3 điểm mới của Nghị định 50/2024/NĐ-CP về PCCC và cứu nạn cứu hộ

Ngày 10/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 50/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 136/2020/NĐ-CP và Nghị định 83/2017/NĐ-CP. Cùng tìm hiểu 03 điểm mới của Nghị định 50/2024/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy.

1. Thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính về PCCC và cứu nạn cứu hộ

điểm mới của Nghị định 50/2024/NĐ-CP
Điểm mới của Nghị định 50/2024/NĐ-CP (Ảnh minh họa)

Một trong các điểm mới của Nghị định 50/2024/NĐ-CP đáng chú ý đó là Nghị định đã điều chỉnh các quy định theo hướng phân cấp mạnh thẩm quyền giải quyết thủ tụ hành hính về Công an địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện), cụ thể như sau:

  • Thủ tục thẩm duyệt thiết kế về PCCC và kiểm tra nghiệm thu về PCCC:

So với quy định hiện hành, khoản 5 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP đã bổ sung quy định phân cấp cho Công an cấp tỉnh thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC và kiểm tra nghiệm thu về PCCC đối với một số dự án, công trình nhóm A.

  • Thủ tục cấp, cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ:

Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 50/2024/NĐ-CP, Chính phủ đã phân cấp cho cả Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện thực hiện việc cấp, cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ. Theo đó, thẩm quyền cấp chứng nhận này như sau:

- Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp cho cá nhân thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ sở thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty;

- Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp cho cá nhân thuộc đơn vị, cơ sở trên địa bàn quản lý

  • Thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC:

Căn cứ khoản 17 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP, Công an cấp tỉnh đã được giao thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC.

Theo đó, từ thời điểm Nghị định 50/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ sẽ chỉ thực hiện cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC, cơ sở sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị PCCC.

2. Cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC 

Cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC
Cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC (Ảnh minh họa)

Khoản 1 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP đã làm rõ hơn về đối tượng thuộc diện quản lý về PCCC . Theo đó, đối tượng thuộc diện quản lý về PCCC sẽ bao gồm cơ sở đang hoạt động và cơ sở đang bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động; 

Bên cạnh đó, Nghị định 50/2024/NĐ-CP cũng điều chỉnh các phụ lục I, II, III, IV của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP theo hướng rõ ràng và cụ thể hơn về quy mô và phân cấp quản lý, cụ thể:

  •  Phụ lục I quy định danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC, trong đó: 

- Bãi bỏ kho hàng hóa vật tư không cháy đựng trong bao bì cháy được thuộc diện quản lý về PCCC; 

- Xác định “nhà trọ” thuộc diện quản lý về PCCC mà không cần căn cứ, phụ thuộc vào cơ sở thành lập (Luật Du lịch) hay hợp đồng thuê, cho thuê giữa các bên liên quan (theo hướng dẫn tại Công văn số 4878/C07-P3 ngày 23/12/2020 của Cục C07); 

- Làm rõ một số cụm từ xác định đối tượng thuộc diện quản lý về PCCC (như: Nhà sử dụng làm trụ sở văn phòng làm việc, nhà của điểm phục vụ bưu chính,…); 

- Bổ sung giới hạn dưới về quy mô để xác định thuộc diện phải quản lý đối với các cơ sở loại hình kinh doanh dịch vụ, ăn uống, kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh.

  •  Phụ lục II quy định danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, trong đó: 

- Bãi bỏ loại hình “nhà trọ”, bãi bỏ “kho hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được” thuộc cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ; 

- Tăng quy mô số tầng, khối tích của nhà văn hóa; 

- Tăng quy mô số xe ô tô của gara để xe thuộc cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.

  • Phụ lục III quy định danh mục cơ sở do cơ quan Công an quản lý, trong đó: 

- Bãi bỏ loại hình bãi trông giữ xe thuộc cơ sở do cơ quan Công an quản lý; 

- Tăng quy mô số tầng, khối tích (từ 3 tầng đến 5 tầng hoặc tổng khối tích khối nhà phục vụ lưu trú từ 2.500m3) đối với nhà trọ; 

- Giảm quy mô diện tích, khối tích (từ 500m2 xuống 300m2; 5.000m3 xuống 1.500m3) đối với cơ sở kinh doanh, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện cơ giới khi xét cơ sở thuộc cơ quan Công an quản lý.

  • Phụ lục IV quy định danh mục cơ sở do UBND cấp xã quản lý, trong đó: 

- Bãi đỗ xe do UBND cấp xã quản lý không phụ thuộc vào quy mô; 

- Giảm quy mô số tầng, khối tích đối với nhà trọ; 

- Tăng quy mô diện tích, khối tích đối với cơ sở kinh doanh, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện cơ giới khi xét cơ sở thuộc UBND cấp xã quản lý.

3. Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực PCCC và cứu nạn cứu hộ

Nghị định 50/2024/NĐ-CP đã cắt giảm và đơn giản hóa một số thủ tục hành chính về PCCC và cứu nạn cứu hộ, cụ thể như sau:

  • ​Đối với thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ:

- Tăng thời hạn, giá trị sử dụng của Giấy phép đến 24 tháng hoặc theo niên hạn sử dụng của phương tiện;

- Giản lược thành phần hồ sơ khi thực hiện thủ tục hành chính, trong đó, bãi bỏ quy định phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã trong thành phần hồ sơ.

  • Đối với thủ tục cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu nạn cứu hộ:

- Không còn quy định thời hạn của Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu nạn cứu hộ.

- Mở rộng phân cấp chức năng đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ CNCH về đến Công an cấp huyện.

  • Đối với thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC:

- Giản lược thành phần hồ sơ khi nộp thủ tục hành chính, cụ thể là bãi bỏ yêu cầu phải có văn bằng, chứng chỉ về PCCC trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp mới; bãi bỏ yêu cầu phải nộp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC cũ trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp đổi;

- Không yêu cầu phải có địa điểm hoạt động đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, thẩm định, giám sát về PCCC, kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị PCCC.

  • Đối với thủ tục thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC:

- Bãi bỏ 03 thủ tục hành chính thẩm duyệt thiết kế PCCC là góp ý đồ án quy hoạch, góp ý thiết kế cơ sở, chấp thuận địa điểm;

- Giảm đáng kể các trường hợp công trình khi ngăn chia, cải tạo phải thực hiện thủ tục thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC;

- Giản lược nhiều thành phần tài liệu trong hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC;

  • Đối với thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC:

- Bãi bỏ thủ tục hành chính kiểm định phương tiện PCCC (kiểm định sẽ do các đơn vị có chức năng thực hiện; căn cứ tài liệu kiểm định của các cơ quan này, cơ quan quản lý nhà nước cấp Giấy chứng nhận kiểm định);

- Điều chỉnh giảm danh mục phương tiện PCCC thuộc diện phải kiểm định về PCCC;

- Cho phép sử dụng kết quả thử nghiệm, kiểm định của cơ quan, tổ chức nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC mà không yêu cầu trong thành phần hồ sơ phải có tài liệu, giấy phép thể hiện năng lực kiểm định của cơ quan, tổ chức đó.

Trên đây là những lưu ý về điểm mới của Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch

Tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch

Tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch

Thông tư 27/2024/TT-BCT hướng dẫn tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch (cụ thể bao gồm công trình năng lượng tái tạo, nguồn điện sử dụng khí thiên nhiên, LNG). Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025

Các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025

Các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025

Theo quy định mới, các ứng dụng Online Banking bắt buộc phải tích hợp những tính năng bảo mật và tiện ích vượt trội. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho thông tin tài chính của bạn mà còn mang đến những trải nghiệm giao dịch nhanh chóng và thuận tiện hơn bao giờ hết. Vậy, các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025 gồm những gì?

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Nghị định 52/2024/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung còn phù hợp, hiệu quả và khắc phục một số tồn tại, hạn chế tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước [mới nhất]

Thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước [mới nhất]

Thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước [mới nhất]

Nghị định 52/2024/NĐ-CP được ban hành đã thay thế Nghị định 101 nhằm giải quyết các vấn đề bất cập trên thực tiễn và theo kịp xu thế phát triển của nền kinh tế. Bài viết dưới đây sẽ xoay quanh nội dung về thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước theo Nghị định 52.