Ở ghép là gì? Mẫu hợp đồng ở ghép 2024

Ở ghép là việc thường thấy ở sinh viên. Khi ở ghép sinh viên cần hết sức lưu ý các nội dung liên quan để đảm bảo quyền lợi. Bài viết này sẽ đưa ra Mẫu hợp đồng ở ghép và một số lưu ý khi ở ghép cho sinh viên.

1. Ở ghép là gì? Có phải lập hợp đồng ở ghép không?

Ở ghép được hiểu là việc có nhiều hơn một người cùng thuê một nhà trọ để ở nhưng không có quan hệ bạn bè, người thân… Đây là một trong những cách thức giảm tiền thuê được sử dụng phổ biến đối với những người thuê trọ.

Ở ghép là gì?
Ở ghép là gì? (ảnh minh họa)

Hợp đồng ở ghép có thể hiểu là một loại hợp đồng hợp tác, theo đó, các bên sẽ thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên khi cùng nhau ở ghép chung tại nhà trọ.

Pháp luật hiện hành quy định phải lập hợp đồng thuê nhà bằng văn bản và không có quy định về hợp đồng ở ghép. Trên thực tế các bên sẽ cùng nhau ký kết hợp đồng thuê nhà với chủ cho thuê và các bên sẽ thỏa thuận riêng với nhau về quyền và nghĩa vụ khi ở ghép.

Tùy vào mức độ tin tưởng và sự thiện chí giữa những người ở ghép, các bên có thể thỏa thuận bằng lời nói về quyền, nghĩa vụ giữa các bên hoặc lập thành hợp đồng ở ghép. Việc lập hợp đồng hay không là không bắt buộc và phụ thuộc vào ý muốn của các bên ở ghép.

2.  Có cần thông báo với chủ trọ không?

Phòng trọ hay nhà trọ không thuộc quyền sở hữu của người thuê trọ nên người thuê trọ không được quyền tự ý cho người khác ở ghép, trừ trường hợp tại hợp đồng thuê giữa người thuê trọ và chủ trọ có thỏa thuận khác.

Nếu người thuê trọ muốn cho người khác ở ghép để đỡ tốn chi phí thuê trọ, người thuê trọ phải thỏa thuận với chủ nhà trọ và được chủ nhà trọ đồng ý.

Trường hợp người thuê trọ cho người khác ở ghép mà không có sự đồng ý của chủ trọ, chủ trọ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê và thu hồi nhà cho thuê, theo quy định tại khoản 2 điều 132 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13.

Cụ thể, bên cho thuê nhà trọ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê và thu hồi nhà trọ đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Bên cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, đối tượng, điều kiện;

  • Bên thuê trọ không trả tiền thuê theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên không có lý do chính đáng;

  • Bên thuê trọ sử dụng nhà thuê không đúng mục đích như đã thoả thuận tại hợp đồng thuê;

  • Bên thuê trọ tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà đang thuê;

  • Bên thuê trọ chuyển đổi, cho thuê lại, cho mượn nhà đang thuê mà không được bên thuê đồng ý;

  • Bên thuê trọ làm mất trật tự, mất vệ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên chủ thuê nhà hoặc tổ trưởng tổ dân phố lập biên bản đến lần thứ ba mà không khắc phục;

  • Chưa hết hạn hợp đồng thuê mà bên chủ thuê cải tạo nhà và được bên thuê trọ đồng ý nhưng không thoả thuận được về việc điều chỉnh giá cho thuê thì bên chủ cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và bồi thường cho bên thuê.

Như vậy, trường hợp người thuê trọ tự ý cho người khác vào ở trọ được xem là tự ý cho thuê lại nhà trọ và khi đó, chủ cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Lúc này theo quy định tại khoản 4 Điều 132 Luật Nhà ở năm 2014, chủ nhà trọ đơn phương chấm dứt hợp đồng thì thông báo cho người thuê trọ biết trước ít nhất 30 ngày trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì chủ nhà trọ phải bồi thường thiệt hại cho người thuê trọ.

3. Mẫu hợp đồng ở ghép 2024

Thông thường, người ta không sử dụng mẫu hợp đồng ở ghép mà sẽ sử dụng hợp đồng thuê nhà và ghi tên những người cùng ở ghép trên hợp đồng.

Hợp đồng thuê trọ cũng có nhiều mẫu mà điều khoản khác nhau tùy thuộc vào thỏa thuận giữa người thuê trọ và người cho thuê trọ.

Mẫu hợp đồng ở ghép
Mẫu hợp đồng ở ghép (ảnh minh họa)

Tuy nhiên, một hợp đồng thuê sẽ đảm bảo những nội dung quy định tại Điều 121 Luật nhà ở 2014 sau:

  • Họ và tên, địa chỉ của các bên;

  • Mô tả đặc điểm của nhà cho thuê;

  • Giá trị cho thuê;

  • Thời hạn, phương thức thanh toán;

  • Thời gian giao nhận nhà cho thuê, thời hạn cho thuê;

  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;

  • Cam kết các bên;

  • Các thỏa thuận khác;

  • Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thuê;

  • Ngày, tháng, năm ký kết;

  • Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG THUÊ PHÒNG TRỌ

Hôm nay, ngày.........tháng …..năm 20…., tại căn nhà số..................Chúng tôi ký tên dưới đây gồm có:

BÊN CHO THUÊ PHÒNG TRỌ (gọi tắt là Bên A): 

Ông/bà (tên chủ hợp đồng) ................................................................

CMND/CCCD số................................cấp ngày ..........................nơi cấp ................................

Thường trú tại: ...............................................................................................

BÊN THUÊ PHÒNG TRỌ (gọi tắt là Bên B):

Ông/bà................................................................

CMND/CCCD số................................cấp ngày ..........................nơi cấp ................................

Thường trú tại: ...............................................................................................

Sau khi thỏa thuận, hai bên thống nhất như sau:

1. Nội dung thuê phòng trọ

Bên A cho Bên B thuê 01 phòng trọ số............. tại căn nhà số............................................Với thời hạn là:................ tháng, giá thuê:..........................đồng (Bằng chữ   ......................................). Chưa bao gồm chi phí: điện sinh hoạt, nước.

2. Trách nhiệm Bên A

Đảm bảo căn nhà cho thuê không có tranh chấp, khiếu kiện.

Đăng ký với chính quyền địa phương về thủ tục cho thuê phòng trọ.

3. Trách nhiệm Bên B

Đặt cọc với số tiền là............................đồng (Bằng chữ   ......................................), thanh toán tiền thuê phòng hàng tháng vào ngày ……. + tiền điện + nước.

Đảm bảo các thiết bị và sửa chữa các hư hỏng trong phòng trong khi sử dụng. Nếu không sửa chữa thì khi trả phòng, bên A sẽ trừ vào tiền đặt cọc, giá trị cụ thể được tính theo giá thị trường.

Chỉ sử dụng phòng trọ vào mục đích ở, với số lượng tối đa không quá 04 người (kể cả trẻ em); không chứa các thiết bị gây cháy nổ, hàng cấm... cung cấp giấy tờ tùy thân để đăng ký tạm trú theo quy định, giữ gìn an ninh trật tự, nếp sống văn hóa đô thị; không tụ tập nhậu nhẹt, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Không được tự ý cải tạo kiếm trúc phòng hoặc trang trí ảnh hưởng tới tường, cột, nền... Nếu có nhu cầu trên phải trao đổi với bên A để được thống nhất

4. Điều khoản thực hiện

Hai bên nghiêm túc thực hiện những quy định trên trong thời hạn cho thuê, nếu bên A lấy phòng phải báo cho bên B ít nhất 01 tháng, hoặc ngược lại.

Sau thời hạn cho thuê ….. tháng nếu bên B có nhu cầu hai bên tiếp tục thương lượng giá thuê để gia hạn hợp đồng bằng miệng hoặc thực hiện như sau.

Số lần gia hạn

Thời gian gia han (tháng)

Từ ngày

Đến ngày

Giá thuê/ tháng (triệu đồng)

Ký tên

1

2

Bên B                                                                       Bên A

(Ký, ghi rõ họ tên)                                              (Ký, ghi rõ họ tên)

(Hợp đồng này chỉ mang tính chất tham khảo)

4. Một số lưu ý khi ở ghép

Việc tìm nhà trọ và bạn ở ghép là vô cùng quan trọng vì vậy, khi ở ghép, để tránh xảy ra những phiền phức không đáng có, người thuê trọ cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Tìm nhà trọ ở những nguồn thông tin uy tín để tránh các rủi ro bị lừa đảo khi thuê trọ;

- Tìm hiểu thật chính xác về tình trạng phòng trọ sắp thuê (diện tích, phí dịch vụ, số lượng người thuê,…);

- Tìm hiểu thật kỹ về thông tin của người ở ghép (thông tin cá nhân, địa chỉ, công việc,…);

- Thỏa thuận thật kỹ các quy định liên quan đến hợp đồng thuê với chủ nhà (giá thuê, tiền đặt cọc, phạt cọc, thời hạn thuê, chi phí dịch vụ, điện, nước, thời hạn nhận phòng,…);

- Thỏa thuận một số nội quy phòng trọ với bạn ở ghép để tránh xảy ra mâu thuẫn khi sống chung.

Trên đây là nội dung cần biết về ở ghép và Mẫu hợp đồng ở ghép.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Khi có khúc mắc trong về thuế, doanh nghiệp có thể gửi Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế quản lý để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật. Mời bạn đọc tải ngay mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế được nhiều người sử dụng nhất tại bài viết này.