Tăng trưởng kinh tế là gì? Vai trò của tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là vấn đề được các nhà kinh tế học trên thế giới đặc biệt quan tâm. Vậy tăng trưởng kinh tế là gì? Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò như thế nào của một quốc gia? Đọc tiếp bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

 1. Tăng trưởng kinh tế là gì?  

tăng trưởng kinh tế là gì
Tăng trưởng kinh tế là gì? (Ảnh minh hoạ)

Tăng trưởng kinh tế trong tiếng Anh có tên gọi là Economic Growth. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về mặt hàng hóa, dịch vụ, sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với thời kỳ trước. Tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng các chỉ số tổng sản lượng quốc gia (GNP)- Viết tắt của Gross National Product hoặc tổng sản phẩm nội địa (GDP)- Viết tắt của Gross Domestic Product.

2. Tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế (Ảnh minh hoạ)

Để duy trì được sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia ở mức ổn định và phát triển lâu bền, các nhà kinh tế học luôn chú ý tới các yếu tố dưới đây:

2.1 Con người 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “vô luận việc gì đều do con người làm ra cả”, “có dân là có tất cả”. Vì vậy, yếu tố con người luôn luôn đóng vai trò then chốt trong việc tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.

Đội ngũ lao động, công dân của một quốc gia luôn sống và làm việc với một thái độ nghiêm túc, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp, luôn cống hiến hết mình trong công việc và xã hội ở một khoảng thời gian dài, từ đó sẽ có những thay đổi tích cực như không có tội phạm và không có những tệ nạn xã hội.

Không những vậy, con người chính là yếu tố trung tâm của xã hội, là chủ thể sáng tạo và làm ra mọi giá trị, vật chất và tinh thần để tự phục vụ cuộc sống của bản thân. Trong các hoạt động của xã hội, không thể thiếu vắng đôi bàn tay và  những khối óc sáng tạo của con người trong các hoạt động kinh doanh, mua bán, sản xuất và vận chuyển. Đặc biệt, trong các công trình nghiên cứu khoa học hoặc các thí nghiệm luôn cần phải có những ý kiến sáng tạo mạnh mẽ và sự phối hợp ăn ý cùng nhau để tìm ra những cải tiến mới phục vụ cho đất nước.

2.2 Chính phủ 

Một yếu tố quan trọng không kém trong việc tăng trưởng kinh tế chính là các cơ quan chính phủ. Trong hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia, chính phủ cần xây dựng những chính sách, biện pháp, quy định pháp luật trong các hoạt động kinh doanh, mua bán, sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa. Tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh và đúng theo quy định của pháp luật.

Chính phủ cần liên tục nâng cao và đổi mới sáng tạo trong các hoạt động nghiên cứu, du lịch, khoa học-công nghệ, truyền thông trong và ngoài nước. Cải tiến các sản phẩm dịch vụ đem đến cho người tiêu dùng một sản phẩm chất lượng và tối ưu.

2.3 Cơ sở hạ tầng 

Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế là cơ sở hạ tầng.

Hệ thống cơ sở hạ tầng cần được thay đổi để phát triển hiện đại, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải. Thực hành các công trình xanh và khuyến khích sử dụng các năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy điện, năng lượng sinh học... Các phương tiện giao thông nên được thay đổi từ xe sử dụng xăng sang xe sử dụng  điện. Việc này còn góp phần cho môi trường thêm xanh- sạch- đẹp. Chất lượng không khí từ đó được cải thiện đáng kể.

Ngày nay, trên thế giới có rất nhiều quốc gia phát triển vượt bậc cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng là những quốc gia có hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến, hiện đại, bắt kịp với xu hướng của thế giới. Còn những quốc gia  kém phát triển sẽ có những hệ thống cơ sở hạ tầng thấp kém, nghèo nàn và tụt hậu. Không có những đổi mới trong chính sách, kế hoạch, việc này kéo theo nhiều hệ lụy về sau.

3. Vai trò của tăng trưởng kinh tế trong xã hội

tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quan trọng
Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò rất quan trọng (Ảnh minh hoạ)

Tăng trưởng kinh tế giúp gia tăng các sản phẩm, sản lượng của một quốc gia. Từ đó, nó đóng vai trò chủ lực của nền kinh tế giúp các quốc gia tiếp cận đến các công trình, nghiên cứu vĩ đại, tạo ra các dịch vụ, hàng hóa chất lượng đến người tiêu dùng. Nâng cao năng suất và mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các quốc gia khác trên thế giới.

4. Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế là gì?

tăng trưởng kinh tế có ý nghia to lớn
Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa to lớn đến xã hội (Ảnh minh hoạ)

Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước và cuộc sống của người dân. Khi nền kinh tế của một quốc gia  tăng trưởng ở mức ổn định sẽ đem lại các lợi ích như sau:

  • Giúp gia tăng thu nhập của người dân, đảm bảo phúc lợi xã hội và tạo một môi trường cộng đồng lành mạnh. Từ đó, các điều kiện như giáo dục, sức khỏe, du lịch, dưỡng lão… sẽ được cải thiện và nâng cao. Sẽ giảm thiểu được các trình trạng như bệnh hiểm nghèo, suy dinh dưỡng và trẻ em sẽ được cắp sách đến trường.

  • Tạo ra nhiều cơ hội việc làm và khởi nghiệp cho người dân trong tương lai. Làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở các thế hệ trẻ, người lao động sẽ có mức thu nhập ổn định. Yếu tố này góp phần giúp xã hội giảm đi các tệ nạn như trộm cắp, sử dụng chất kích thích, cờ bạc…

  • Chính phủ sẽ có các chính sách, kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để đảm bảo cho nhiệm vụ an ninh quốc phòng của quốc gia.

  • Được tiếp cận và ứng dụng các công nghệ khoa học tiên tiến, hiện đại trong các lĩnh vực như khoa học-công nghệ, giáo dục và y tế. Tăng cường các mối quan hệ với các quốc gia đang phát triển trên thế giới để nâng tầm vị thế đất nước.

5. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024

Căn cứ vào Điều 1. Mục tiêu tổng quát của  Nghị quyết 103/2023/QH15 Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2024 như sau:

5.1 Mục tiêu tổng quát

- Tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

- Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững;

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường thu hút đầu tư toàn xã hội, hợp tác công- tư; có cơ chế; chính sách đặc thù tạo đột phá trong thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, nhất là trong các ngành, lĩnh vực mới nổi…

5.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 được thể hiện ở các chỉ số sau:

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ 6,0 - 6,5%.

- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 đô la Mỹ (USD).

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1 - 24,2%.

Bài viết trên cho chúng ta hiểu rõ tăng trưởng kinh tế là gì? . Để duy trì mức tăng trưởng kinh tế của một quốc gia ở mức ổn định và phát triển cần rất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, cần phải xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế để có một chính sách, biện pháp, kế hoạch xây dựng rõ ràng mang lại hiệu quả tích cực trong thời gian dài.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023

4 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023

4 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023

Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giá hiện đang được lấy ý kiến công khai, dự kiến đưa vào áp dụng từ 01/7/2024. Sau đây là 04 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023.