Tiền trượt giá BHXH là gì? Ai được nhận tiền trượt giá?

Những ai đã từng rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần có lẽ đều đã nghe qua cụm từ “tiền trượt giá”. Vậy tiền trượt giá BHXH là gì? Tiền trượt giá này được áp dụng cho những trường hợp nào?


1. Tiền trượt giá BHXH là gì?

Tiền trượt giá BHXH được hiểu là số tiền được điều chỉnh tăng thêm để tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với những thời kỳ trước.

Số tiền này được tính dựa trên hệ số trượt giá hay còn gọi là mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH để chống lại ảnh hưởng của sự tăng lên liên tục và mạnh mẽ của giá cả (khi lạm phát tăng cao).

Theo đó, khi tính hưởng chế độ, mức tiền lương và thu nhập đóng BHXH của người tham gia sẽ được nhân thêm với hệ số trượt giá BHXH.

Điều này sẽ góp phần giúp bù đắp một phần quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH trước những ảnh hưởng tiêu cực của sự lạm phát dẫn đến mất giá đồng tiền.

tien truot gia BHXH la gi


2. Những ai được nhận tiền trượt giá BHXH?

Điều 1 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH đã quy định cụ thể 03 nhóm đối tượng được áp dụng hệ số trượt giá BHXH bao gồm:

1 - Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi khi hưởng BHXH 1 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần.

2 - Người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần.

3 - Người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần.

Hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lại công bố một mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH khác nhau. Do đó, tương ứng với từng năm làm hồ sơ hưởng chế độ mà tiền trượt giá của mỗi người sẽ là khác nhau.


3. Tiền trượt giá được tính khi người lao động hưởng chế độ gì?

Căn cứ Điều 1 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, tiền trượt giá sẽ được tính cho người lao động khi họ làm hồ sơ hưởng các chế độ sau:

- Làm thủ tục hưởng lương hưu hằng tháng: Chỉ áp dụng với đối tượng nhóm (2), (3).

- Nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu nếu đóng BHXH vượt quá số năm đóng được tính hưởng tỷ lệ 75%: Chỉ áp dụng với đối tượng nhóm (2), (3).

- Rút BHXH 1 lần: Áp dụng với cả 03 nhóm đối tượng.

- Thân nhân nhận trợ cấp tuất một lần khi người lao động chết: Áp dụng với cả 03 nhóm đối tượng.

Do được tính toán dựa trên hệ số trượt giá BHXH nên khi hệ số này tăng thì số tiền mà người lao động được nhận khi hưởng các chế độ trên cũng sẽ tăng nhẹ so với những người đã hưởng chế độ ở năm trước.

Hiện nay, trường hợp nhận tiền trượt giá được người dân biết đến nhiều nhất là khi rút BHXH 1 lần. Để biết mình đã được nhận tiền trượt giá hay chưa, người lao động có thể đối chiếu số tiền của mình được nhận với số tiền tính được trên hệ thống tính BHXH 1 lần online của LuatVietnam tại link sau: https://luatvietnam.vn/tinh-bao-hiem-xa-hoi-1-lan.html

Xem thêm: Tăng hệ số trượt giá BHXH, người lao động được lợi thế nào? 

Trên đây là những giải thích về cụm từ tiền trượt giá BHXH là gì cùng những trường hợp được áp dụng hệ số trượt giá BHXH. Nếu còn vướng mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6199 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ giải đáp chi tiết.

>> Hệ số trượt giá BHXH: 5 điều quan trọng cần biết

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?