Bản kiểm điểm học sinh và những nội dung bắt buộc cần có

Bản kiểm điểm học sinh là một văn bản quen thuộc với các học sinh khi đi học. Tùy theo từng trường hợp mà mỗi bản kiểm điểm sẽ có những nội dung và cách viết khác nhau. Dưới đây là những mẫu bản kiểm điểm học sinh theo từng trường hợp cụ thể và cách viết chi tiết.

1. Bản kiểm điểm học sinh là gì?

Bản kiểm điểm học sinh là loại biên bản học sinh thường phải viết sau những lần vi phạm, hoặc sau khi kết thúc một học kỳ, một năm học. Mục đích giúp nhằm giúp các bạn học sinh nhìn nhận lại bản thân, điểm lại hành vi phạm sai phạm của mình. Từ đó, học sinh rút kinh nghiệm và sửa đổi, tránh tái phạm lần sau.

Bản kiểm điểm học sinh Bản kiểm điểm học sinh là để học sinh điểm lại hành vi sai phạm của mình (Ảnh minh họa)

Bản kiểm điểm học sinh là để học sinh điểm lại hành vi sai phạm của mình.

Bản kiểm điểm học sinh sẽ do học sinh tự viết để nộp cho nhà trường và thầy cô. Có nhiều mẫu bản kiểm điểm học sinh tùy theo từng trường khác nhau. Những trường hợp học sinh mắc lỗi thường bị thầy cô yêu cầu viết bản kiểm điểm như: không thuộc bài, đánh nhau, nói chuyện trong giờ học,...

2. Các mẫu bản kiểm điểm học sinh

Dưới đây là những mẫu bản kiểm điểm học sinh mời bạn tham khảo:

2.1 Mẫu bản kiểm điểm học sinh cấp 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

… , ngày … tháng  năm …

BẢN KIỂM ĐIỂM 

Kính gửi:  

 Ban giám hiệu trường: …………

 Giáo viên chủ nhiệm: ………….

Em tên là: .........................

Lớp: .....................Năm học: ......................

Trường:........................

Ngày sinh: …../ …../ …..

Nay em viết bản kiểm điểm để nhận lỗi của mình, cụ thể vào ngày … tháng … năm … em đã có hành vi sai phạm như sau:

...............................

..............................

Căn cứ nội quy nhà trường, với hành vi vi phạm trên, em xin nhận hình thức phạt:

......................................

Em xin hứa sẽ rút kinh nghiệm và không tái phạm nữa, rất mong thầy cô tha thứ cho em.

Em chân thành cảm ơn!

 

Chữ ký học sinh

(Ký, ghi rõ họ tên)

Chữ ký phụ huynh

(Ký, ghi rõ họ tên)

2.2 Mẫu bản kiểm điểm học sinh nói chuyện

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

… ngày … tháng … năm …

BẢN KIỂM ĐIỂM

(V/v nói chuyện trong giờ học)

Kính gửi: 

 Giáo viên chủ nhiệm: ……………

 Giáo viên bộ môn: ………………

Em tên là: ………………………………

Ngày sinh: …../ …../ …..

Giới tính: ………………

Lớp ………. Trường…………………..

Năm học: …………………………..

Em xin viết bản kiểm điểm để tự nhận lỗi của mình về hành vi phạm lỗi như sau:

Vào thứ … ngày … tháng … năm …., giờ học môn ……….. do Giáo viên……………………….. đứng lớp giảng dạy, em có hành vi nói chuyện, gây ồn ào trong giờ học.

Em thật sự ân hận, em tự nhận thấy lỗi của mình nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cả lớp và làm thầy cô phiền lòng.

Em xin hứa sẽ không để sự việc này tái phạm nữa. Kính mong thầy cô và cả lớp tha thứ và cho em cơ hội sửa sai.

Em chân thành cảm ơn!

Chữ ký học sinh

(Ký, ghi rõ họ tên)

Chữ ký phụ huynh

(Ký, ghi rõ họ tên)

2.3 Mẫu bản kiểm điểm học sinh đánh nhau

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

… ngày … tháng … năm …

BẢN KIỂM ĐIỂM

(V/v đánh nhau)

Kính gửi: 

 Ban giám hiệu trường: …………

 Giáo viên chủ nhiệm: ………….

Tên em là: …………………

Lớp: …………………Trường: …………………………..

Em xin tường trình sự việc của mình như sau:

……………………………………

……….………………….………

Em rất ân hận và nhận thấy lỗi của mình rất lớn. Em xin hứa sẽ không vi phạm nữa. Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ để em có thể sửa sai.

Em xin chân thành cảm ơn!

Chữ ký học sinh

(Ghi rõ họ tên)

Chữ ký phụ huynh

(Ghi rõ họ tên)

 
Cách viết bản kiểm điểm học sinh
Cách viết bản kiểm điểm học sinh (Ảnh minh họa)

2.3 Mẫu bản kiểm điểm học sinh tiểu học

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

… , ngày … tháng  năm …

BẢN KIỂM ĐIỂM

Kính gửi:

 Ban giám hiệu trường: …………

 Giáo viên chủ nhiệm: ………….

Họ và tên học sinh: ..............................

Ngày sinh: .......................

Giới tính: …………..

Lớp: ..........................Năm học: .........................

Họ tên Cha: ....................................

Họ tên Mẹ: ........................................

Địa chỉ: .....................

Số điện thoại:.................

Em viết bản kiểm điểm để nhận lỗi sai như sau:

.............................................................

.................................................................

Em rất biết lỗi và mong được thầy cô tha thứ. Em xin hứa sẽ không tái phạm nữa.

Em xin chân thành cảm ơn!

 

Học sinh

(Ký, ghi rõ họ tên)

Phụ huynh

(Ký, ghi rõ họ tên)

2.4 Mẫu bản kiểm điểm học sinh không thuộc bài

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  … , ngày … tháng …  năm …

BẢN KIỂM ĐIỂM

(V/v không thuộc bài)

Kính gửi: 

- Ban giám hiệu trường:.........................................

- Thầy (cô) chủ nhiệm:...........................................

Em tên là:...........................

Lớp:..............................Trường:.................

Em xin tự kiểm điểm về hành vi của mình như sau:

Vào thứ… ngày... tháng... năm.... trong tiết học…………của Giáo viên……………….em đã được gọi lên kiểm tra lại bài cũ, nhưng do em không học bài nên đã không thuộc bài và không làm bài tập thầy cô giao cho.

Lý do không học bài:......................................

Em rất hối hận về hành vi không thuộc bài của mình gây ảnh hưởng đến thầy cô và khiến tập thể lớp bị trừ điểm thi đua.

Em xin hứa sẽ cố gắng học tập chăm chỉ không để sự việc này tái phạm nữa. Kính mong thầy cô xem xét và tha thứ, tạo điều kiện cho em sửa sai để em có cơ hội học tập tiến bộ hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Chữ ký học sinh

(Ghi rõ họ tên)

Chữ ký phụ huynh

(Ghi rõ họ tên)

3. Vì sao phải viết bản kiểm điểm học sinh?

Bản kiểm điểm học sinh để học sinh tự nhìn lại những sai phạm của mình để rút kinh nghiệm sửa đổi. Đồng thời, đây cũng được xem như là một hình thức giáo dục văn minh giúp học sinh ý thức và trách nhiệm hơn trong học tập. Bản kiểm điểm học sinh còn mang tính răn đe, là căn cứ để xử phạt nếu như học sinh vi phạm nội quy nhà trường.

Bên cạnh những mẫu bản kiểm điểm học sinh vi phạm thì cũng có mẫu bản tự kiểm điểm quá trình học tập. Mẫu bản kiểm điểm này là để học sinh đánh giá lại kết quả của mình sau một thời khoảng gian nhất định. Nhìn lại xem mình đã đạt được những gì và còn những yếu kém gì. Từ đó, khắc phục những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm.

4. Nội dung của bản kiểm điểm học sinh

Những nội dung bắt buộc cần có của bản kiểm điểm học sinh

Những nội dung bắt buộc cần có của bản kiểm điểm học sinh (Ảnh minh họa)

 

Bản kiểm điểm học sinh đúng chuẩn bắt buộc phải có những nội dung sau đây:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Địa điểm, thời gian làm kiểm điểm
  • Tên bản kiểm điểm 
  • Kính gửi
  • Thông tin người viết bản kiểm điểm
  • Nội dung kiểm điểm (hành vi vi phạm)
  • Nhận lỗi sai và đưa ra cam kết
  • Lời cảm ơn
  • Chữ ký học sinh và phụ huynh học sinh.

5. Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm học sinh

Cách viết bản kiểm điểm học sinh chi tiết như sau:

  • Quốc hiệu: chữ in hoa, vị trí ở giữa trang giấy.
  • Tiêu ngữ: viết in hoa chữ cái đầu tiên của cụm từ, vị trí ở giữa dưới Quốc hiệu.
  • Địa điểm, thời gian viết bản kiểm điểm ghi chính xác.
  • Phần "Kính gửi": viết rõ muốn gửi cho ai, vị trí ở giữa trang giấy.
  • Thông tin: người viết bản kiểm điểm phải viết chính xác, đầy đủ. 
  • Nội dung kiểm điểm: học sinh vi phạm lỗi gì cần trình bày trung thực, rõ ràng, ngắn gọn.
  • Nhận lỗi và đưa ra lời hứa: học sinh cần có thái độ nghiêm túc biết nhận lỗi để Thầy cô chấp nhận tha thứ.
  • Cuối văn bản cần có chữ ký của người viết bản kiểm điểm để xác nhận hoặc có thêm chữ ký của phụ huynh.

Trên đây là các mẫu bản kiểm điểm học sinh, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Từ đó bạn có thể biết được cách viết, cách trình bày bản kiểm điểm với thầy cô giáo để nhìn nhận lại sai phạm và sửa đổi.

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là việc cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ phải làm định kỳ hằng năm.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Mẫu Bản kiểm điểm không thuộc bài [Mẫu chuẩn 2024]

Mẫu Bản kiểm điểm không thuộc bài [Mẫu chuẩn 2024]

Mẫu Bản kiểm điểm không thuộc bài [Mẫu chuẩn 2024]

Bản kiểm điểm không thuộc bài là loại văn bản rất quen thuộc với học sinh khi đi học. Nhưng khi giáo viên yêu cầu học sinh viết bản kiểm điểm thì nhiều học sinh vẫn còn loay hoay chưa biết cách viết. Dưới đây sẽ cung cấp cho bạn mẫu bản kiểm điểm không thuộc bài chuẩn 2023.

Mẫu Bản tự kiểm điểm quá trình học tập cập nhật mới 2024

Mẫu Bản tự kiểm điểm quá trình học tập cập nhật mới 2024

Mẫu Bản tự kiểm điểm quá trình học tập cập nhật mới 2024

Bản tự kiểm điểm quá trình học tập của học sinh thường được giáo viên yêu cầu viết sau khi kết thúc một học kỳ hoặc một năm học. Tuy nhiên trong quá trình soạn nhiều bạn vẫn chưa biết cần phải viết những nội dung gì. Dưới đây sẽ cung cấp đến bạn mẫu cập nhật mới nhất 2023 mà bạn có thể tham khảo.