1. Cách xét điểm học sinh giỏi cấp 2 mới nhất 2025
Theo quy định tại Điều 21 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, năm học 2023-2024 lớp 6, 7 và 8 sẽ áp dụng theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT và từ năm học 2024-2025 lớp 9 sẽ áp dụng quy định tại Thông tư này. Hiện nay, cách xét điểm học sinh giỏi lớp 9 được áp dụng theo quy định cũ tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT.
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, trong đó có quy định về việc khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi đối với: Học sinh có kết quả rèn luyện trong cả năm học được đánh giá ở mức Tốt; và kết quả học tập trong cả năm của học sinh được đánh giá ở mức Tốt.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 13 của Quy chế đánh giá và xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT được ban hành kèm Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT (đã được sửa đổi tại khoản 6 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn để xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học cụ thể như sau:
Học sinh được xếp loại giỏi nếu có đủ các tiêu chuẩn:
- Điểm trung bình của tất cả các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 01 trong 03 môn chính là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ phải đạt điểm 8,0 trở lên.
- Không có môn nào điểm trung bình <6,5.
- Tất cả các môn học đều được đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Từ các quy định trên, có thể xác định cách để xét điểm đối với học sinh giỏi cấp 2 như sau:
- Đối với học sinh các lớp 6, 7, 8 đạt danh hiệu học sinh giỏi khi đáp ứng các tiêu chuẩn:
-
Kết quả rèn luyện của cả năm được đánh giá đạt mức Tốt;
-
Kết quả học tập của cả năm được đánh giá đạt mức Tốt.
- Đối với học sinh các lớp 9 đạt danh hiệu học sinh giỏi khi đáp ứng các tiêu chuẩn:
-
Điểm trung bình của tất cả các môn học phải từ 8,0 trở lên, trong đó thì có 01 trong 03 môn chính phải đạt điểm trung bình từ 8,0 trở lên.
-
Không có môn nào điểm trung bình <6,5.
-
Tất cả các môn đều được đánh giá nhận xét đạt loại Đ.
Từ năm học 2024-2025 trở đi, việc xét điểm học sinh giỏi đối với lớp 9 sẽ được áp dụng theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT như cách xét điểm đối với học sinh các lớp 6, 7, 8.
2. Cách xếp loại học lực của học sinh cấp 2 trong kỳ và năm học
* Đối với học lực của học sinh các lớp 6, 7, 8:
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, cách xếp loại học lực của học sinh lớp 6, 7, 8 trong kỳ và cả năm học như sau:
Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số thì Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) được sử dụng để đánh giá cho kết quả học tập của học sinh trong mỗi học kỳ, và Điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn) được sử dụng để đánh giá cho kết quả học tập trong cả năm học của học sinh.
Kết quả học tập của học sinh mỗi học kỳ và cả năm học được đánh giá theo 01 trong 04 mức, cụ thể là: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
Mức Tốt:
- Tất cả các môn học phải được đánh giá bằng nhận xét ở mức Đạt.
- Tất cả các môn học phải được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số có: ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, đồng thời trong đó có ít nhất 06 môn đạt ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 8,0 điểm.
Mức Khá:
- Tất cả các môn học phải được đánh giá bằng nhận xét mức Đạt.
- Tất cả các môn học phải được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số có: ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, đồng thời trong đó có ít nhất 06 môn đạt ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm.
Mức Đạt:
- Có nhiều nhất 01 môn được đánh giá bằng nhận xét mức Chưa đạt.
- Có ít nhất 06 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số có: ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 5,0 điểm trở lên; đồng thời không có môn nào ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5.
Mức Chưa đạt: Gồm các trường hợp còn lại.
* Đối với học lực của học sinh lớp 9:
Theo quy định tại Điều 13 của Quy chế đánh giá và xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT được ban hành kèm Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT (đã được sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 và khoản 3 Điều 2 Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT thì cách xếp loại học lực đối với học sinh lớp 9 được quy định như sau:
Đối với môn học được đánh giá bằng điểm số:
- ĐTBmhk là trung bình cộng của các điểm: Điểm kiểm tra và đánh giá thường xuyên; điểm kiểm tra và đánh giá giữa kỳ; điểm kiểm tra và đánh giá cuối kỳ với các hệ số như sau:
TĐĐGtx: Tổng điểm kiểm tra và đánh giá thường xuyên.
- ĐTBmcn là trung bình cộng của các điểm: ĐTBmhkI và ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII được tính hệ số 2:
- ĐTBmhk và ĐTBmcn của học sinh phải số nguyên hoặc là số thập phân lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi được làm tròn điểm số.
Đối với môn học được đánh giá bằng nhận xét:
- Xếp loại học kỳ:
+ Đạt yêu cầu (Đ): Khi có đủ số điểm kiểm tra theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 8 Quy chế đánh giá và xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT được ban hành kèm Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT và từ 2/3 số bài kiểm tra trở lên đánh giá ở mức Đ, trong đó phải có bài kiểm tra học kỳ.
+ Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Bao gồm các trường hợp còn lại.
- Xếp loại cả năm:
+ Đạt yêu cầu (Đ): Khi có cả hai học kỳ đều xếp loại Đ hoặc học kỳ I xếp loại CĐ mà học kỳ II xếp loại Đ.
+ Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Cả hai học kỳ đều xếp loại CĐ hoặc có học kỳ I xếp loại Đ nhưng học kỳ II xếp loại CĐ.
- Đối với các học sinh có năng khiếu sẽ được giáo viên bộ môn ghi thêm nhận xét vào học bạ của học sinh.
Đối với môn chỉ được dạy trong một học kỳ: Lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đó để làm kết quả cho cả năm học.
Từ năm học 2024-2025 trở đi, việc xếp loại học lực đối với lớp 9 sẽ được áp dụng theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT như cách xếp loại học lực đối với học sinh các lớp 6, 7, 8.
3. Điều chỉnh mức đánh giá kết quả học tập của học sinh cấp 2 thế nào?
Nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kỳ hay cả năm học bị thấp xuống từ 02 mức trở lên so với mức tốt và mức khá mà chỉ do kết quả đánh giá duy nhất 01 môn thì mức đánh giá kết quả học tập của học kỳ hay cả năm học đó sẽ được điều chỉnh lên mức liền kề.
Trên đây là những thông tin về Cách xét điểm học sinh giỏi cấp 2 mới nhất 2025.