Tiêu chuẩn TCVN 5644:2008 Yêu cầu kỹ thuật với gạo trắng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5644:2008

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5644:2008 Gạo trắng-Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 5644:2008Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:30/12/2008Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5644:2008

GẠO TRẮNG - YÊU CẦU KỸ THUẬT

White rice - Specifications

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại gạo trắng thuộc loài Oryza sativa L.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho gạo nếp (glutinous rice) từ loài Oryza sativa L. glutinoza và các sản phẩm được chế biến từ gạo.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 1643:2008, Gạo trắng - Phương pháp thử.

TCVN 5643: 1999, Gạo - Thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005), Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 5643:1999.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1 Các chỉ tiêu cảm quan của gạo trắng được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Yêu cầu cảm quan của gạo trắng

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Màu sắc

Đặc trưng cho từng giống, từng loại gạo không biến màu

2. Mùi, vị

Không có mùi, vị lạ

3. Tạp chất

Không có tạp chất lạ và côn trùng

 

 

4.2 Yêu cầu về chất lượng của gạo trắng, được qui định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Chỉ tiêu chất lượng của gạo trắng

Loại gạo

% khối lượng

Tỷ lệ hạt

Thành phần của hạt

Chỉ tiêu chất lượng không lớn hơn, theo % khối lượng

Mức xát

Hạt rất dài, L > 7,0 mm

Hạt dài L: 6,0 - 7,0 mm

Hạt ngắn L < 6,0 mm

Hạt nguyên (%)

Tấm

Hạt đỏ

Hai sọc đỏ + xay xát đối

Hạt vàng

Hạt bạc phấn

Hạt bị hư hỏng

Hạt nếp

Hạt non

Tạp chất

Thóc hạt (kg)

Độ ẩm

Kích thước (mm)

Tấm (%)

Tấm nhỏ (%)

Gao hạt dài

100% loại A

≥ 10

-

≤ 10

> 60

(0,5-0,8) L

< 4,0

≤ 0,1

0

0,25

0,2

5

0,25

1,5

0

0,05

10

14,0

Rất kỹ

100% loại B

≥ 10

-

≤10

≥ 60

(0,5- 0,8) L

< 4,5

≤ 0.1

0

0,5

0,2

5

0,50

1,5

0

0,05

10

14,0

Rất kỹ

5%

≥ 5

-

≤ 15

≥ 60

(0,35 - 0,75) L

5,0 ±2

≤ 0,2

2

0,50

6

1,0

1,5

0,2

0,1

15

14,0

Kỹ

10%

≥ 5

-

≤ 15

≥ 55

(0,35 - 0,7) L

10 + 2

≤ 0,3

2

1,00

7

1,25

1,5

0,2

0,2

20

14.0

Kỹ

15%

-

 

< 30

≥ 50

(0,35 - 0,65) L

15 ± 2

≤ 0,5

5,00

1,25

7

1,50

2,0

0,3

0,2

25

14,0

Vừa phải

20%

-

 

< 50

≥ 45

(0,25 - 0,60) L

20 ± 2

≤ 0,1

5,00

1,25

7

2,00

2,0

0,5

0,3

25

14,5

Vừa phải

25%

-

 

< 50

≥ 40

(0,25-0.5) L

25 ± 2

≤ 0,2

7,00

1,50

8

2,00

2,0

1,5

0,5

30

14,5

Bình thường

35%

-

 

< 50

≥ 32

(0,25-0.5) L

35 ± 2

≤ 0,2

7,00

2,0

10

2,00

2,0

2,0

0,5

30

14,5

Bình thường

45%

-

 

< 50

≥ 28

(0,25-0.5) L

45 ± 2

≤ 0,3

7,00

2,0

10

2,50

2,0

2,0

0,5

30

14,5

Bình thưởng

Gạo hạt ngắn

5%

-

 

> 75

≥ 60

(0,35-0,75) L

5 ± 2

≤ 0,2

2,0

0,5

6

1,0

1,5

0,2

0,1

15

14,0

Kỹ

10%

-

 

> 75

≥ 55

(0,35-0,7) L

10 ± 2

≤ 0,3

2,0

1,00

7

1,25

1,5

0,2

0,2

20

14,0

Kỹ

15%

-

 

> 70

≥ 50

(0,35-0,65) L

15 ± 2

≤ 0,5

5,0

1,25

7

1,50

2,0

0,3

0,2

25

14,0

Vừa phải

20%

-

 

> 70

≥ 45

(0,25-0,60) L

20 ± 2

≤ 0,1

5,00

1,25

7

2,00

2,0

0,5

0,3

25

14,5

Vừa phải

25%

-

 

> 70

≥ 40

(0,25-0,5) L

25 ± 2

≤ 0,2

7,00

1,50

8

2,00

2,0

1,5

0,5

30

14,5

Bình thường

35%

-

 

> 70

≥ 32

(0.25- 0,5) L

35 ± 2

≤ 0,2

7,00

2,0

10

2,00

2,0

2,0

0,5

30

14,5

Bình thường

45%

-

 

> 70

≥ 28

(0.25-0,5) L

45 ± 2

≤ 0,3

7,00

2,0

10

2,50

2,0

2,0

0,5

30

14,5

Bình thường

L là chiều dài trung bình của hạt gạo

 

 

4.3 Yêu cầu vệ sinh đối với gạo trắng

4.3.1 Dư lượng tối đa các loại thuốc bảo vệ thực vật cho phép có trong gạo trắng

Dư lượng tối đa các loại thuốc bảo vệ thực vật cho phép có trong gạo trắng: theo quy định hiện hành.

4.3.2 Dư lượng kim loại nặng trong gạo trắng

Giới hạn tối đa hàm lượng kim loại nặng cho phép có trong gạo trắng: theo quy định hiện hành.

5. Phương pháp thử

5.1 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu, theo TCVN 1643:2008.

5.2 Các phương pháp thử đối với gạo trắng, theo TCVN 1643:2008.

6. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

6.1 Bao gói

Bao chứa gạo trắng phải khô, sạch, nguyên vẹn, bền, đảm bảo an toàn vệ sinh. Bao bì phải được làm từ vật liệu đảm bảo an toàn và phù hợp cho mục đích sử dụng, không chứa độc tố hoặc có mùi làm ảnh hưởng đến sản phẩm. Gạo trắng được đóng gói với các khối lượng thích hợp.

6.2 Ghi nhãn

Ngoài các quy định trong TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005), cần có các thông tin sau đây:

- Tên sản phẩm, chủng loại;

- Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất;

- Khối lượng tịnh.

6.3 Vận chuyển

Phương tiện vận chuyển gạo trắng phải khô, sạch, không có mùi lạ. Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo chống ẩm ướt, duy trì được chất lượng của sản phầm. Không vận chuyển gạo lẫn với các hàng hoá khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng của gạo.

6.4 Bảo quản

Bảo quản gạo trắng trong kho ở dạng đóng bao, không nên bảo quản ở dạng đổ rời.

Kho bảo quản phải kín, tránh được sự xâm nhập của côn trùng và sinh vật hại. Sàn và tường kho đảm bảo chống thấm, chống ẩm.

Trước khi chứa gạo, kho phải được quét dọn, làm vệ sinh sạch sẽ; tường kho, nền kho, bục kê phải được khử trùng bằng các loại thuốc được phép sử dụng theo qui định hiện hành.

Trước khi chất gạo vào kho, nền kho phải được kê lót bằng các bục kê.

Lô gạo xếp cách tường từ 0,5 m đến 0,8 m. Khoảng cách giữa hai lô ít nhất là 1 m để nhân viên có trách nhiệm có thể đi lại kiểm tra, lấy mẫu và xử lý.

Bao gạo xếp thành từng lô, mỗi lô không quá 300 t. Trong mỗi lô, gạo được xếp theo cùng loại chất lượng, cùng loại bao, không chất cao quá 15 lớp bao. Lô gạo được xếp thẳng hàng, vuông góc với sàn kho để không bị đổ.

Thường xuyên làm vệ sinh nhà kho, vệ sinh các lô hàng, môi trường xung quanh kho; không để nước đọng xung quanh nhà kho.

Khi phát hiện trong kho có côn trùng gây hại thì phải xử lý bằng các phương pháp khử trùng cho phép.

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi