Toàn bộ điểm mới của Thông tư 22 về đánh giá học sinh THCS, THPT

Sau đây là một số điểm mới trong đánh giá học sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.


1. Bỏ tính điểm trung bình tất cả các môn để xếp loại học lực 

Trước đây, theo Điều 13 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, học sinh sẽ được xếp loại học lực học kỳ, cả năm căn cứ theo điểm trung bình các môn học. Trong đó, Điều 11 Thông tư này quy định:

1. Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ của các môn học đánh giá bằng điểm số.

2. Điểm trung bình các môn cả năm học (ĐTBcn) là trung bình cộng của điểm trung bình cả năm của các môn học đánh giá bằng điểm số.

Tuy nhiên, theo quy định mới tại Thông tư 22 năm 2021, sẽ không tính điểm trung bình tất cả môn học để đưa ra xếp loại học lực như trước mà có sự điều chỉnh.

Đồng thời, tiêu chuẩn xếp loại học kỳ, cả năm cũng thay đổi hoàn toàn, không còn xét đến điểm trung bình các môn làm căn cứ để đánh giá.

diem moi trong danh gia hoc sinh thcs thptĐiểm mới trong đánh giá học sinh THCS THPT (Ảnh minh họa)
 

2. Thay đổi tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học

Các năm học trước, áp dụng quy định tại Điều 5 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, học sinh THCS, THPT được xếp loại học lực cuối kì và cả năm theo 5 loại là: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 9 Thông tư 22 mới ban hành, kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt. Cụ thể:

Tiêu chí xếp mức Tốt:

- Học sinh có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm từ 6,5 điểm trở lên;

- Có ít nhất 06 môn học có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm đạt từ 8,0 điểm trở lên.

Tiêu chí xếp mức Khá:

- Học sinh có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ và trung bình môn cả năm từ 5,0 điểm trở lên;

- Có ít nhất 06 môn học có điểm trung bình môn học kỳ, trung bình môn cả năm đạt từ 6,5 điểm trở lên.

Tiêu chí xếp mức Đạt:

- Học sinh có nhiều nhất 01 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

- Có ít nhất 06 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, trung bình môn cả năm từ 5,0 điểm trở lên;

- Không có môn học nào có điểm trung bình môn học kỳ và trung bình môn cả năm  dưới 3,5 điểm.

Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

Lưu ý:

- Hình thức đánh giá bằng nhận xét sẽ áp dụng đối với các môn: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

- Hình thức giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số áp dụng cho các môn học còn lại.
 

3. Không còn phân biệt môn chính, môn phụ

Tại Điều 9 Thông tư 22 quy định, học sinh được đánh giá kết quả học tập ở mức Tốt nếu tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét được ở mức Đạt; tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số có điểm trung bình môn từ 6,5 trở lên, trong đó ít nhất 6 môn có điểm trung bình môn từ 8,0 trở lên.

Khác với quy định trước đây, để được xếp học lực giỏi, học sinh phải đạt điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của một trong 03 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ phải đạt từ 8,0 trở lên (theo điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư 58, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT).

Như vậy, theo quy định mới tại Thông tư 22, tất cả các môn sẽ đều được tính điểm như nhau, không phân biệt môn chính, môn phụ.
 

4. Bỏ xếp loại hạnh kiểm thay bằng đánh giá kết quả rèn luyện 

Theo quy định cũ tại Thông tư 58, học sinh THCS và THPT được đánh giá, xếp loại hạnh kiểm dựa vào thái độ, hành vi đạo đức, ứng xử với mọi người, kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể…theo bốn loại: Tốt, Khá, Trung bình và Yếu.

Tuy nhiên, tại Thông tư mới, việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm được thay thế bằng đánh giá kết quả rèn luyện. Theo đó, giáo viên sẽ đánh giá kết quả rèn luyện căn cứ vào phẩm chất, năng lực chung, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế trong quá trình rèn luyện và học tập môn học của học sinh.

Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng kỳ học và cả năm được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt và Chưa Đạt.
diem moi trong danh gia hoc sinh thcs thptĐiểm mới trong đánh giá học sinh THCS THPT (Ảnh minh họa)
 

5. Xóa bỏ học sinh tiên tiến, chỉ khen thưởng học sinh sinh giỏi, xuất sắc

Theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 22 năm 2021, cuối năm học, hiệu trưởng sẽ chỉ trao tặng giấy khen danh hiệu học sinh xuất sắc và học sinh giỏi. Không còn khen thưởng danh hiệu học sinh tiên tiến (theo Điều 18 Thông tư 58 sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1Thông tư 26) như các năm học trước.

Ngoài ra, cũng theo Điều 15, nhà trường còn có thể khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học, xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường.
 

6. Có tới 6 môn không đánh giá bằng điểm số

Trước đây, tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định, chỉ có các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục được đánh giá bằng nhận xét.

Tuy nhiên, theo quy định mới tại điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 22, học sinh sẽ có 06 môn học được đánh giá bằng nhận xét: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
 

7. Có một môn bị đánh giá chưa đạt vẫn được lên lớp

Về việc được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp, tại Điều 12 Thông tư 22 quy định như sau:

1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:

a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.

b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.

c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).

Trước đây, để được lên lớp học sinh phải đạt hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên đồng thời nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 58).

Căn cứ khoản 3 Điều 13 Thông tư 58, để được xếp học lực trung bình ở các năm học trước, học sinh đáp ứng các điều kiện: Có điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên; Điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn hoặc Ngoại ngữn từ 5,0 trở lên; Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5; các môn học đánh giá bằng nhận xét đều được đánh giá loại Đạt.

Trong khi đó, tại Thông tư mới lại yêu cầu học sinh được lên lớp khi có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên. Cụ thể, tiêu chuẩn xếp mức Đạt trong đánh giá cả năm theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 22 là:

- Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

- Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

Như vậy, từ năm học tới, khi áp dụng quy định về đánh giá học sinh THCS, THPT theo Thông tư 22, học sinh có 01 môn học đánh giá bằng nhận xét ở mức chưa Đạt có thể vẫn được lên lớp.

Trên đây là một số điểm mới trong đánh giá học sinh THCS THPT theo Thông tư 22. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 05/9/2021 và thực hiện theo lộ trình:

- Từ năm học 2021 - 2022 đối với học sinh lớp 6.

- Từ năm học 2022 - 2023 đối với học sinh lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023 - 2024 đối với học sinh lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024 - 2025 đối với học sinh lớp 9 và lớp 12.

Nếu gặp vướng mắc hay còn vấn đề khác cần giải đáp, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192.

Đánh giá bài viết:
(17 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

5 trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất khi làm Sổ đỏ

5 trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất khi làm Sổ đỏ

5 trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất khi làm Sổ đỏ

Tiền sử dụng đất là khoản tiền người dân phải trả cho Nhà nước để được quyền sử dụng, trừ trường hợp không phải nộp hoặc miễn. Những trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất khi làm Sổ đỏ dưới đây được LuatVietnam tổng hợp khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.