Lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Tham gia bảo hiểm là một trong những quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, liệu quyền lợi này có khác giữa lao động là người nước ngoài và lao động là người Việt Nam, đơn cử như bảo hiểm thất nghiệp?

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo:

- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Lưu ý:

- Người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

- Người lao động thuộc những đối tượng nêu trên đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
 

Lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Liên quan đến việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm 2013 giải thích:

Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.

Căn cứ quy định này, có thể thấy, lao động nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Việc làm 2013. Do vậy, lao động nước ngoài không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm (Ảnh minh họa)
 

2 loại hình bảo hiểm lao động nước ngoài được tham gia

Theo pháp luật hiện hành, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Cụ thể:

Đối với bảo hiểm xã hội

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, người lao động được thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.

Lưu ý:

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đáp ứng được 02 điều kiện:

- Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Đối với bảo hiểm y tế

Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 liệt kê các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng như sau:

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương…

Trong khi đó, khoản 2 Điều 1 Luật này nêu rõ:

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.

Do vậy, lao động nước ngoài cũng được tham gia bảo hiểm y tế như lao động trong nước. Tuy nhiên, cần lưu ý, những lao động này phải làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.


>> Thuê lao động nước ngoài: 3 thông tin cần nắm chắc
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Dịch vụ rút bảo hiểm xã hội 1 lần Hà Nội nhanh chóng - uy tín

Dịch vụ rút bảo hiểm xã hội 1 lần Hà Nội nhanh chóng - uy tín

Dịch vụ rút bảo hiểm xã hội 1 lần Hà Nội nhanh chóng - uy tín

Bạn đang có nhu cầu rút bảo hiểm xã hội một lần nhưng chưa rõ điều kiện, hồ sơ hay quy trình thực hiện ra sao? Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ rút BHXH 1 lần từ hệ thống luật sư đối tác của LuatVietnam sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng, đúng quy định, tiết kiệm thời gian và công sức.

Đã có bản So sánh Luật sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024

Đã có bản So sánh Luật sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024

Đã có bản So sánh Luật sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/7/2025. Để giúp quý khách hàng dễ dàng nắm bắt và áp dụng các quy định mới, LuatVietnam đã cập nhật bản so sánh Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 với các văn bản đã được ban hành.

Đã có bản So sánh Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Đã có bản So sánh Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Đã có bản So sánh Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014

LuatVietnam cập nhật đến quý khách hàng Bản So sánh Luật BHXH 2024 và Luật BHXH 2014 với chi tiết những thay đổi, điều chỉnh quan trọng về đối tượng tham gia, mức đóng - hưởng, chính sách hưu trí, bảo hiểm một lần và nhiều quy định mới đáng chú ý khác từ 01/7/2025.