Toàn cầu hóa là gì? Tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam

Khẩu hiệu toàn cầu hóa gần như phủ sóng và ảnh hưởng đến nhiều mặt từ kinh tế đến văn hóa, chính trị, … ở khắp các nước trên thế giới. Vậy toàn cầu hóa là gì? Hãy cùng tìm hiểu và xem những tác động của làn sóng này đến Việt Nam.

1. Toàn cầu hóa là gì?

Toàn cầu hóa (trong tiếng Anh: Globalization) là khái niệm dùng để chỉ một hiện tượng, một xu thế liên kết trong quan hệ quốc tế về số lượng cũng như cường độ các hoạt động, từ đó làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia về nhiều mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp lý, …

Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hóa là quá trình gia tăng mạnh mẽ mối quan hệ, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau ở tất cả các khu vực, dân tộc trên thế giới.

Hiểu một cách đơn giản hơn, toàn cầu hóa là việc chính phủ của một quốc gia cho phép công dân của mình sinh sống và làm việc ở quốc gia khác với điều kiện công dân đó phải đảm bảo thực hiện đúng quy định các nước chính phủ đã đề ra.

Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn khác, thời kỳ khác nhau, cụm từ này lại được hiểu theo cách khác nhau sao cho phù hợp với tình hình chung của thế giới. Nhưng chung quy lại, toàn cầu hóa cho phép các quốc gia trên thế giới có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng.

Toàn cầu hóa kết nối các quốc gia với nhau
Toàn cầu hóa kết nối các quốc gia với nhau (Ảnh minh hoạ)

2. Đặc điểm của toàn cầu hóa

Về cơ bản, đặc điểm của toàn cầu hóa được thể hiện thông qua các khía cạnh sau:

  • Kinh tế: giúp các tập đoàn tận dụng lợi thế của mình để mở rộng, phát triển hoạt động trên các quốc gia khác. Từ đó, giúp gia tăng thêm số lượng khách hàng và hạn chế được chi phí về nguyên liệu, nhân công, sản xuất.

  • Xã hội: dẫn đến sự liên kết với quy mô rộng lớn hơn giữa các cư dân ở các vùng kinh tế khác nhau.

  • Văn hóa: tạo ra sự giao lưu văn hóa, thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc về âm nhạc, ẩm thực, … của các quốc gia trên thế giới.

Toàn cầu hóa thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các nước
Toàn cầu hóa thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các nước (Ảnh minh hoạ)
  • Chính trị: có nhiều tổ chức chính trị lớn hợp pháp, tổ chức liên chính phủ như Liên hợp quốc để bảo vệ quyền và lợi ích cho các đi đầu tư và được đầu tư.

  • Pháp lý: góp phần thay đổi cách thức luật pháp quốc tế và tiến hành thực thi.

3. Toàn cầu hóa ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?

3.1 Mặt tích cực

Toàn cầu hóa được coi là chất xúc tác ngầm thúc đẩy sự phát triển lớn về nhiều mặt đối với Việt Nam.

  • Thứ nhất, về kinh tế, toàn cầu hóa là cơ sở tiền đề tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới và góp phần thúc đẩy phát triển thị trường trong nước.

Với lợi thế tự do hóa thương mại, đồng thời gỡ bỏ hoặc giảm bớt các rào cản thuế quan, từ đó giúp cho hàng hóa Việt Nam được lưu thông ở nhiều quốc gia và đưa tên tuổi hàng hóa Việt Nam đến gần gũi hơn với các nước bạn.

Toàn cầu hóa tạo điều kiện giao lưu hàng hóa giữa các quốc gia
Toàn cầu hóa tạo điều kiện giao lưu hàng hóa giữa các quốc gia (Ảnh minh hoạ)

Cụ thể, từ một nước có thu nhập thấp, sau khi gia nhập WTO và tham gia AEC, FTA, Việt Nam đã trở thành một nước thu hút nguồn vốn FDI ổn định nhất ASEAN và sở hữu nhiều mặt hàng đứng đầu thế giới.

Ví dụ: Cho đến nay, đã có rất nhiều công ty xuyên quốc gia chọn Việt Nam là điểm đến để rót vốn đầu tư ở các lĩnh vực khác nhau như: Samsung (Hàn Quốc), Nokia (Phần Lan) trong lĩnh vực bưu chính viễn thông; Total (Pháp), Mobil Oil (Mỹ) trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí; …

  • Thứ hai, về đời sống xã hội, công nghệ phát triển thúc đẩy công nghiệp sản xuất phát triển, từ đó góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân, cuộc sống được nâng cao về tinh thần và chất lượng, quyền lợi về con người cũng được đảm bảo công bằng.

  • Thứ ba, về công nghệ, Việt Nam có cơ hội tiếp cận, học hỏi, đón đầu các nền công nghệ hiện đại để có thể áp dụng ngay vào quá trình phát triển sản xuất, kinh tế.

Đồng thời, toàn cầu hóa cũng tạo điều kiện chuyển giao các thành tựu khoa học, giúp chúng ta có thể chủ động thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế.

Ví dụ: Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng tích cực mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Việt Nam đã liên tục đẩy mạnh vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD cho hơn 30 quốc gia trên thế giới. Con số này không phải là ít và không ngừng tăng lên.

Toàn cầu hóa tạo cơ hội tiếp cận và chuyển giao công nghệ tiên tiến
Toàn cầu hóa tạo cơ hội tiếp cận và chuyển giao công nghệ tiên tiến (Ảnh minh hoạ)

Như vậy, toàn cầu hóa không chỉ là về thương mại mà còn là cầu nối thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở rộng hợp tác và tạo cơ hội công bằng cho tất cả các quốc gia trên thế giới.

3.2 Mặt tiêu cực

Bên cạnh rất nhiều lợi ích đã nêu trên thì toàn cầu hóa cũng có những điểm tiêu cực cần phải nhìn nhận.

  • Thứ nhất, về kinh tế, Việt Nam chúng ta đang phải chịu áp lực cạnh tranh tương đối lớn về giá cả và chất lượng hàng hóa do các rào cản kỹ thuật, luật cấm, luật chơi mà các nước phát triển đặt ra.

Đồng thời, khi nền kinh tế thị trường ngày càng rộng mở, hàng hóa nước ngoài sẽ có cơ hội xâm nhập vào nước ta nhiều hơn. Biểu hiện rõ nét nhất có thể nhìn thấy là mặt hàng nông sản gạo của Việt Nam đang phải cạnh tranh quyết liệt về giá cả so với gạo của Thái Lan.

  • Thứ hai, về văn hóa, khi có sự giao thương mạnh mẽ giữa các nước thì tất yếu cũng sẽ có sự xâm nhập. Đa số các cường quốc kinh tế thường có xu hướng áp đặt lối sống, văn hóa của mình vào các nước khác nhằm làm thay đổi tư tưởng, suy nghĩ ở các nước đó.

Do đó, toàn cầu hóa là nguyên nhân dẫn đến sự mai một bản sắc văn hóa dân tộc. Vì thế, chúng ta cần giữ gìn những nét đẹp truyền thống của ông cha, hội nhập, hòa hợp chứ không hòa tan.

  • Thứ ba, về môi trường, toàn cầu hóa cũng là một tác nhân vô hình gây ra ô nhiễm không khí nặng nề và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Toàn cầu hóa là nguyên nhân gây ô nhiễm đất bởi chất thải công nghiệp
Toàn cầu hóa là nguyên nhân gây ô nhiễm đất bởi chất thải công nghiệp (Ảnh minh hoạ)

Ví dụ, toàn cầu hóa, công nghiệp hóa dẫn đến nhiều loại hóa chất khác nhau được đưa vào đất, lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ nhiều hơn dẫn đến lượng chất thải độc hại lớn xâm nhập vào đất, từ đó gây ra thiệt hại cho nguồn tài nguyên này.

4. Ý nghĩa của quá trình toàn cầu hóa

Như vậy, toàn cầu hóa là xu thế chung tất yếu của thế giới, mang lại cho các quốc gia nhiều lợi ích, đồng thời cũng gây ra những hạn chế tiêu cực.

Toàn cầu hóa có tính hai mặt, sự biến đổi theo chiều chiều hướng tích cực hay tiêu cực cũng sẽ phần nào gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến các nước khác trên thế giới.

Vấn đề đặt ra hiện nay không phải là chống lại xu thế toàn cầu hóa mà là thuận theo, hòa nhập trong dòng chảy toàn cầu hóa một cách hài hòa và hợp lý. Tóm lại, chúng ta cần phải biết tận dụng triệt để những ưu thế toàn cầu hóa mang lại và tìm cách vượt qua, giải quyết thách thức đang phải đối mặt mà nó đặt ra.

Hy vọng qua bài viết chúng tôi cung cấp đã mang lại cho bạn cái nhìn tổng quan về toàn cầu hóa là gì và chiều hướng tác động mà nó mang lại đối với các nước trên thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng.
Đánh giá bài viết:
(6 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023

4 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023

4 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023

Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giá hiện đang được lấy ý kiến công khai, dự kiến đưa vào áp dụng từ 01/7/2024. Sau đây là 04 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023.

Mã vùng Việt Nam và Bảng mã vùng của 63 tỉnh thành [mới nhất]

Mã vùng Việt Nam và Bảng mã vùng của 63 tỉnh thành [mới nhất]

Mã vùng Việt Nam và Bảng mã vùng của 63 tỉnh thành [mới nhất]

Mã vùng là yếu tố bắt buộc cần có của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam cũng có mã vùng Việt Nam và các tỉnh thành khác nhau cũng sẽ có mã vùng điện thoại khác nhau. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về mã vùng Việt Nam và bảng mã vùng của 63 tỉnh thành mới nhất

Tài chính doanh nghiệp là gì? Chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là gì? Chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là gì? Chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp thì vấn đề tài chính doanh nghiệp được xem là nền tảng cho sự thành công của 1 doanh nghiệp. Một doanh nghiệp biết quản lý tài chính sẽ đảm bảo được sự vận hành hiệu quả và phát triển bền vững. Bài viết này sẽ  cho bạn một cái nhìn tổng quan, cơ bản nhất về tài chính doanh nghiệp.