Tiết lộ thông tin cá nhân của trẻ từ 7 tuổi phải được trẻ đồng ý

Tiết lộ thông tin cá nhân của trẻ từ 7 tuổi phải được trẻ đồng ý

(LuatVietnam) Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 vừa được Quốc hội thông qua ngày 05/04/2016, thay thế Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11; trong đó, đáng chú ý là một số quy định bổ sung về các hành vi bị nghiêm cấm trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Cụ thể, ngoài một số hành vi theo quy định hiện hành như: Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em; bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em…, từ ngày 01/06/2017, các hành vi bị nghiêm cấm còn bao gồm: Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ; Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác, sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ; Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ; Tước đoạt quyền sống của trẻ em; Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn; Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền…

Một nội dung đáng chú ý khác là quy định mở rộng các quyền của trẻ em từ 10 quyền lên 25 quyền từ ngày 01/06/2017; nổi bật là các quyền mới như: Quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển; Quyền được tôn trọng đặc điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; Quyền được bảo đảm an sinh xã hội; Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy và Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính…

Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017.

·         LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên thi hộ, làm hộ đồ án, khóa luận bị đình chỉ học

Sinh viên thi hộ, làm hộ đồ án, khóa luận bị đình chỉ học

Sinh viên thi hộ, làm hộ đồ án, khóa luận bị đình chỉ học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã vừa ra Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05/04/2016 về việc ban hành Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy, trong đó nêu rõ, sinh viên không được gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử; hút thuốc, uống rượu, bia trong trường học; say rượu, bia khi đến lớp học…

Làm việc tại cơ sở cai nghiện được trợ cấp tối thiểu 500.000 đồng/tháng

Làm việc tại cơ sở cai nghiện được trợ cấp tối thiểu 500.000 đồng/tháng

Làm việc tại cơ sở cai nghiện được trợ cấp tối thiểu 500.000 đồng/tháng

Nghị định số 26/2016/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành ngày 06/04/2016 quy định về chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập với nhiều nội dung đáng chú ý… 

Hạ sĩ quan phục vụ tại ngũ từ 1 năm được nghỉ phép 10 ngày/năm

Hạ sĩ quan phục vụ tại ngũ từ 1 năm được nghỉ phép 10 ngày/năm

Hạ sĩ quan phục vụ tại ngũ từ 1 năm được nghỉ phép 10 ngày/năm

Theo Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06/04/2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi thì được nghỉ phép 10 ngày mỗi năm (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường…