Phạm tội giết người khi chưa đủ 18 tuổi, mức phạt thế nào?

Tội phạm giết người đang có xu hướng “trẻ hóa” là tình trạng đáng báo động hiện nay. Mặc dù đề cao giá trị nhân đạo, song pháp luật vẫn có những biện pháp xử lý phù hợp với các đối tượng dưới 18 tuổi có hành vi giết người. Vậy, giết người khi chưa đủ 18 tuổi bị xử lý ra sao?

1. Mức phạt Tội giết người mới nhất

Giết người là hành cố ý tước đoạt mạng sống của người khác một cách trái pháp luật, đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng con người.

Tội giết người hiện nay được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, mức phạt cụ thể áp dụng với Tội này như sau:

Hình phạt chính

Khung 01:

Phạt tù từ 12 - 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu giết người thuộc một trong các trường hợp:

- Giết 02 người trở lên;

- Giết người dưới 16 tuổi;

- Giết phụ nữ mà biết là có thai;

- Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

- Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

- Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

- Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

- Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

- Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

- Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

- Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

- Thuê giết người hoặc giết người thuê;

- Có tính chất côn đồ;

- Có tổ chức;

- Tái phạm nguy hiểm;

- Vì động cơ đê hèn.

Khung 02:

Phạt tù từ 07 - 15 năm trong trường hợp giết người thông thường không có tình tiết định khung tăng nặng nêu trên.

Hình phạt bổ sung

- Bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm - 05 năm;

- Phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm - 05 năm.

Ngoài ra, với người chuẩn bị phạm tội giết người, thì bị phạt tù từ 01 năm - 05 năm.

Như vậy, mức phạt thấp nhất của Tội giết người là 07 năm, cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.

giet nguoi khi chua du 18 tuoi
Phạm tội giết người khi chưa đủ 18 tuổi, mức phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Giết người khi chưa đủ 18 tuổi, bị xử lý thế nào?

Trước tiên, theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có Tội Giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

Vì vậy, người dưới 18 tuổi (người từ 14 - dưới 18 tuổi) sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội giết người.

Tuy nhiên, theo khoản 5 Điều 91 Bộ luật Hình sự, không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, tức với người dưới 18 tuổi phạm tội giết người sẽ chỉ bị phạt tù có thời hạn.

Mà theo Điều 101 Bộ luật Hình sự hướng dẫn áp dụng tù có thời hạn với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:

1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

Xét thấy, Tội giết người áp dụng bao gồm hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình, do đó, hình phạt với người dưới 18 tuổi phạm tội giết người như sau:

- Đối với người từ đủ 16 tuổi - dưới 18 tuổi:

+ Nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình: Mức hình phạt cao nhất không quá 18 năm tù;

+ Nếu là tù có thời hạn: Mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.

- Đối với người từ đủ 14 tuổi - dưới 16 tuổi:

+ Nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình: Mức hình phạt cao nhất không quá 12 năm tù;

+ Nếu là tù có thời hạn: Mức hình phạt cao nhất không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định.

Trên đây là giải đáp về giết người khi chưa đủ 18 tuổi, mức phạt thế nào?. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Giết người khi nào thì bị tử hình?

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vậy, thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam là một nguyên tắc bắt buộc của tổ chức phát hành. Vậy, đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Trên nhiều video hoặc bài viết cảnh báo lừa đảo của LuatVietnam.vn hoặc các trang web, mạng xã hội hàng loạt bình luận cam kết nhận lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Tuy nhiên, đây cũng là một “núp bóng” của hành vi lừa đảo. Cùng xem thực hư tại bài viết dưới đây.

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

​Việc mất khả năng thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư mà còn gây ra nhiều rủi ro cho thị trường tài chính. Vậy, mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì xử lý như thế nào?

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ loại bỏ thanh toán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đối với các trường hợp giao dịch không hợp lệ, không có đủ chứng khoán. Bài viết dưới đây sẽ phân tích 04 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Cảnh giác chiêu trò chiếm đoạt SIM điện thoại để lừa đảo

Cảnh giác chiêu trò chiếm đoạt SIM điện thoại để lừa đảo

Cảnh giác chiêu trò chiếm đoạt SIM điện thoại để lừa đảo

Lợi dụng dịch vụ chuyển cuộc gọi để chiếm đoạt quyền sử dụng sim điện thoại, từ đó đánh cắp mật khẩu ví điện tử, tài khoản ngân hàng… là chiêu trò lừa đảo mới đang “nở rộ” trong thời gian gần đây. Đọc bài viết dưới đây của LuatVietnam để hiểu rõ chiêu thức lừa đảo chiếm đoạt sim và cách xử lý.

Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Bị xử phạt thế nào?

Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Bị xử phạt thế nào?

Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Bị xử phạt thế nào?

Là một kênh đầu tư hấp dẫn, chứng khoán đang ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của người dân. Thế nhưng, lợi dụng điều này, có không ít trường hợp công ty phát hành chứng khoán tự tạo ra cung cầu giả trên thị trường để trục lợi. Hành vi này có thể bị truy tố về Tội thao túng thị trường chứng khoán.