công ty Điện lực (Vinacomin) góp vốn đầu tư
  • Tập đoàn SAILUN (Trung Quốc): Dự án chế tạo lốp xe Radian tại Tây Ninh với vốn đầu tư và tăng thêm lên hơn 600 triệu USD là của Công ty TNHH Sailun (Việt Nam)
  • Hãng xe máy điện Trung Quốc Yadea: Sẽ khởi công nhà máy mới đặt tại khu công nghiệp Tân Hưng (Bắc Giang) vào quý IV năm nay với tổng số vốn đầu tư 100 triệu USD
  • Tập đoàn HKC Overseas Limited (Trung Quốc) đầu tư với vốn đăng ký 10 triệu USD.
  • Tập đoàn Midea đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất robot hút bụi tại tỉnh Bình Dương, Việt Nam.

7. Các lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam

Trong thời gian qua, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã được mở rộng và phân loại thành các lĩnh vực cụ thể như sau:

  • Lĩnh vực truyền thống: Bao gồm các dự án đầu tư vào nhà hàng, khách sạn, và hàng tiêu dùng.

  • Lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo: Sản xuất: Điện tử, sản xuất lốp xe, dệt may, và da giày. Công nghiệp hỗ trợ: Sơn phủ và mực in.

  • Dự án quy mô lớn và công nghệ cao: Năng lượng và hạ tầng: Đầu tư vào năng lượng, hạ tầng khu công nghiệp, nhà ở xã hội, bến cảng thủy nội địa. Sản xuất và nghiên cứu: Sản xuất ô tô, nghiên cứu và phát triển, cũng như xây dựng chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

  • Các lĩnh vực khuyến khích đầu tư: Đổi mới sáng tạo: Đầu tư vào các dự án liên quan đến đổi mới sáng tạo, năng lượng tái tạo, và đô thị thông minh.

  • Công nghệ cao: Bao gồm điện tử, công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, vật liệu bán dẫn, sản phẩm dùng cho chuyển đổi xanh, và năng lượng sạch.

8. Hình thức đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam

Các dự án của Trung Quốc chủ yếu đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài (chiếm khoảng 67% tổng vốn), ngoài ra còn có hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO (khoảng 18%) và hình thức kiên doanh, góp vốn vào công ty cổ phần (15%).

9. Những khó khăn cho các nhà đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam

  • Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về môi trường và đảm bảo công nghệ: Cơ chế kiểm soát chặt chẽ và nguy cơ bị xử phạt nếu vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam.

  • Chưa có hệ hệ sinh thái theo chuỗi hỗ trợ từ thiết kế, nguyên vật liệu, làm khuôn và sản xuất: từ khi có ý tưởng ban đầu đến khi ra sản phẩm rất nhanh, chớp được cơ hội thị trường, đẩy nhanh tiến độ đưa sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, Việt Nam dựa vào nhập khẩu nguyên vật liệu nhiều nên giá thành đội lên rất cao so với việc đầu tư tại Trung Quốc.

  • Vấn đề lao động và quản lý: Việc tuyển dụng và quản lý nhân sự chất lượng cao, cũng như việc tuân thủ các quy định về lao động và môi trường làm việc, cũng là những thách thức đối với các nhà đầu tư.

  • Rào cản ngôn ngữ và văn hóa: Sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa có thể làm phức tạp việc giao tiếp và hiểu biết giữa các nhà đầu tư Trung Quốc và đối tác Việt Nam, cũng như trong quá trình xử lý các giao dịch kinh doanh và quản lý nhân sự tại Việt Nam.

  • Hiểu biết về thị trường và quy định pháp luật: Việc nắm bắt thông tin về thị trường, luật lệ và quy định tại Việt Nam, bao gồm cả những thay đổi và cập nhật mới nhất, có thể là một thách thức lớn. Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư phải liên tục cập nhật và thích nghi.

  • Rủi ro thị trường và tài chính: Rủi ro về biến động giá cả, tỷ giá hối đoái và khả năng lạm phát. Điều này yêu cầu các nhà đầu tư phải có kế hoạch tài chính và quản lý rủi ro cẩn thận.

  • Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Mặc dù Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhưng vẫn còn những thách thức và rủi ro liên quan đến việc bảo vệ hiệu quả các quyền này.

10. Một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp Trung Quốc kinh doanh tại Việt Nam

  • Tìm hiểu và tuân thủ Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp của Việt Nam: Việt Nam có một hệ thống pháp luật đặc biệt về đầu tư và doanh nghiệp, bao gồm Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Các công ty nên tìm hiểu kỹ các quy định liên quan đến việc thành lập công ty, vốn đầu tư tối thiểu, các lĩnh vực đầu tư được khuyến khích hoặc có điều kiện.

  • Tìm hiểu về các Hiệp định thương mại quốc tế: Việt Nam là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) và tổ chức quốc tế như WTO. Các công ty Trung Quốc khi thành lập công ty tại Việt Nam nên tìm hiểu về các ưu đãi và cam kết trong các FTA mà Việt Nam là thành viên để tận dụng ưu đãi thuế quan và quy định giao thương.

  • Tư vấn pháp lý chuyên nghiệp: Do pháp luật và quy định ở Việt Nam có thể thay đổi và phức tạp, việc đồng hành một đối tác pháp lý tại Việt Nam có kinh nghiệm là rất quan trọng. Luật sư hay công ty luật uy tín có thể cung cấp lời khuyên chính xác và thiết lập chiên lược pháp lý tối ưu, từ đó giúp tránh những rủi ro pháp lý không đáng có.

  • Tuân thủ quy định về thuế và xuất nhập khẩu: Các công ty nên hiểu rõ về các nghĩa vụ thuế của mình, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, và các loại thuế khác. Ngoài ra, tuân thủ các quy định về xuất nhập khẩu, bao gồm kiểm soát hàng hóa, quy tắc xuất xứ, và hạn ngạch là rất quan trọng.

  • Chú ý đến các vấn đề lao động: Việt Nam có các quy định chặt chẽ về lao động, bao gồm các quyền của người lao động, điều kiện làm việc, và an toàn lao động. Đảm bảo tuân thủ các quy định này không chỉ giúp tránh rủi ro pháp lý mà còn góp phần vào một môi trường làm việc tích cực.

  • Bảo vệ quyền Sở hữu Trí tuệ: Đảm bảo bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam. Điều này bao gồm việc đăng ký bản quyền, nhãn hiệu, sáng chế, và các quyền SHTT khác theo quy định của Việt Nam và quốc tế.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Hướng dẫn doanh nghiệp tự kiểm tra pháp luật lao động

Hướng dẫn doanh nghiệp tự kiểm tra pháp luật lao động

Hướng dẫn doanh nghiệp tự kiểm tra pháp luật lao động

Nhằm nắm bắt được tình hình thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp, Nhà nước đã quy định về việc yêu cầu người sử dụng lao động cần phải tự đối chiếu, đánh giá quá trình thực hiện pháp luật lao động tại chính doanh nghiệp của mình. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn doanh nghiệp tự kiểm tra pháp luật lao động theo đúng quy định.

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Thành lập công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình khởi nghiệp, nhưng thủ tục pháp lý khá phức tạp và có thể gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do vì sao dịch vụ thành lập công ty trọn gói ra đời và trở thành giải pháp thông minh cho doanh nghiệp mới. Lạc Việt được biết đến là một trong những đơn vị tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập tại khu vực TP HCM và các tỉnh thành khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về dịch vụ này trong bài viết dưới đây.

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Hiện nay, không ít tranh chấp phát sinh liên quan đến việc khi cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần do hai bên đã thỏa thuận tại hợp đồng mua bán/chuyển nhượng nhưng công ty không thực hiện. Vậy thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Bạn đã từng mơ ước về việc sở hữu một công ty riêng hay muốn biến ước mơ đó trở thành hiện thực? Nếu câu trả lời là có, thì việc thành lập một công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bắt đầu hành trình kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, thủ tục thành lập công ty có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết này, Tư Vấn Quang Minh sẽ hướng dẫn các bạn về quy trình và hồ sơ cần thiết để thành lập một công ty tại Việt Nam.