Theo đó, tại khoản 1 Điều 62 Luật Công chứng 2024 thì công chứng điện tử là việc công chứng được thực hiện bằng phương tiện điện tử để tạo lập văn bản công chứng điện tử.
Điều kiện cung cấp dịch vụ công chứng điện tử được quy định tại Điều 63 Luật này như sau:
(1) Công chứng viên được cung cấp dịch vụ công chứng điện tử khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có tài khoản để thực hiện công chứng điện tử;
- Có chữ ký số và sử dụng dịch vụ cấp dấu thời gian theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
(2) Tổ chức hành nghề công chứng được cung cấp dịch vụ công chứng điện tử khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có tài khoản để thực hiện công chứng điện tử;
- Có chữ ký số và sử dụng dịch vụ cấp dấu thời gian theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;
- Có đủ trang thiết bị kỹ thuật để thực hiện công chứng điện tử.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 48 Luật Công chứng 2024 có quy định về lời chứng của công chứng viên đối với văn bản công chứng điện tử thì phải có chữ ký số của công chứng viên và chữ ký số của tổ chức hành nghề công chứng.
Khoản 2 Điều 64 Luật này quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản công chứng điện tử. Theo đó, văn bản công chứng điện tử có hiệu lực kể từ thời điểm được ký bằng chữ ký số của công chứng viên và chữ ký số của tổ chức hành nghề công chứng.
Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025.