Mẫu 4 Bản kiểm điểm cá nhân chuẩn [Cập nhật 2024]

Bản kiểm điểm, bản tự kiểm điểm cá nhân không còn xa lạ với nhiều người trong suốt quá trình từ khi còn là học sinh cho đến khi đi làm. Vậy làm sao để có được một bản kiểm điểm đúng chuẩn nhất?

1. Bản kiểm điểm cá nhân là gì? Khi nào cần viết?

Hiện nay, trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, bản kiểm điểm là một trong những biện pháp được sử dụng để giúp người làm kiểm điểm nhìn nhận lại những sai sót, lỗi lầm của mình.

Đối tượng viết bản kiểm điểm này có thể là học sinh, sinh viên, công nhân, người lao động, công chức, giáo viên, nhân viên… sau khi có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của trường học, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị làm việc.

Ngoài ra, bản kiểm điểm còn là hình thức để người viết đánh giá, tổng kết kết quả đạt được, những ưu điểm, nhược điểm của bản thân trong một năm học tập, công tác, làm việc.

Trong đó, hình thức kiểm điểm này là yêu cầu bắt buộc áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức hoặc Đảng viên khi tổng kết công tác của cơ quan, đơn vị trong năm.

Bản kiểm điểm thường được cá nhân sử dụng (còn gọi là bản kiểm điểm cá nhân), đây là bản tự kiểm điểm dùng cho các cá nhân để trình những sai sót, khuyết điểm mà mình mắc phải, từ đó rút ra kinh nghiệm, bài học cho bản thân.
 

ban-kiem-diem-1
Đối tượng viết bản kiểm điểm có thể là học sinh, sinh viên, công nhân,... (Ảnh minh họa)

2. Top 4 mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho các đối tượng

2.1 Mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho học sinh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

… , ngày … tháng  năm …

BẢN KIỂM ĐIỂM

Kính gửi: ………..

Ban giám hiệu trường: …………

Giáo viên chủ nhiệm: ………….

Em tên là: ..................................

Lớp: ..................Năm học: ........

Trường:.......................

Ngày sinh: …../ …../ …..

Nay em viết bản kiểm điểm để nhận lỗi của mình, cụ thể vào ngày … tháng … năm … em đã có hành vi sai phạm như sau:

.........................................................

.........................................................

Căn cứ nội quy nhà trường, với hành vi vi phạm trên, em xin nhận hình thức phạt:

........................................................

Em xin hứa sẽ rút kinh nghiệm và không tái phạm nữa, rất mong thầy cô tha thứ cho em.

Em chân thành cảm ơn!

Chữ ký học sinh

(Ký, ghi rõ họ tên)

Chữ ký phụ huynh

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Xem thêm các mẫu Bản kiểm điểm dành cho học sinh tại:

Bản kiểm điểm học sinh và những nội dung bắt buộc cần có  

Bản kiểm điểm đi học muộn chuẩn xác nhất 

Mẫu Bản kiểm điểm không thuộc bài 

bản kiểm điểmCác mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho các đối tượng (Ảnh minh họa)

2.2. Mẫu bản kiểm điểm của người lao động trong doanh nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BẢN KIỂM ĐIỂM

Kính gửi: ……………………………………………………

Tôi tên là:………………………………………….…………..

Đơn vị:……………………………………………………………

Chức vụ:…………………………………………………………

Nhiệm vụ được giao: ………………………………………

Theo yêu cầu của lãnh đạo đơn vị, tôi xin kiểm điểm bản thân như sau:

Trình bày sự việc xảy ra:………………………………………

Nguyên nhân sai phạm:………………………………………

Hậu quả do sai phạm xảy ra:………………………………

Tự nhận hình thức kỷ luật:…………………………………

Cam kết của người lao động:………………………………

……Ngày … tháng … năm 20…

Người viết kiểm điểm

(Ký và ghi rõ họ tên)

2.3. Mẫu kiểm điểm cuối năm của Đảng viên

ĐẢNG BỘ ...                                                 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Chi bộ: ...........                                                 .........., ngày.....tháng....năm.......

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Năm.............

Họ và tên:.................................... Ngày sinh:.........................................................

Chức vụ Đảng:........................................................................................................

Chức vụ chính quyền:.............................................................................................

Chức vụ đoàn thể:...................................................................................................

Đơn vị công tác:......................................................................................................

Chi bộ......................................................................................................................

I. Ưu điểm, kết quả đạt được

1. Về tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc:

- Về tư tưởng chính trị………………………………..…………………………..

- Về phẩm chất đạo đức, lối sống………………….……………………………..

- Về ý thức tổ chức kỷ luật………………………………………………………..

- Về tác phong, lề lối làm việc……………………..……………………………..

- Việc đấu tranh phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân. (Đối chiếu với 27 biểu hiện, cá nhân tự nhận diện)………………………………………..…………..

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém

2. Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

- Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định (Đảng, chính quyền, đoàn thể)………………………………………………….……………………………..

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm………...……….

- Trách nhiệm cá nhân liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách……………………...….

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém

3. Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm

II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

1. Hạn chế, khuyết điểm (theo 03 nội dung nêu trên)……………….……………

2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm………………………………………..

III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước

Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của cá nhân……………………………………………………...

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém

IV. Giải trình những vấn đề được gơi ý kiểm điểm (nếu có)

Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm……………….…..

V. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)

VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm

VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng

1. Xếp loại cán bộ, công chức, viên chức:

□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ

□ Hoàn thành nhiệm vụ

□ Không hoàn thành nhiệm vụ

2. Xếp loại Đảng viên:

□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ

□  Hoàn thành nhiệm vụ

□ Không hoàn thành nhiệm vụ

 

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

- Nhận xét, đánh giá của người quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức:………............................................................................................................

- Mức xếp loại chất lượng công chức, viên chức:...................................................

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên

- Nhận xét, đánh giá của chi ủy:..............................................................................

- Chi bộ đề xuất xếp loại mức chất lượng:..............................................................

T/M CHI ỦY (CHI BỘ)

(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên)

- Đảng ủy, chi ủy cơ sở xếp loại mức chất lượng:.............................

T/M ĐẢNG ỦY (CHI ỦY)

(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm Đảng viên

2.4 Mẫu bản kiểm điểm của giáo viên  

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC
Năm...........

 

Họ và tên: ........................

Chức danh nghề nghiệp: ........................

Đơn vị công tác: .....................

I. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Chính trị tư tưởng: .....................

2. Đạo đức, lối sống:..........................

3. Tác phong, lề lối làm việc:…………......

4. Ý thức tổ chức kỷ luật:......................

5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (xác định rõ nội dung công việc thực hiện; tỉ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc):………………………….

6. Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp (đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp):………………..

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN LÝ

7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách:……

8. Năng lực lãnh đạo, quản lý:………………………………

9. Năng lực tập hợp, đoàn kết:……………………………

II. TỰ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG

1. Tự nhận xét ưu, khuyết điểm:…............................

2. Tự xếp loại chất lượng:……………...........................

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

......, ngày ....tháng....năm .....

NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT

 

III. Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CẤP PHÓ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

..................................................

..................................................

....., ngày ....tháng....năm.....

NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ tên)

  

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC (Phần dành cho cấp có thẩm quyền đánh giá)

1. Nhận xét ưu, khuyết điểm:………………….

2. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng:……… …………

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

...., ngày ....tháng....năm.....

NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Xem thêm các mẫu bản kiểm điểm của giáo viên: Mẫu bản kiểm điểm cá nhân của giáo viên và cách ghi

3. Một số lưu ý khi viết bản kiểm điểm chuẩn

Với mỗi hình thức kiểm điểm nêu trên, cách viết bản kiểm điểm cũng thực hiện khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn cách viết chi tiết cho từng loại kiểm điểm nêu trên:

3.1 Kiểm điểm khi vi phạm kỷ luật

Với hình thức kiểm điểm này, hiện nay không có mẫu chính xác. Tuy nhiên, về bố cục cũng như nội dung cần phải có của bản kiểm điểm khi cá nhân, tổ chức vi phạm kỷ luật, nội quy, quy chế sẽ gồm những thông tin sau đây:

- Cơ quan nhận kiểm điểm (mục kính gửi): Đây thường là mục dành cho người quản lý trực tiếp của người phải viết kiểm điểm:

  • Nếu là học sinh, sinh viên: Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu nhà trường.
  • Nếu là nhân viên, công nhân, người lao động: Ban giám đốc, Trưởng bộ phận, trưởng phân xưởng, trưởng phòng…

- Thông tin của người viết kiểm điểm: Ở mục này, người viết kiểm điểm phải ghi rõ họ và tên, chức vụ, công việc, lớp học…

- Nội dung kiểm điểm: Vì đây là kiểm điểm do vi phạm nội quy, quy chế nên phần này cần trình bày cụ thể, rõ ràng nội dung sự việc, hành vi vi phạm, hậu quả gây ra (nếu có), nguyên nhân vi phạm, những ai thực hiện… và các nội dung khác tùy vào hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức.

- Cam kết của người viết bản kiểm điểm: Sau khi xác định lỗi sai thì người viết kiểm điểm sẽ cam kết sửa đổi, không tái phạm lỗi.

3.2 Kiểm điểm cuối năm

Với nhân viên, người lao động, học sinh, sinh viên… khi kiểm điểm cuối năm thường sẽ không có mẫu thống nhất nhưng Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức đây là yêu cầu bắt buộc và được quy định cụ thể tại các văn bản liên quan đến đối tượng này.

Theo đó, Đảng viên thì mẫu kiểm điểm Đảng viên cuối năm được quy định chi tiết tại Hướng dẫn số 21 năm 2019. Riêng cán bộ, công chức, viên chức cuối năm được đánh giá, xếp loại chất lượng cuối năm theo phiếu ban hành kèm Nghị định số 90/2020/NĐ-CP.

Với những đối tượng không có biểu mẫu cụ thể thì nội dung bắt buộc phải có ngoài thông tin về cơ quan tiếp nhận, người viết kiểm điểm thì phải có ưu điểm, nhược điểm, kết quả đạt được và các mức xếp loại tự nhận.

Với Đảng viên, nội dung của bản kiểm điểm bao gồm:

- Thông tin chi tiết về Đảng viên gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ trong Đảng, chính quyền…

- Ưu điểm, kết quả đạt được, hạn chế, khuyết điểm của Đảng viên đó trong quá trình tự rèn luyện của năm.

- Tự nhận mức xếp loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.

Trên đây là Mẫu 4 Bản kiểm điểm cá nhân chuẩn [Cập nhật 2023]. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(7 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đảng viên phải chuyển sinh hoạt tạm thời có quyền gì? Đóng Đảng phí ở đâu?

Đảng viên phải chuyển sinh hoạt tạm thời có quyền gì? Đóng Đảng phí ở đâu?

Đảng viên phải chuyển sinh hoạt tạm thời có quyền gì? Đóng Đảng phí ở đâu?

Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết về Đảng viên chuyển sinh hoạt tạm thời. Cụ thể: Đối tượng này có những quyền gì? Phải đóng Đảng phí ở nơi chuyển đến hay nơi chuyển đi? Phải làm thủ tục thế nào để chuyển sinh hoạt Đảng…