Dính bẫy công việc tải app: Việc nhẹ lương cao, có ngày “tay trắng”

“Tải app kiếm tiền - thu nhập khủng dễ dàng tại nhà” là một trong số những lời mời gọi đầy hấp dẫn xuất hiện phổ biến trên các trang mạng xã hội hiện nay. Thế nhưng, do chưa tìm hiểu kỹ về công việc online này và thiếu kinh nghiệm sử dụng mạng, đã có không ít người bị sập bẫy lừa đảo. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công việc tải app và các chiêu trò lừa đảo qua mạng.

1. Có phải mọi công việc tải app đều là lừa đảo?

Công việc tải app có lừa đảo không?” là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Thực tế, việc phát hành ứng dụng rồi trả phí cho người dùng khi họ tải các ứng dụng này về điện thoại là một chiến lược marketing, chiến lược này được thực hiện thông qua việc:

- Người dùng like, share, tăng tương tác của các bài viết trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo,...

- Thực hiện các cuộc khảo sát online;

- Liên kết mời người khác download, tăng độ phủ của thương hiệu...

Đáng chú ý, các thao tác này được người dùng thực hiện một cách hoàn toàn tự nguyện, đôi bên cùng có lợi. Có không ít người đã coi đây là công việc làm thêm để kiếm thêm một khoản thu nhập nhỏ. Như vậy, có thể khẳng định rằng không phải mọi công việc tải app đều là lừa đảo. Dưới đây là một số app uy tín:

- Ứng dụng Báo Mới;

- Ứng dụng Momo;

- App của MB bank, Viettel,...

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, các app trên chỉ được coi là uy tín nếu được phát hành bởi chính đơn vị cung cấp.

2. Nhận diện một số công việc tải app có tính chất lừa đảo

Có thể thấy, hiện nay có rất nhiều cơ hội để người dùng vừa trải nghiệm sản phẩm, vừa kiếm tiền tại nhà, trong đó có công việc tải app như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, cũng chính bởi lý do này cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã vô tình trở thành “môi trường” hoàn hảo để các đối tượng phạm tội thực hiện hành vi lừa đảo.

2.1 Tuyển CTV tải app ăn hoa hồng - thủ đoạn lừa đảo đa cấp

Không khó để bắt gặp các mẩu tin tuyển dụng trên mạng xã hội hấp dẫn với cú pháp như:

- "Công việc nhẹ nhàng đơn giản, không yêu cầu kinh nghiệm".

- "Làm việc online tại nhà, không yêu cầu kinh nghiệm, chỉ cần có điện thoại thông minh hoặc máy tính".

- "Việc làm thêm kiếm tiền cho các mẹ bỉm sữa, sinh viên, nhân viên văn phòng"...

Dính bẫy công việc tải app: Việc nhẹ lương cao, có ngày “tay trắng”

Công việc được mô tả trong các tin tuyển dụng này chỉ đơn giản là tải app theo yêu cầu, không cần vốn, tải xong app nào được nhận tiền luôn app đó. Với tiêu chí việc nhẹ mà lương lại cao như vậy đã đánh thẳng vào tâm lý muốn kiếm tiền nhanh của nhiều người. Thế nhưng họ lại không biết rằng, đây thực chất chỉ là một chiêu thức lừa đảo.

Theo đó, sau khi tải các app theo yêu cầu, người dùng sẽ tiếp tục được mời chơi ứng dụng online để kiếm tiền. Về cơ bản, các ứng dụng kiếm tiền online này đều cùng thủ đoạn sau:
Dính bẫy công việc tải app: Việc nhẹ lương cao, có ngày “tay trắng”

  • 03 ngày đầu, người dùng chơi miễn phí và có thể được nhận hoặc rút một khoản tiền nhỏ. Điều này nhằm mục đích khiến người chơi tin tưởng.
  • Sau 03 ngày hết miễn phí, các ứng dụng kiếm tiền bắt đầu lừa gạt người chơi vay tiền hoặc bỏ tiền mua các gói đầu tư có giá trị vài triệu, thậm chí là vài chục, vài trăm triệu đồng.
  • Người chơi tiếp tục lôi kéo, rủ rê bạn bè, người thân, đồng nghiệp cùng tham gia dưới mô hình đa cấp.
  • Cuối cùng, khi nhận thấy “con mồi” không còn khả năng đầu tư, các đối tượng lừa đảo đứng đằng sau đánh sập các app này khiến người dùng không thể rút được tiền ra.

Thủ đoạn lừa đảo này không mới song được thực hiện bởi công nghệ cao, tinh vi và có hệ thống nên các đối tượng xấu đã lừa đảo được số lượng lớn con mồi.

2.2 Thủ đoạn lừa đảo tải app rồi đánh cắp thông tin

Thời gian gần đây, đã có nhiều tin cảnh báo lừa đảo với chiêu thức dụ dỗ người dùng tải ứng dụng để kiếm tiền. Dù không phải chiêu thức mới nhưng lại được các đối tượng lừa đảo công nghệ cao thực hiện một tinh vi, đánh vào sự ham muốn kiếm tiền và sự nhẹ dạ của người dùng.

Quy trình của thủ đoạn lừa đảo này được thực hiện như sau:

- Bước 01: 

Các đối tượng lừa đảo giả mạo là nhân viên của các doanh nghiệp pháp hành ứng dụng lớn (Momo, công ty chứng khoán SSI,...) đăng tin dụ dỗ người dùng tải app kiếm tiền.

- Bước 02:

Sau khi “con mồi” cắn câu, đối tượng lừa đảo gửi cho họ đường link xấu và yêu cầu điền các thông tin như: Số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, số tài khoản ngân hàng, mã OTP.

- Bước 03:

Khi nạn nhân đã hoàn thành bước điền thông tin, các đối tượng sử dụng thông tin này để thực hiện các hành vi nhằm mục đích:

+ Rút tiền trong tài khoản của người dùng và chiếm đoạt;

+ Sử dụng thông tin để thanh toán mua hàng;

+ Sử dụng thông tin để vay tiền tại các tổ chức tín dụng...

Dính bẫy công việc tải app: Việc nhẹ lương cao, có ngày “tay trắng”

3. Những lưu ý quan trọng người dân cần biết để không sập bẫy lừa đảo 

Trên đây chỉ là hai thủ đoạn lừa đảo bằng công việc tải app phổ biến nhất. Thực tế, vẫn còn rất nhiều thủ đoạn lừa đảo khác và đa phần người dân bị lừa đảo bởi những lời mời gọi hoa mỹ đầy rẫy trên các web, trang báo, mạng xã hội... Vậy, trước tình trạng “thật giả lẫn lộn” này, cần lưu ý gì để không bị sập bẫy lừa đảo?

- Thứ nhất, người dân cần tự trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản về các thủ đoạn lừa đảo đang diễn ra phổ biến hiện nay thông qua sách báo, ti vi, mạng xã hội,... hoặc qua trang Tin pháp luật của LuatVietnam để liên tục cập nhật những bài viết về thủ đoạn lừa đảo mới nhất.

- Thứ hai, cần tỉnh táo trước những tin tuyển có “cú pháp” quen thuộc sau: Chỉ có tải app thôi và ăn 300 - 500k mỗi ngày; công việc tải app không yêu cầu kinh nghiệm, làm việc tại nhà, chỉ cần có điện thoại và tài khoản ngân hàng;...

- Thứ ba, lưu ý về một số dấu hiệu của các tin tuyển dụng công việc tải app có tính chất lừa đảo để phòng tránh:

+ Tài khoản đăng tin tuyển dụng lừa đảo trên Facebook thường là các nick ảo, ít tương tác;

+ Các đường link tải app thường có những ký hiệu lạ;

+ Tên app lừa đảo sẽ được viết nhái lại theo tên của các ứng dụng uy tín nhưng bị bỏ bớt hoặc thêm bớt chữ cái (ví dụ VIETLOTTS viết nhái lại của VIETLOTT...).

+ Khi truy cập vào đường link thường hiện ra các mã lạ...

- Thứ tư, không cung cấp tài khoản ngân hàng, mã OTP, số/ảnh chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân...

- Thứ năm, ngay khi phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, cần tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được hỗ trợ kịp thời. Hoặc gọi tới tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được hướng dẫn cụ thể.

cong viec tai app
Cần tính táo trước tin tuyển dụng công việc tải app việc nhẹ, lương cao (Ảnh minh họa)

4. Cách xử lý nếu không may bị sập bẫy lừa đảo

Nếu không may bị sập bẫy lừa đảo của công việc tải app, nạn nhân cần thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 01: Thu thập chứng cứ liên quan đến hành vi lừa đảo

Các chứng cứ mà nạn nhân thu thập được sẽ là căn cứ quan trọng để giải quyết vụ lừa đảo. Chứng cứ có thể là lời khai, dữ liệu điện tử (file ghi âm, ghi hình,...), ảnh chụp,... Tất cả những thông tin trao đổi, giao dịch chuyển tiền liên quan đến hành vi lừa đảo đều có thể làm chứng cứ.

Bước 02: Chuẩn bị hồ sơ

Nạn nhân làm Đơn tố giác tội phạm lừa đảo để gửi tới cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của người làm đơn;

- Các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được có liên quan đến hành vi lừa đảo.

Bước 03: Tố giác đến cơ quan chức năng

Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Thông tư liên tịch số 01/2017, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an... nơi nạn nhân cư trú sẽ có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm.

Sau khi có được tài liệu, chứng cứ, vật chứng có liên quan đến vụ việc lừa đảo, cơ quan điều tra sẽ có biên bản kết luận điều tra, sau đó chuyển hồ sơ và kết luận điều tra sang Viện kiểm sát nhân dân để truy tố bị can.

Sau khi nhận được kết quả điều tra và kết luận điều tra thì Viện kiểm sát sẽ truy tố bị can ra trước Tòa án để xét xử.

Thời gian từ khi nộp đơn tố cáo cho đến thi hành án có thể mất ít hoặc nhiều thời gian tùy thuộc vào từng tính chất, mức độ phức tạp của vụ việc.

>> Gọi ngay19006192 của LuatVietnam để được hướng dẫn cụ thể cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo.

Về hình thức xử phạt, theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, mức phạt với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".

5. Câu hỏi thường gặp liên quan đến công việc tải app

5.1 Công việc tải app là gì?

Tải app mobile kiếm tiền đã xuất hiện từ lâu nhưng hiện nay mới trở nên phổ biến hơn vì do nhu cầu marketing của các doanh nghiệp ngày càng lớn. Công việc này tương đối đơn giản, người dùng chỉ cần có máy tính hoặc một chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng, sau đó thực hiện tải các ứng dụng theo chỉ dẫn hoặc có thể mời bạn bè tải cùng.

Với mỗi lượt tải app, người dùng có thể được trả một khoản tiền nhỏ (từ 50 -70.000 đồng)

5.2 Công việc tải app có lừa đảo không?

Thực chất, việc các doanh nghiệp yêu cầu người dùng tải app để sử dụng tiện ích và được trả tiền là một trong các chiến lược marketing khá hiệu quả. Người dùng chỉ việc tải app sau đó giới thiệu bạn bè tải app, đăng ký tài khoản là được trả tiền mà không cần bỏ vốn. Tuy nhiên, công việc này đã bị kẻ xấu lợi dụng để thực hiện các chiêu trò lừa đảo.

Do đó, để xác định công việc tải app có lừa đảo hay không cần xác định xem app đó có uy tín hay không? Việc tải app có dấu hiệu của chiêu trò lừa đảo như đã trình bày ở trên hay không....

5.3 Những app kiếm tiền lừa đảo nào nên tránh?

Theo Trang Công an TP. HCM đã cảnh báo một số app lừa đảo như Tiktok Bonus hay một số web như Busstrade.com, Bigbuy24h, Bimono, Coolcat…

Trên đây là toàn bộ giải đáp về Công việc tải app và các chiêu thức lừa đảo. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng gọi 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ cụ thể.
Tháng 8/2022, LuatVietnam triển khai chuyên đề pháp luật Lừa đảo qua mạng, giúp cộng đồng nêu cao tinh thần cảnh giác đối với các hành vi lừa đảo trên môi trường mạng hiện nay. Xem chi tiết tại đây.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Lừa đảo chốt đơn ảo: Nhận diện chiêu trò lừa đảo và cách xử lý

Lừa đảo chốt đơn ảo: Nhận diện chiêu trò lừa đảo và cách xử lý

Lừa đảo chốt đơn ảo: Nhận diện chiêu trò lừa đảo và cách xử lý

Cùng với sự phát triển của các sàn thương mại điện tử (TMĐT), đã có nhiều hình thức lừa đảo qua mạng xuất hiện. Trong đó, phổ biến nhất hiện nay là lừa đảo tuyển cộng tác viên (CTV) chốt đơn ảo cho các sàn thương mại điện tử. Vậy, thực hư chiêu trò lừa đảo chốt đơn ảo thế nào?