Mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương và cách điền

Doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký tham gia các loại bảo hiểm cho người lao động và trích nộp tiền bảo hiểm để đóng cho cơ quan bảo hiểm. Sau đây là mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương mới nhất theo quy định của pháp luật.

1. Mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương

Bảng kê trích nộp các khoản theo lương là chứng từ dùng để xác định số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn mà đơn vị và người lao động phải nộp trong tháng (hoặc quý) cho cơ quan bảo hiểm xã hội và công đoàn.

Chứng từ này là cơ sở để ghi sổ kế toán về các khoản trích nộp theo lương. Dưới đây là mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:

Đơn vị:..............

Mẫu số 10 - LĐTL

Bộ phận:............

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC nngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG

Tháng.... năm...

Đơn vị tính:.........

STT

Số tháng trích BHXH, BHYT, BHTN,

KPCĐ

Tổng quỹ lương trích BHXH, BHYT, BHTN,  KPCĐ

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Kinh phí công đoàn

Tổng số

Trong đó:

Tổng số

Trong đó:

Số phải nộp công đoàn cấp trên

Số được để lại chi tại đơn vị

Trích vào chi phí

Trừ vào

lương

Trích vào chi phí

Trừ vào

lương

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Cộng

Ngày... tháng... năm ...

Người lập bảng                Kế toán trưởng               Giám đốc

      (Ký, họ tên)                     (Ký, họ tên)                   (Ký, họ tên)

mau bang ke trich nop cac khoan theo luong
Mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương mới nhất (Ảnh minh họa)

2. Cách ghi bảng kê trích nộp các khoản theo lương

Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận trích nộp các khoản theo lương.

- Cột A: Ghi số thứ tự.

- Cột B: Ghi số tháng trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn áp dụng trong trường hợp kê khai theo quý.

- Cột 1: Ghi tổng quỹ lương dùng làm cơ sở để trích lập bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.

- Cột 2, 3, 4: Ghi tổng số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải nộp và trong đó chia theo nguồn trích tính vào chi phí và tính trừ vào lương của người lao động.

- Cột 5, 6, 7: Ghi tổng số tiền kinh phí công đoàn phải nộp và chia theo nguồn trích tính vào chi phí và tính trừ vào lương của người lao động.

- Cột 8: Ghi số kinh phí công đoàn đơn vị phải nộp cấp trên.

- Cột 9: Ghi số kinh phí công đoàn đơn vị được để lại chi tại đơn vị.

Bảng kê được lập thành 02 bản. Bảng kê trích nộp theo lương sau khi lập xong phải có đầy đủ chữ ký và ghi rõ họ tên của người lập, kế toán trưởng, giám đốc.

3. Mức trích nộp các khoản tiền theo lương

Trích nộp các loại bảo hiểm

Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, người lao động phải trích đóng từ tiền lương tháng để đóng các loại bảo hiểm với tỷ lệ như sau:

- Bảo hiểm xã hội:

Mức đóng = 8% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

- Bảo hiểm y tế:

Mức đóng = 1,5% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

- Bảo hiểm thất nghiệp:

Mức đóng = 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

Xem chi tiết: Mức đóng BHXH năm 2023 thực hiện như thế nào?

Trích nộp đoàn phí (đối với người lao động là đoàn viên)

Theo khoản 1 Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ, mức đóng đoàn phí  = 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương mới nhất và các thông tin liên quan. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192  để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

5 mẫu báo cáo tổng kết cuối năm được dùng phổ biến

5 mẫu báo cáo tổng kết cuối năm được dùng phổ biến

5 mẫu báo cáo tổng kết cuối năm được dùng phổ biến

Vào thời điểm cuối năm, các cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ tiến hành làm báo cáo tổng kết năm để khái quát lại tình hình làm việc trong năm, những thành tựu đã đạt được hay những hạn chế còn tồn tại. Dưới đây là một số mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng.