Hàng năm, giáo viên cũng như các đối tượng khác thường phải làm bản tự kiểm điểm để nhìn nhận lại ưu, nhược điểm của mình trong năm học. Dưới đây là tổng hợp các bản kiểm điểm trong từng trường hợp cụ thể của giáo viên.
1. Mẫu bản kiểm điểm cuối năm của giáo viên là viên chức
Mỗi cuối năm học, giáo viên thường được yêu cầu tự đánh giá, kiểm điểm những ưu điểm, nhược điểm, những việc đã thực hiện được cũng như còn thiếu sót trong năm học vừa qua.
Với giáo viên - người là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập, cuối năm - trước khi thực hiện xếp loại, đánh giá chất lượng viên chức thì phải làm bản tự đánh giá, xếp loại viên chức.
Do đó, có thể hiểu, bản tự kiểm điểm giáo viên là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập là mẫu Phiếu đánh giá, phân loại viên chức được ban hành kèm theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC
Năm...........
Họ và tên: .......................................................................................................................
Chức danh nghề nghiệp: .................................................................................................
Đơn vị công tác: .............................................................................................................
I. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Chính trị tư tưởng: ......................................................................................................
2. Đạo đức, lối sống:........................................................................................................
3. Tác phong, lề lối làm việc:…………..........................................................................
4. Ý thức tổ chức kỷ luật:................................................................................................
5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (xác định rõ nội dung công việc thực hiện; tỉ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc):………………………….
6. Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp (đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp):………………..
PHẦN DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN LÝ
7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách:……
8. Năng lực lãnh đạo, quản lý:………………………………………………………..
9. Năng lực tập hợp, đoàn kết:…………………………….………………………….
II. TỰ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG
1. Tự nhận xét ưu, khuyết điểm:…...............................................................................
2. Tự xếp loại chất lượng:……………..........................................................................
(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).
......, ngày ....tháng....năm .....
NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT
III. Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CẤP PHÓ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
....., ngày ....tháng....năm.....
NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ tên)
IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC (Phần dành cho cấp có thẩm quyền đánh giá)
1. Nhận xét ưu, khuyết điểm:……………………………………………………….
2. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng:……………………………………………
(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).
...., ngày ....tháng....năm.....
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 20 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, giáo viên có thể đánh giá, xếp loại theo quyết định của Hiệu trưởng mà không phải trước ngày 15/12 hàng năm, trước thời điểm đánh giá, xếp loại Đảng viên… bởi thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm.
Đây là mẫu phiếu được dùng để ghi lại kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên; là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng hoặc thăng hạng cũng như kỷ luật… giáo viên các cấp.
Xem thêm: Mẫu phiếu đánh giá viên chức mới nhất và chi tiết cách ghi
2. Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên là giáo viên
Trong nhiều trường học, số lượng giáo viên là Đảng viên không phải ít. Khi đó, những giáo viên là Đảng viên, khi kết thúc năm học thường phải làm bản kiểm điểm cuối năm của Đảng viên.
Đây là một trong những nhiệm vụ thường niên của mỗi Đảng viên. Thông qua bản tự kiểm điểm này, Đảng viên tự soi lại bản thân, nhìn nhận ưu, khuyết điểm cũng như khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh.
Trong quá trình kiểm điểm, mỗi giáo viên là Đảng viên cũng phải không ngừng tự hoàn thiện bản thân, góp phần nâng cao năng lực của Đảng viên, xây dựng tổ chức Đảng tại trường học lành mạnh, vững mạnh.
Hiện nay, những tiêu chí đánh giá, xếp loại Đảng viên cuối năm được Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định cụ thể tại Hướng dẫn số 21-HD/BTCTW ngày 18/10/2019 với ba tiêu chí:
- Xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xã hội.
- Tổng kết kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm học.
- Khắc phục hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra.
Theo đó, giáo viên là Đảng viên có thể tham khảo biểu mẫu tự kiểm điểm dưới đây:
ĐẢNG BỘ ... ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chi bộ: ........... .........., ngày.....tháng....năm.......
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Năm.............
Họ và tên:.................................... Ngày sinh:.........................................................
Chức vụ Đảng:........................................................................................................
Chức vụ chính quyền:.............................................................................................
Chức vụ đoàn thể:...................................................................................................
Đơn vị công tác:......................................................................................................
Chi bộ......................................................................................................................
I. Ưu điểm, kết quả đạt được
1. Về tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc:
- Về tư tưởng chính trị………………………………..…………………………..
- Về phẩm chất đạo đức, lối sống………………….……………………………..
- Về ý thức tổ chức kỷ luật………………………………………………………..
- Về tác phong, lề lối làm việc……………………..……………………………..
- Việc đấu tranh phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân. (Đối chiếu với 27 biểu hiện, cá nhân tự nhận diện)………………………………………..…………..
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém
2. Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
- Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định (Đảng, chính quyền, đoàn thể)………………………………………………….……………………………..
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm………...……….
- Trách nhiệm cá nhân liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách……………………...….
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém
3. Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm
II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân
1. Hạn chế, khuyết điểm (theo 03 nội dung nêu trên)……………….……………
2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm………………………………………..
III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước
Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của cá nhân……………………………………………………...
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém
IV. Giải trình những vấn đề được gơi ý kiểm điểm (nếu có)
Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm……………….…..
V. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)
VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng
1. Xếp loại cán bộ, công chức, viên chức:
□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ
□ Hoàn thành nhiệm vụ
□ Không hoàn thành nhiệm vụ
2. Xếp loại Đảng viên:
□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ
□ Hoàn thành nhiệm vụ
□ Không hoàn thành nhiệm vụ
NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
- Nhận xét, đánh giá của người quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức: ……......................................................................................................
- Mức xếp loại chất lượng công chức, viên chức:...................................................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên
- Nhận xét, đánh giá của chi ủy:..............................................................................
- Chi bộ đề xuất xếp loại mức chất lượng:..............................................................
T/M CHI ỦY (CHI BỘ)
(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên)
- Đảng ủy, chi ủy cơ sở xếp loại mức chất lượng:.............................
T/M ĐẢNG ỦY (CHI ỦY)
(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Xem thêm: Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm và cách viết
3. Mẫu bản kiểm điểm giáo viên đánh giá học kỳ
Ngoài việc đánh giá cuối năm, mỗi khi kết thúc học kỳ 1, học kỳ 2, giáo viên cũng có thể phải thực hiện kiểm điểm học kỳ để nhìn nhận lại những ưu, khuyết điểm của bản thân trong việc thực hiện công tác giảng dạy, thực hiện nhiệm vụ của học kỳ đó.
Đồng thời, thông qua bản kiểm điểm, giáo viên cũng đề xuất và đưa ra phương án rèn luyện, thực hiện nhiệm vụ của học kỳ tiếp theo.
Dưới đây là biểu mẫu bản kiểm điểm học kỳ của giáo viên:
PHÒNG GD- ĐT ...............… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN HỌC KÌ I
Năm học..........
Họ và tên:...................................................................................................
Ngày sinh:.................................................................................................
Trình độ chuyên môn:...............................................................................
Chức vụ:....................................................................................................
Đơn vị:......................................................................................................
I. Tự nhận xét quá trình công tác trong học kì 1:
1. Phẩm chất chính trị; đạo đức lối sống:
- Ưu điểm:………………………………………………………………………..
- Tồn tại:………………………………………………………………………….
2. Thực hiện quy chế chuyên môn:
- Ưu điểm:…………………………………………………………………………
- Tồn tại: ………………………………………………………………………….
3. Các công tác khác:……………………………………………………………
............., ngày ... tháng ... năm 20...
Người viết kiểm điểm
II. Tổ đánh giá xếp loại:
........................................................................................................................
III. Nhà trường đánh giá kết luận.
........................................................................................................................
Hiệu trưởng
4. Mẫu kiểm điểm cá nhân của giáo viên vi phạm
Bên cạnh những bản kiểm điểm phải thực hiện định kỳ nêu trên, khi giáo viên mắc sai phạm trong quá trình làm việc, giảng dạy thì phải làm bản kiểm điểm trước khi nhận hình thức xử lý kỷ luật.
Trong đó, nguyên nhân thường gặp khi giáo viên phải làm kiểm điểm là vi phạm nội quy, quy chế của trường học, nơi công tác…
Thông qua bản kiểm điểm, giáo viên nhìn nhận lại sai lầm của mình, trình bày cụ thể hoàn cảnh, nội dung, tình huống xảy ra sai phạm… Trên cơ sở đó, người có thẩm quyền căn cứ, xem xét và quyết định hình thức kỷ luật phù hợp.
Đồng thời, thông qua bản kiểm điểm này, giáo viên còn có thể tự nhận mức kỷ luật cũng như đưa ra những hứa hẹn, cam đoan về việc không tái phạm vi phạm của bản thân.
Độc giả có thể tham khảo bản kiểm điểm của giáo viên vi phạm nội quy, kỷ luật dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM
Kính gửi: ………………………………………………………………………..….
Tôi tên là:………………………………………….………………………………..
Đơn vị:……………………………………………………………..……………….
Chức vụ:……………………………………………………………….……………
Nhiệm vụ được giao: ………………………………………………………………
Theo yêu cầu của lãnh đạo nhà trường, tôi xin kiểm điểm bản thân như sau:
Trình bày sự việc xảy ra:……………………………………………………………
Nguyên nhân sai phạm:……………………………………………………………..
Hậu quả do sai phạm xảy ra:………………………………………………………..
Tự nhận hình thức kỷ luật:………………………………………………………….
Cam kết của giáo viên:……………………………………………………….
…………Ngày … tháng … năm 20………
Người viết kiểm điểm
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trên đây là tổng hợp các bản kiểm điểm cá nhân của giáo viên và cách viết. Nếu thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.