Thủ tục thay đổi chủ hộ khi chủ hộ chết, mất tích

Trong trường hợp chủ hộ trong hộ khẩu chết, mất tích… thì các thành viên rong hộ khẩu cần tiến hành thủ tục đổi chủ hộ trong Sổ hộ khẩu để thuận lợi khi thực hiện các thủ tục hành chính,


Cần điều kiện gì để được làm chủ hộ trong hộ khẩu?

Điều 25 Luật Cư trú 2006 quy định:

Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.

Như vậy, điều kiện để được làm chủ hộ trong Sổ hộ khẩu là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Đối chiếu với Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 thì người thành niên (người từ đủ 18 tuổi trở lên) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi).

Kết luận, điều kiện làm chủ hộ phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp hộ gia đình đó không có người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì pháp luật cho phép người dưới 18 tuổi được làm chủ hộ.

Thủ tục thay đổi chủ hộ khi chủ hộ mất, mất tích
Thủ tục thay đổi chủ hộ khi chủ hộ mất, mất tích (Ảnh minh họa)
 

Thủ tục thay đổi chủ hộ khi chủ hộ chết, mất tích

Khoản 1 Điều 29 Luật Cư trú 2006 quy định, trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ.

Như vậy, khi chủ hộ trong Sổ hộ khẩu chết, mất tích hoặc bị Tòa án tuyên bố đã chết thì hộ gia đình cần tiến hành làm thủ tục thay đổi chủ hộ.

Thủ tục thay đổi chủ hộ được tiến hành qua những bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

Người đến làm thủ tục phải chuẩn bị:

- Sổ hộ khẩu;

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

- Ý kiến của những người trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được nộp tại Công an huyện, quận, thị xã đối với thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với tỉnh.

Người đến làm thủ tục phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải điều chỉnh, bổ sung các thay đổi trong Sổ hộ khẩu (Khoản 5 Điều 29 Luật Cư trú).

Theo Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí trong thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu do từng tỉnh quy định.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới về thủ tục xuất, nhập khẩu gỗ từ 30/10/2020

Quy định mới về thủ tục xuất, nhập khẩu gỗ từ 30/10/2020

Quy định mới về thủ tục xuất, nhập khẩu gỗ từ 30/10/2020

Nhằm giảm thiểu tác động thiệt hại trước những rủi ro thương mại của ngành gỗ, ngày 01/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp. Nghị định có rất nhiều điểm mới trong việc quản lý gỗ xuất khẩu, nhập khẩu