Hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài được hiểu như thế nào?

Hợp đồng dân sự trong nước được thực hiện theo pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu có yếu tố nước ngoài thì sẽ thế nào? Nên hiểu hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài như thế nào?

Hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài là gì?

Thế nào là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài?
Thế nào là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài? (Ảnh minh hoạ)

Trước hết, hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài phải là hợp đồng. Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự hiện hành, hợp đồng được định nghĩa là văn bản, lời nói… hay bất cứ hình thức nào thể hiện sự thoả thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hiện nay, có các loại hợp đồng chủ yếu như hợp đồng song vụ, đơn vị, hợp đồng chính, hợp đồng phụ, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba hoặc hợp đồng có điều kiện…

Định nghĩa hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài hiện không được quy định tại Bộ luật Dân sự này. Tuy nhiên, căn cứ Điều 663 Bộ luật Dân sự, có thể hiểu, hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài là hợp đồng có yếu tố nước ngoài.

Trong đó, yếu tố nước ngoài thể hiện ở một số khía cạnh như sau:

  • Có ít nhất một trong các bên tham gia giao kết trong hợp đồng là cá nhân hoặc pháp nhân người nước ngoài
  • Dù các bên tham gia trong hợp đồng dân sự đó đều là công dân hoặc pháp nhân của Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài.
  • Dù các bên tham gia trong hợp đồng dân sự là người Việt Nam hoặc là pháp nhân của Việt Nam nhưng đối tượng của hợp đồng đó đang ở nước ngoài.

Có thể kể đến một số ví dụ dưới đây về hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài:

- Vợ chồng ông A và bà B mua chiếc xe ô tô ở một cửa hàng tại Việt Nam. Trong đó, bà B là công dân Việt Nam còn ông A là người Mỹ. Do đó, hợp đồng mua bán xe ô tô trong trường hợp này là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài bởi một bên trong hợp đồng có người nước ngoài (bên mua).

- Ông A và bà B mặc dù đang ở Nhật Bản nhưng đều là công dân của Việt Nam. Hai ông bà muốn uỷ quyền cho ông C ở Việt Nam thực hiện thủ tục nhận thừa kế. Khi đó, hai ông bà đến Đại sứ quán của Việt Nam ở Nhật Bản để làm hợp đồng uỷ quyền một bên, uỷ quyền cho ông C ở Việt Nam thực hiện việc ký công chứng thay cho mình trong Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế…

Áp dụng pháp luật nào để giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài?
Áp dụng pháp luật nào để giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài? (Ảnh minh hoạ)

Thực hiện hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài thế nào?

Để giải quyết tranh chấp của hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài, trước hết cần phải xác định pháp luật sẽ áp dụng với hợp đồn này. Theo đó, Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định lựa chọn pháp luật áp dụng với hợp đồng dân sự như sau:

- Do các bên trong hợp đồng tự thoả thuận: Việc áp dụng pháp luật của nước nào trong thực hiện hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng trừ các trường hợp sau đây:

  • Hợp đồng về bất động sản: Áp dụng pháp luật của nước nơi có bất động sản trong việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
  • Hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng: Các bên lựa chọn áp dụng pháp luật có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam: Áp dụng pháp luật của Việt Nam.
  • Việc lựa chọn thay đổi pháp luật áp dụng với hợp đồng: Các bên hoàn toàn có thể tự thoả thuận về điều này nhưng việc thay đổi đó phải không được ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi có sự thay đổi về pháp luật áp dụng trừ trường hợp người này đồng ý.

- Các bên không có thoả thuận: Áp dụng pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó. Theo đó, việc xác định pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng được thực hiện như sau:

  • Hợp đồng mua bán hàng hoá: Pháp luật của nước mà nguwòi bán cư trú (người bán là cá nhân) hoặc thành lập (người bán là pháp nhân).
  • Hợp đồng dịch vụ: Pháp luật của nước mà người cung cấp dịch vụ cư trú nếu người này là cá nhân hoặc là pháp luật của nước mà pháp nhân này được thành lập.
  • Hợp đồng lao động: Pháp luật của nước mà người lao động thường xuyên thực hiện công việc. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước hoặc khi không xác định được nơi người lao động này thường xuyên thực hiện công việc thì trường hợp này là pháp luật của nước mà người sử dụng lao động là cá nhân cư trú hoặc là pháp nhân thành lập.
  • Hợp đồng tiêu dùng: Pháp luật của nước mà người tiêu dùng cư trú.
  • Pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó hơn các nước trên: Áp dụng pháp luật của nước gắn bó hơn đó.

Ngoài ra, về hình thức của hợp đồng, khoản 7 Điều 683 Bộ luật Dân sự cũng quy định, hình thức hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng của hợp đồng đó.

Nếu hình thức này sau khi áp dụng không phù hợp nhưng lại phù hợp với pháp luật của nước giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì tại Việt Nam sẽ công nhận hình thức của hợp đồng này.

Trên đây là giải đáp chi tiết về hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu các vấn đề về dân sự còn khiến độc giả gặp khó khăn, độc giả có thể liên hệ 19006192 để được chuyên gia pháp lý tư vấn, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục