Kinh tế tri thức là gì? Vai trò của kinh tế tri thức

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tri thức là yếu tố quan trọng giúp cho kinh tế ngày một phát triển, các quốc gia đang cố gắng vận dụng kinh tế tri thức để khẳng định vị thế của mình. Vậy Kinh tế tri thức là gì và nó có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế, bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.

1. Kinh tế tri thức là gì?

Để biết được Kinh tế tri thức là gì, trước tiên chúng ta cần phải hiểu tri thức là những kiến thức, thông tin mà chúng ta học hỏi được qua quá trình tìm hiểu, trải nghiệm. Kinh tế tri thức chính là mô hình kinh tế sử dụng tri thức để phát triển, thông qua tri thức để sử dụng nguồn lực lao động.

kinh-te-tri-thuc-la-giKinh tế tri thức là gì? (Ảnh minh họa)

Có thể nói kinh tế tri thức càng phát triển, sẽ tạo ra được nhiều của cả giá trị mà không tốn nhiều chi phí về nhân lực và vật lực, xã hội sẽ càng văn minh, hiện đại.

Nền kinh tế tri thức chính là yếu tố giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của con người được cải thiện, dùng tri thức để vận dụng các nguồn lực kinh tế.

2. Nền tảng của nền kinh tế tri thức là gì?

Thông tin, tri thức và công nghệ thông tin và truyền thông chính là 3 yếu tố tạo nên nền tảng của kinh tế tri thức.

cac-nen-tang-cua-kinh-te-tri-thuc
Các nền tảng của kinh tế tri thức (Ảnh minh họa)

Thông tin được đưa ra để chia sẻ và tái sử dụng nhằm mục đích tạo ra những giá trị mới, nhờ đó mà nâng cao năng suất và chất lượng xã hội.

Tri thức được xem như là tài sản quan trọng, cần gìn giữ và củng cố để vận dụng vào thực tiễn, nguồn lực lao động có tri thức sẽ giúp cho kinh tế vượt trội nhanh chóng.

Còn công nghệ thông tin và truyền thông sẽ cung cấp cho nền kinh tế tri thức những công cụ truyền tải, xử lý dữ liệu hiệu quả.

3. Nền kinh tế tri thức có những vai trò gì?

Vai trò quan trọng nhất của nền kinh tế tri thức chính là nguồn lực sản xuất dựa vào tri thức. Hiện nay, các quốc gia phát triển muốn khẳng định vị thế vượt trội của mình, đều luôn đầu tư vào tri thức, đầu tư đào tạo con người.

dau-tu-vao-tri-thuc-luon-duoc-uu-tien
Đầu tư vào tri thức luôn được ưu tiên (Ảnh minh họa)

Nền kinh tế tri thức cũng phải dựa trên những thành tựu của khoa học công nghệ để hoàn thiện những công trình nghiên cứu còn đang giang dở. Đồng thời tối ưu hóa các công nghệ có sẵn, dựa vào đó để chế tạo những công nghệ tiên tiến hiện đại hơn.

Nguồn lực lao động phải không ngừng cải thiện, dịch chuyển từ những lao động có trình độ thấp sang lao động có trí tuệ, lao động có trí tuệ cao. Trong nền kinh tế tri thức, việc sáng tạo, đổi mới luôn được chú trọng để tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao trong thời gian ngắn, đáp ứng được các nhu cầu của xã hội.

Mục tiêu toàn cầu hóa luôn được đề cao bởi mong muốn làm việc linh hoạt, người lao động có thể làm việc ở bất kỳ quốc gia nào có cùng trình độ.

de-cao-muc-tieu-toan-cau-hoa
Đề cao mục tiêu toàn cầu hóa (Ảnh minh họa)

Quyền sở hữu trí tuệ đặc biệt cần được coi trọng và duy trì, bởi quyền sở hữu trí tuệ đại diện cho năng lực, sự sáng tạo của con người. Yếu tố này là tiềm năng để phát triển, thể hiện khả năng cạnh tranh kinh tế giữa các nước.

4. Những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế tri thức 

Hầu hết các quốc gia đều lựa chọn con đường tri thức để phát triển, chính vì vậy câu hỏi Kinh tế tri thức là gì được thảo luận rất nhiều cùng với những đặc điểm sau:

4.1 Tri thức chính là nguồn lao động sản xuất trực tiếp 

Có thể hiểu đơn giản tri thức chính là nguồn động lực thúc đẩy quá trình phát triển của kinh tế, là nguồn vốn vô hạn, không bị hao mòn, mất đi mà còn được nâng cao, tích lũy trong quá trình làm việc.

tri-thuc-la-nguon-lao-dong-san-xuat-truc-tiep
Tri thức là nguồn lao động sản xuất trực tiếp (Ảnh minh họa)

4.2 Hình thức sản xuất quan trọng là sản xuất công nghệ

Đây là hình thức được xem là quan trọng nhất, bởi lao động luôn phải cập nhật, củng cố, sáng tạo ra những sản phẩm công nghệ mới.

Chúng ta có thể thấy thế giới thực đang được dần chuyển hoá thành thế giới số với những công nghệ vượt bậc như: Internet, lưu trữ đám mây, AI - trí tuệ nhân tạo,…

4.3 Lao động tri thức chiếm tỉ lệ cao trong quá trình sản xuất

Việc làm trong sản xuất đang có sự dịch chuyển về nguồn lực lao động. Số lượng nhân viên văn phòng tăng lên sẽ khiến cho số lượng nông dân, công dân giảm đi, sự cạnh tranh trong thị trường lao động cũng ngày một tăng cao.

Nguồn lao động tri thức sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm mang giá trị cao, dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ nên cần đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

so-luong-nhan-vien-van-phong-ngay-mot-tang
Số lượng nhân viên văn phòng ngày một tăng (Ảnh minh họa)

4.4 Kinh tế tri thức chính là hệ quả của toàn cầu hóa

Nguồn lao động có trình độ cao sẽ ngày một phát triển, tự tạo cho mình những vị trí nhất định, hướng tới việc có thể hoạt động tại bất kỳ quốc gia nào và trở thành công dân toàn cầu.

Sự phát triển của nền kinh tế tri thức ở Việt Nam

Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh, quốc gia nào muốn đi nhanh, muốn dẫn đầu xu thế đều phải dựa trên kinh tế tri thức, Việt Nam cũng không ngoại lệ.

4.5 Thuận lợi và xu thế phát triển của kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức đã mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam trong quá trình thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

co-hoi-cho-vn-phat-trien-kinh-te
Cơ hội cho Việt Nam phát triển kinh tế (Ảnh minh họa)

Về môi trường kinh tế và thể chế xã hội đã có nhiều biến động. Mặc dù trong giai đoạn COVID-19 phải chịu nhiều ảnh hưởng nhưng tốc độ GDP vẫn đạt dương. Đảng và Nhà nước cũng đã chú trọng nhiều hơn đến sự phát triển của kinh tế tri thức.

Về giáo dục đang dần dần cải thiện xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực giáo dục.

Về sản xuất, luôn chú trọng sản xuất theo nhu cầu tiêu dùng, điều tiết được cung và cầu, tránh tình trạng thiếu sản phẩm hoặc sản phẩm tồn kho.

Về sáng tạo và đổi mới toàn cầu thì năm 2021 Việt Nam được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới đánh giá xếp thứ 48/132, thuộc nhóm quốc gia đã có những tiến bộ vượt bậc trong thập kỷ qua.

Đối với công nghệ thông tin, Việt Nam đã có bước phát triển nhảy vọt trong vòng 20 năm (2000-2021), năm 2021 doanh thu của ngành Công nghiệp công nghệ thông tin tăng trưởng đến 9% so với năm 2020.

Dựa trên các số liệu có thể thấy các chỉ số của Việt Nam trong nền kinh tế tri thức so với các quốc gia trong khu vực có sự tăng trưởng khả quan.

4.6 Khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế tri thức 

Bên cạnh thuận lợi vượt trội, Việt Nam vẫn có mặt khó khăn và thách thức cần phải vượt qua.

Mặc dù nước ta đang có lợi thế về mặt nhân lực dồi dào, tuy nhiên chất lượng nguồn lực này lại chưa cao so với các quốc gia trong khu vực. Đòi hỏi người lao động phải không ngừng rèn luyện, học hỏi và sáng tạo, nâng cao kiến thức của bản thân.

Bên cạnh đó, người lao động có nguy cơ trở thành những “cỗ máy”, làm việc không có thời gian nghỉ ngơi sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Công nghệ kỹ thuật liên tục phát triển và đổi mới, dẫn đến việc không tận dụng hết khả năng, công dụng của sản phẩm, làm lãng phí tài nguyên, khó nắm bắt các kỹ thuật tiên tiến.

Đặc biệt với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, thế giới ảo ngày càng được mở rộng khiến cho lớp trẻ dễ sa vào lối sống buông thả, ảo tưởng.

moi-nguy-den-tu-the-gioi-ao
Mối nguy đến từ thế giới ảo (Ảnh minh họa)

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, kinh tế tri thức đang ngày càng được mở rộng, việc phát triển kinh tế tri thức là bước đi tất yếu của tất cả các quốc gia. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về Kinh tế tri thức là gì và tầm quan trọng của nó.

Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Học luật kinh tế ra làm gì? Mức lương ngành luật kinh tế hiện nay

Học luật kinh tế ra làm gì? Mức lương ngành luật kinh tế hiện nay

Học luật kinh tế ra làm gì? Mức lương ngành luật kinh tế hiện nay

Một trong những ngành học được các bạn sinh viên quan tâm nhiều nhất chính là ngành Luật kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế phát triển, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tăng cao. Vậy Học luật kinh tế ra làm gì và mức lương của ngành này hiện nay như thế nào, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra giúp bạn.