Doanh nghiệp hoạt động nhiều địa bàn khác nhau đóng bảo hiểm thế nào?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Bên mình trụ sở ở Hà Nội (áp dụng mức lương tối thiểu của vùng 1), chi nhánh thuộc vùng 4, chi nhánh hạch toán phụ thuộc, và trước giờ chi nhánh không có hạch toán gì cả. Bên mình muốn xây dựng mức đóng BHXH cho Tài xế vùng 4 (đặc thù bên em tài xế xe khách liên tỉnh hoạt động chủ yếu ở vùng 4 nhiều hơn). Xin hỏi công ty có ký thể HĐLĐ theo tên công ty trụ sở vùng 1 và đóng mức đóng BHXH theo vùng 4 (theo thực tế địa điểm làm việc) được không ạ? Hay  phải ký HĐLĐ cho tài xế thông qua chi nhánh thì mới được áp mức đóng BHXH vùng 4. (Bên mình có cả VP đại diện hoạt động vùng 2). Xin cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định:

“Điều 3. Mức lương tối thiểu

3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:

a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì:

“3. Đóng theo địa bàn

3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.

3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó.”

Theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của công ty bạn có trụ sở ở Hà Nội (áp dụng mức lương tối thiểu của vùng 1), chi nhánh thuộc vùng 4. Theo đó, công ty bạn đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh. Đối với chi nhánh của công ty hoạt động tại địa bàn nào thì đóng bảo hiểm xã hội tại địa bàn đó.

Trường hợp công ty bạn có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

Dong-BHXH

Mặt khác; căn cứ tại khoản 1, Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy, công ty bạn có chi nhánh hoạt động tại nhiều nơi, nhiều địa bàn khác nhau. Trong trường hợp này; mỗi chi nhánh hoạt động trên mỗi địa bàn sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại địa bàn đó. Nếu muốn xây dựng mức đóng BHXH cho Tài xế vùng 4 (đặc thù tài xế xe khách liên tỉnh hoạt động chủ yếu ở vùng 4 nhiều hơn thì phải ký HĐLĐ cho tài xế thông qua chi nhánh thì mới được áp mức đóng BHXH vùng 4.

Đồng thời; mức lương cơ sở vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Theo đó; mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm đối với mỗi nhân viên ở công ty bạn là khác nhau và dựa trên tính chất công việc cụ thể:

+ Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận thì mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

+ Người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
 

Xem thêm: Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2023 như thế nào?

Trên đây là nội dung tư vấn về "Doanh nghiệp hoạt động nhiều địa bàn khác nhau đóng bảo hiểm thế nào?​" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Chu Quỳnh Vương

Được tư vấn bởi: Luật sư Chu Quỳnh Vương

0862666366

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi