Cha mẹ cho con đất có cần chữ ký của những người con khác?

Việc cha mẹ tặng cho con đất là một trong những giao dịch thường gặp trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, nếu gia đình có nhiều con, nếu cha mẹ cho một người con thì có cần sự đồng ý của những người con khác không?


Cho con đất, cha mẹ cần xin ý kiến của những người con khác?

Căn cứ theo quy định, để biết cha mẹ có cần xin ý kiến và chữ ký của những người con khác không, phải xem xét hai trường hợp sau đây:

Thứ nhất: Đất là tài sản chung của cha, mẹ

Căn cứ khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Đồng thời, tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

Đặc biệt, căn cứ Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình, vợ chồng sẽ thoả thuận về việc định đoạt, sử dụng tài sản chung và khi định đoạt tài sản chung là bất động sản (hay còn gọi là nhà, đất) phải có sự thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng.

Do đó, nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì khi cha mẹ muốn tặng cho con đất thì chỉ cần hai vợ chồng tự thoả thuận với nhau mà không cần xin ý kiến hay chữ ký của bất kỳ người nào khác kể cả những người con khác.

Như vậy, nếu nhà, đất là tài sản chung của cha mẹ thì khi muốn tặng cho một trong số những người con, cha mẹ chỉ cần thoả thuận với nhau, cùng nhau quyết định mà không cần phải xin ý kiến cũng như không cần chữ ký của những người con khác.

Thứ hai: Đất là tài sản chung của cả hộ gia đình gồm cha mẹ và các người con

Tài sản chung của hộ gia đình được hiểu là tài sản này thuộc quyền sử dụng, sở hữu và định đoạt của toàn bộ người của hộ gia đình đó. Cụ thể, trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (gọi tắt là Sổ đỏ) phải ghi "hộ ông/hộ bà/hộ ông bà/hộ...) thì nhà, đất này thuộc sở hữu của cả hộ gia đình khi có các điều kiện:

- Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.

- Sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất...

- Có quyền sử dụng đất chung.

Căn cứ khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi làm hợp đồng nói chung, hợp đồng tặng cho nói riêng, trong hợp đồng phải có người có tên trên Sổ đỏ hoặc người được uỷ quyền ký tên.

Đồng thời, theo khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-NTNMT, người có tên trên Sổ đỏ chỉ được ký hợp dồng tặng cho khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực.

Như vậy, nếu đất là tài sản chung của hộ gia đình thì khi cha mẹ tặng cho đất cho một trong số những người con thì cần có sự đồng ý của những người con con lại. Đặc biệt, nếu những người con không thể ký vào hợp đồng tặng cho thì phải có văn bản uỷ quyền hoặc văn bản đồng ý tặng cho được công chứng hoặc chứng thực.

cha me cho con dat co can chu ky cua nhung nguoi con khac khong


Trình tự, thủ tục tặng cho con đất thực hiện thế nào?

Khi nhà, đất là tài sản riêng của cha mẹ thì nếu tặng cho con đất, cha mẹ cần thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho theo trình tự sau đây:

Hồ sơ cần chuẩn bị

- Sổ đỏ.

- Giấy tờ tuỳ thân của cha mẹ và con: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của con, giấy đăng ký kết hôn của cha mẹ.

- Phiếu yêu cầu công chứng.

- Dự thảo hợp đồng tặng cho (nếu có).

Căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014.

Cơ quan thực hiện

Tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại nơi có nhà, đất: Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

Thời gian giải quyết

Không quá 02 ngày làm việc. Nếu cần xác minh do có nội dung phức tạp thì không quá 10 ngày làm việc (theo khoản 2 Điều 43 Luật Công chứng năm 2014).

Phí, lệ phí cần nộp

Phí công chứng hợp đồng tặng cho nhà, đất tính theo giá trị của tài sản. Trong đó, căn cứ Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC, phí công chứng hợp đồng tặng cho như sau:

- Giá trị tài sản dưới 50 triệu đồng: 50.000 đồng.

- Từ 50 triệu đồng - 100 triệu đồng: 100.000 đồng.

Từ trên 100 triệu đồng - 01 tỷ đồng: 0,1% giá trị tài sản của hợp đồng tặng cho...

Xem thêm....

Trên đây là quy định về việc cha mẹ cho con đất có cần chữ ký của những người con khác không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Sang tên Sổ đỏ cho con: Nên tặng cho hay để thừa kế?

Đánh giá bài viết:
(11 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người thuê không chịu trả nhà khi đến hạn, kiện thế nào?

Người thuê không chịu trả nhà khi đến hạn, kiện thế nào?

Người thuê không chịu trả nhà khi đến hạn, kiện thế nào?

Khi hợp đồng hết hạn, nhiều bên sẽ tiếp tục gia hạn hợp đồng thuê. Trong trường hợp không gia hạn, các bên sẽ thanh lý hợp đồng và bên thuê sẽ phải trả lại nhà cho bên cho thuê. Tuy nhiên, nhiều người không trả nhà khi đến hạn thì chủ nhà phải kiện thế nào để đòi lại nhà?