Sự khác nhau giữa bằng lái xe B1 và B2, hiểu để chọn đúng loại

Bằng lái xe B1 và B2 là hạng Giấy phép lái xe ô tô phổ biến hiện nay. Nhưng các loại này dễ bị nhầm lẫn với nhau khiến cho không ít người gặp khó khăn khi đăng ký học thi bằng lái xe.

3 loại Giấy phép lái xe hạng B

Theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, Giấy phép lái xe hạng B gồm 3 loại: B1 số tự động, B1 và B2. Cụ thể,

- Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển các loại xe:

+ Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;

+ Ô tô dùng cho người khuyết tật.

- Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển:

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

- Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe:

+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

sự khác nhau giữa bằng lái xe B1 và B2

Sự khác nhau giữa bằng lái xe B1 và B2 (Ảnh minh họa)

Điểm giống nhau giữa bằng lái xe B1 và B2

Các loại Giấy phép lái xe nêu trên đều có điểm chung sau:

- Điều kiện học và thi bằng lái xe:

+ Phải là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;

+ Đủ 18 tuổi - tính đến ngày dự sát hạch lái xe, đủ sức khỏe, trình độ văn hóa (Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008).

- Loại xe được điều khiển:

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (riêng B1 số tự động là xe số tự động), kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Điểm khác nhau giữa bằng lái xe B1 và B2

Tiêu chí

Bằng B1 số tự động

Bằng B1

Bằng B2

Thời gian đào tạo

476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340)

556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420)

588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420)

Loại xe được điều khiển

- Chỉ được điều khiển xe số tự động

- Không được hành nghề lái xe (taxi, taxi tải…)

- Được điều khiển cả xe số sàn và xe số tự động

- Không được hành nghề lái xe

- Được điều khiển cả xe số sàn và xe số tự động

- Được hành nghề lái xe

Thời hạn sử dụng

Đến khi lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam.

Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Đến khi lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam.

Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

10 năm, kể từ ngày cấp

Mỗi bằng lái xe có tính chất khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của từng cá nhân mà lựa chọn thi bằng phù hợp. Hiểu được sự khác nhau giữa bằng lái xe B1 và B2 sẽ có thể dễ dàng lựa chọn được loại bằng thích hợp. 

>> Danh sách các loại bằng lái xe và thời hạn sử dụng

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thời hạn sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học

Thời hạn sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học

Thời hạn sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học

Chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ tin học là những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ xin việc, đặc biệt, không thể thiếu trong hồ sơ thi tuyển công chức. Và vấn đề về thời hạn sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học là thắc mắc của rất nhiều người.