Mẫu biên bản họp gia đình về việc chia tài sản, thừa kế

Mẫu biên bản họp gia đình là văn bản được sử dụng khi có công việc chung cần sự thống nhất của tất cả các thành viên. Mẫu biên bản họp gia đình được sử dụng nhiều nhất hiện nay là biên bản họp gia đình phân chia di sản thừa kế, phân chia đất đai của ông bà để lại. 

1. Mẫu biên bản họp gia đình phân chia di sản thừa kế

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  – Tự do – Hạnh phúc

————

                                                        

BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH

( V/v: Phân chia phần đất thừa kế)

Hôm nay, ngày … tháng …. năm 20….., tại nhà Ông …………..;….…., xã ….., huyện ……, tỉnh ……… Gia đình chúng tôi tiến hành họp mặt các con trai, con gái của Ông ………………. và Bà ……………với thành phần và nội dung cuộc họp như sau:

Thành phần tham dự cuộc họp:

…………………..…………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Nội dung cuộc họp:

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………....

Các thành viên dự họp đã biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên bằng hình thức giơ tay, kết quả biểu quyết như sau:

Tán thành:

Không tán thành:

Ý kiến khác:

Biên bản này được đọc cho mọi người cùng nghe, ký tên dưới đây và được lập thành ....... bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chữ ký của người tham gia cuộc họp

Các thành viên                                                  Các thành viên

(Ký và ghi rõ họ tên)                                             (Ký và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ …………..

bien ban hop gia dinh


2. Mẫu biên bản họp gia đình phân chia đất không có di chúc

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH

(Về việc: Phân chia phần đất hương hỏa gia đình)

Hôm nay, ngày .......tháng ........năm .........tại nhà Ông/bà................................. là ...............

Địa chỉ tại: Thôn/bản/tổ ................... xã/phường............................. huyện/quận…..……, tỉnh/thành phố……............. Gia đình chúng tôi tiến hành họp mặt các con trai, con gái của Cụ Ông ……................(tức cụ)  và cụ Bà …..................... (tức cụ ...............…..) với thành phần và nội dung cuộc họp như sau:

Thành phần tham dự cuộc họp:

1. Ông …………… – Là con trai trưởng (đã mất), Ông ………….. là con trai cả đại diện;

2. Ông.......................................................... ;

3. Ông.......................................................... ;

4. Bà............................................................ ;

5. Bà............................................................ ;

6. Bà............................................................ ;

Nội dung cuộc họp:

Phần đất hương hỏa do Cụ Ông ………. và cụ Bà ………… (tức cụ ……) mất để lại không có di chúc là tài sản thừa kế chung của các con (con trai và con gái).

Tất cả mọi thành viên trong gia đình đồng ý để lại cho Ông….…diện tích là….. m2. Phần đất này đã chuyển nhượng cho Ông ………… và vợ là bà ………… và tất cả các thành viên trong gia đình đã đồng ý và không tranh chấp.

Phần đất còn lại là: ………. m2 tất cả các thành viên trong gia đình thống nhất phân chia như sau:

+ Tất cả các thành viên trong gia đình thống nhất để Ông ………… đứng tên làm đại diện chủ sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ……… do Ủy ban nhân dân huyện …….. cấp ngày …. tháng ….. năm 20…...

+ ........ m2 được dùng làm từ đường dòng họ, không được mua bán, chuyển nhượng dưới mọi hình thức.

+ Số diện tích đất còn lại thuộc sở hữu chung của …. người con, dùng vào mục đích ở và thờ cúng tổ tiên, không được bán (Nếu bán phải có sự đồng ý của tất cả ..... người con, tiền bán được phải được chia đều cho ….. người con theo danh sách trên).

Các thành viên dự họp đã biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên bằng hình thức giơ tay, kết quả biểu quyết như sau:

Tán thành:                     100%

Không tán thành:           không

Ý kiến khác:                 không

Biên bản này được đọc cho mọi người cùng nghe, ký tên dưới đây và được lập thành ....... bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.


Chữ ký của người tham gia cuộc họp

Các thành viên

(Ký và ghi rõ họ tên)

……………….

Các thành viên

(Ký và ghi rõ họ tên)

…………….……

…………………

……………..……

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG ..............


3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản bản họp gia đình

Trong biên bản họp gia đình cần có những nội dung như sau:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ ở giữa, phía trên cùng.

- Thời gian, địa điểm viết biên bản.

- Các thành phần tham dự cuộc họp của gia đình: Ghi đầy đủ họ và tên, ngày tháng năm sinh, số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, địa chỉ, số điện thoại,....của tất cả những người tham gia họp;

- Ghi lại đầy đủ tất cả các thông tin trong cuộc họp:

Ví dụ các thông tin về tài sản, thừa kế... kèm theo các giấy tờ nếu có.

Ghi chi tiết những ý kiến, tranh luận được nêu ra trong cuộc họp của tất cả những người tham dự nếu có.

- Đưa ra kết luận cuối cùng về sự việc:

Ví dụ: Tài sản được chia cho ai, chia như thế nào, quyền và nghĩa vụ của những người được nhận tài sản,…

- Biểu quyết: Các thành viên có mặt trong cuộc họp gia đình sẽ đưa ra biểu quyết về những nội dung đã được đưa ra.

- Kết quả của việc biểu quyết sẽ là tán thành hoặc là không tán thành hay có ý kiến khác.…

Trường hợp có ý kiến khác thì cần phải ghi đầy đủ họ tên và nội dung ý kiến người đó đưa ra;

- Đọc lại toàn bộ nội dung của biên bản cho tất cả mọi người có mặt nghe. Sau đó xác nhận lại những thông tin trong đó là hoàn toàn hợp lý, tự nguyện.

- Những người tham gia cuộc họp trực tiếp ký và ghi rõ họ tên;

- Xác nhận của cơ quan địa phương có thẩm quyền.

4. Lưu ý khi viết biên bản họp gia đình

Khi viết biên bản họp gia đình, cần lưu ý:

- Phải có mục cho người xác nhận của người làm chứng và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều này nhằm đảm bảo sự chính xác về các nội dung được ghi trong biên bản của cuộc họp.

- Biên bản họp gia đình và những văn bản thỏa thuận phải được lập dưới sự chứng kiến của tất cả các thành viên trong gia đình và có xác nhận của họ. Nếu như không có xác nhận của đầy đủ tất cả các thành viên của gia đình thì rất dễ xảy ra tranh chấp sau này.

- Giá trị của các loại tài sản được đề cập đến trong biên bản họp gia đình phải được thể hiện dưới cả dạng số và dạng chữ.

- Biên bản họp gia đình cần phải được công chứng tại các Tổ chức hành nghề công chứng thì mới có hiệu lực pháp lý đầy đủ.

- Chú ý viết đúng chính tả để tránh xảy ra hiểu lầm không đáng có.

- Trong biên bản họp gia đình phải sử dụng tiếng phổ thông, không sử dụng từ ngữ địa phương để tránh gây nhầm lẫn cho người đọc.

Trên đây là mẫu biên bản họp gia đình về việc chia tài sản, thừa kế. Nếu có vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến tổng đài tư vấn 1900.6192  của LuatVietnam để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là việc cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ phải làm định kỳ hằng năm.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

7 mẫu Công văn đề nghị được dùng phổ biến nhất

7 mẫu Công văn đề nghị được dùng phổ biến nhất

7 mẫu Công văn đề nghị được dùng phổ biến nhất

Mẫu Công văn đề nghị là mẫu văn bản hành chính thường được dùng trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp để đề nghị yêu cầu thực hiện những công việc cụ thể. Bạn đọc có thể tham khảo một số Mẫu Công văn đề nghị phổ biến trong bài viết dưới đây của LuatVietnam.