Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo trên website

Để các sản phẩm, hàng hoá được phổ biến rộng rãi, cá nhân và tổ chức kinh doanh thường thực hiện quảng cáo qua nhiều phương tiện khác nhau. Một trong những hình thức được ưa chuộng là quảng cáo trên website. Vậy hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo trên website thế nào?

1. Thế nào là quảng cáo trên website?

Giấy phép quảng cáo trên website
Thế nào là quảng cáo trên website? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13, quảng cáo được định nghĩa là việc sử dụng các phương tiện để giới thiệu sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ đến với công chứng nhằm mục đích sinh lợi hoặc không sinh lợi; các cá nhân/tổ chức kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin về thời sự; thông tin cá nhân; các chính sách xã hội.

Từ đó có thể hiệu quảng cáo trên website được xem là một trong các hình thức để quảng cáo thông qua website của doanh nghiệp hay của đối tác để quảng cáo cho các sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp nhằm mục đích tiếp cận với khách hàng.

Quảng cáo trên website là hình thức quảng cáo nhanh chóng, giúp tiếp cận nhanh và đến nhiều đối tượng khách hàng cùng lúc. Nếu biết nắm bắt các lợi thế này thì sẽ đem lại hiệu quả rất cao. 

Đồng thời, quảng cáo trên website cũng có nhiều sự lựa chọn hơn cho doanh nghiệp so với quảng cáo theo hình thức truyền thống.

Tuy nhiên, việc quảng cáo trên website phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép theo quy định trước khi quảng cáo.

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép quảng cáo trên website gồm những gì?

Theo quy định tại Luật Quảng cáo 2012, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan, để được quảng cáo trên website cần phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép gồm có các tài liệu dưới đây:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép quảng cáo trên website.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với nội dung quảng cáo.

- Nội dung đề nghị về xác nhận quảng cáo, kèm 03 bản ma-két nội dung dự kiến quảng cáo được in màu kèm theo với file mềm ghi lại nội dung dự kiến quảng cáo trên website. 

Nếu quảng cáo theo video/TVC thì cần phải kèm theo kịch bản và video/TVC quảng cáo sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ đó.

- Mẫu nhãn sản phẩm/mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ sở y tế có thẩm quyền chấp thuận đối với trường hợp pháp luật có quy định về việc nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận.

Ngoài ra, đối với từng loại sản phẩm, hàng hóa cụ thể cũng sẽ có những yêu cầu riêng về mặt hồ sơ.

3. Thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo trên website 2024 thế nào?

Giấy phép quảng cáo trên website
Thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo trên website (Ảnh minh họa)
 

Theo quy định tại Luật Quảng cáo 2012, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan, thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo trên website được thực hiện như sau:

- Cá nhân, tổ chức có nhu cầu quảng cáo trên website nộp hồ sơ nêu trên đến cơ quan có thẩm quyền.

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong vòng 05 ngày tính từ ngày nhận hồ sơ (căn cứ theo dấu tiếp nhận của cơ quan tiếp nhận hồ sơ), cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản cho cá nhân, tổ chức đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Thời gian để cá nhân, tổ chức bổ sung hồ sơ là tối đa 90 ngày tính từ ngày nhận được văn bản về việc bổ sung hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Nếu quá thời hạn này, hồ sơ sẽ hết giá trị.

- Trong 10 ngày làm việc tính từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ (căn cứ theo dấu tiếp nhận của cơ quan tiếp nhận hồ sơ), cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho cá nhân/tổ chức. 

Trong trường hợp không cấp giấy xác nhận thì phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm phải công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan, các nội dung: danh mục sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ thuộc thẩm quyền phụ trách mà đã được cấp giấy xác nhận nội dung của quảng cáo hoặc đã có giấy xác nhận về nội dung quảng cáo đã hết hiệu lực.

4. Quảng cáo trên website không xin phép bị xử lý thế nào?

Căn cứ theo Điều 49 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về việc xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đặc biệt mà chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi quảng cáo.

Đồng thời, người vi phạm còn phải chấp hành hình phạt bổ sung là: Bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, giấy tiếp nhận việc đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy phép hoạt động khám chữa bệnh từ 01 - 03 tháng đối với trường hợp quảng cáo thuốc, thực phẩm, phụ gia, quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh đã vi phạm 02 lần trở lên trong 06 tháng.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục là buộc phải tháo dỡ, xóa bỏ quảng cáo.

Trên đây là những thông tin về hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo trên website
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và chế tài xử lý liên quan như thế nào?

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và chế tài xử lý liên quan như thế nào?

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và chế tài xử lý liên quan như thế nào?

Trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR) được hiểu là trách nhiệm của nhà sản xuất đối với môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ sản xuất đến tiêu dùng và thải bỏ. Trách nhiệm này được quy định như thế nào trong các văn bản hiện hành?

Mẫu đơn xin mượn học bạ đơn giản, chuẩn xác

Mẫu đơn xin mượn học bạ đơn giản, chuẩn xác

Mẫu đơn xin mượn học bạ đơn giản, chuẩn xác

Học bạ là ghi nhận toàn bộ kết quả học tập của học sinh trên ghế nhà trường, thể hiện thành tích học tập và đạo đức. Với nhiều lý do cá nhân mà học sinh hay phụ huynh sẽ viết đơn xin mượn học bạ từ nhà trường. Bài viết sẽ hướng dẫn cách viết đơn xin mượn học bạ một cách hiệu quả!