Mẫu Bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư của Bộ Tài chính

Bài viết cung cấp các mẫu Bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ kế toán trong doanh nghiệp.

1. Mẫu Bảng thanh toán tiền lương

1.1. Mẫu Bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 200

Mẫu Bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp:

Mẫu Bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 200
Mẫu Bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 200 (Ảnh minh họa)

1.2. Mẫu Bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 133

Mẫu Bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Mẫu Bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 133
Mẫu Bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 133 (Ảnh minh họa)

2. Các hình thức trả lương cho người lao động

Khoản 1 Điều 96 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 quy định:

1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

Như vậy, các bên có thể thỏa thuận một trong 03 hình thức trả lương: theo thời gian, theo sản phẩn hoặc khoán.

Theo Điều 97 Bộ luật Lao động năm 2019, với mỗi hình thức trên, người lao động sẽ được trả lương trong thời gian tương ứng như sau:

- Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần: Được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.

- Người lao động hưởng lương tháng: Được trả lương 01 lần/tháng hoặc nửa tháng một lần.Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc khoán: Được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

 

3. Hướng dẫn cách tính lương

Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn cách tính tiền lương trả theo thời gian, theo sản phẩm hoặc trả lương khoán cho người lao động như sau:

* Tiền lương theo thời gian:

- Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc:

Tiền lương trả cho 01 tháng = Tiền lương tháng mà các bên đã thỏa thuận tại hợp đồng lao động

 

- Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc: Nếu hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng:

Tiền lương trả
cho 01 tuần

=

Tiền lương tháng

x

12 tháng

:

52 tuần

- Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc:

+ Nếu hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng:

Tiền lương trả
cho 01 ngày

=

Tiền lương tháng

:

Số ngày làm việc bình thường trong tháng

Trong đó: Số ngày làm việc bình thường trong tháng được thực hiện theo quy định của pháp luật do doanh nghiệp lựa chọn.

Thực tế, tùy vào chế độ nghỉ của doanh nghiệp và thời gian thực tế của tháng làm việc (có tháng là 28, 30 hoặc 31 ngày) mà số ngày làm việc bình thường trong tháng sẽ là khác nhau.

+ Nếu hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần:

Tiền lương trả
cho 01 ngày

=

Tiền lương tuần

:

Số ngày làm việc trong tuần

Trong đó: Số ngày làm việc trong tuần là số ngày làm việc theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Theo Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019, mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục nên số ngày làm việc bình thường trong tuần tối đa là 06 ngày. Nếu doanh nghiệp thực hiện chế độ nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật thì số ngày làm việc bình thường là 05 ngày.

- Tiền lương được trả cho một giờ làm việc: Nếu hợp đồng thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày:

Tiền lương trả
cho 01 giờ

=

Tiền lương ngày

:

08 giờ

Trong đó: 08 giờ là số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019.

* Tiền lương trả theo sản phẩm:

Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao:

Tiền lương

=

Số lượng sản phẩm

x

Đơn giá sản phẩm

* Tiền lương khoán:

Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

Tiền lương

=

Mức lương khoán

x

Tỷ lệ % hoàn thành công việc

 

 

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Trong quá trình thu gom và xử lý, việc lập biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường đóng vai trò quan trọng, giúp ghi nhận đầy đủ thông tin về loại chất thải, khối lượng, đơn vị bàn giao và tiếp nhận. Bài viết dưới đây cung cấp mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Từ ngày 14/02/2025, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm. Bài viết cung cấp mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường mới nhất.