Mẫu biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm và hướng dẫn cách ghi

Dưới đây là mẫu biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm mới nhất và hướng dẫn cách ghi biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm. Cùng tham khảo.

1. Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm là gì?

Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh là tài liệu được lập trong quá trình thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống.

Mẫu biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh được sử dụng nhằm ghi chép chi tiết quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở này.

Sử dụng biên bản kiểm tra thực phẩm giúp đảm bảo tính đồng nhất, minh bạch trong quá trình kiểm tra, cung cấp hướng dẫn cụ thể giúp người tiến hành kiểm tra tuân theo quy định và ghi lại các thông tin quan trọng. Điều này cũng giúp cho quản lý và cơ quan thẩm quyền đánh giá, kiểm soát an toàn thực phẩm.

biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm là gì?
Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm là gì? (Ảnh minh hoạ)

2. Mẫu biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm năm 2024

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐOÀN KIỂM TRA………                           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /BB-…..                                                    ….., ngày …. tháng …. năm …..

BIÊN BẢN

Kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Thực hiện Quyết định số /QĐ-…. ngày …. tháng … năm …. của …. về việc kiểm tra an toàn thực phẩm ………. hôm nay vào hồi….. giờ…. ngày …. tháng …. năm ….. Đoàn kiểm tra theo Quyết định số…….của …… tiến hành kiểm tra tại Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm …..(1)

Địa chỉ: …(2)

ĐT: …… Fax: …….(3)

I. Thành phần tham gia buổi làm việc 

1. Thành phần đoàn kiểm tra: (4)

(1). …… chức vụ: Trưởng đoàn

(2). ………. Thành viên

(3). ……

2. Đại diện cơ sở được kiểm tra: (5)

(1). ….chức vụ:…………

(2). …….chức vụ:……….

3. Với sự tham gia của (nếu có):

(1). ……….chức vụ:……

(2). …

II. Nội dung và kết quả kiểm tra

1. Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: (6) 

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm số: ……

– Số người lao động: …….. Trong đó: Trực tiếp: ……………… Gián tiếp: ……

– Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm: ……….

– Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm…..

2. Điều kiện an toàn thực phẩm: (7) 

TT

Nội dung đánh giá

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1. Điều kiện vệ sinh đối với cơ sở

1.1

Địa điểm, môi trường

1.2

Khu vực sơ chế, chế biến thực phẩm bảo đảm sạch, cách biệt với nguồn ô nhiễm

1.3

Thiết kế, bố trí khu vực chế biến (bếp) theo nguyên tắc một chiều

1.4

Tường xung quanh khu vực chế biến (bếp) đảm bảo sạch, dễ vệ sinh

1.5

Sàn nhà sạch, đồ vệ sinh, không đọng nước

1.6

Khu vực ăn uống (phòng ăn) cho khách đảm bảo vệ sinh

1.7

Kho bảo quản thực phẩm đảm bảo các điều kiện vệ sinh theo quy định

1.8

Hệ thống cung cấp nước cho chế biến đảm bảo vệ sinh

1.9

Hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh

1.10

Phòng thay quần áo bảo hộ lao động

1.11

Nhà vệ sinh cách biệt với khu chế biến, phòng ăn

1.12

Các nội dung khác:

2. Điều kiện trang thiết bị, dụng cụ

2.1

Phương tiện rửa tay và khử trùng tay

2.2

Thiết bị phòng chống côn trùng, động vật

2.3

Quần áo bảo hộ lao động, mũ chụp tóc, mạng

2.4

Trang thiết bị, dụng cụ giám sát, bảo quản thực phẩm

2.5

Thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến bảo đảm hợp vệ sinh và riêng biệt đối với thức ăn sống và thức ăn chín

2.6

Thiết bị, dụng cụ bảo quản, che đậy thức ăn đã được chế biến

2.7

Thiết bị, dụng cụ để kẹp, gắp, múc thức ăn

2.8

Có trang thiết bị, dụng cụ, tủ lưu mẫu theo quy định

2.9

Dụng cụ chứa đựng chất thải đảm bảo kín, có nắp đậy

2.10

Kho bảo quản thực phẩm có các trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm việc bảo quản thực phẩm (có giá, kệ, trang thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại, điều hòa, ẩm kế…)

2.11

Các nội dung khác

3. Điều kiện về con người

3.1

Nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm thay đồ bảo hộ, mũ chụp tóc, tháo bỏ mọi trang sức, cắt ngắn móng tay, đeo găng tay khi chế biến thực phẩm

3.2

Phụ trách bộ phận nắm được nguyên tắc một chiều và thực hiện đúng nguyên tắc

3.3

Phụ trách bộ phận, nhân viên nắm được kỹ thuật kiểm thực ba bước và có tiến hành kiểm thực ba bước theo đúng kỹ thuật

3.4

Phụ trách bộ phận, nhân viên nắm được phương pháp lưu mẫu và thực hiện lưu mẫu đúng nguyên tắc

3.5

Các nội dung khác

4. Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, nguồn nước

4.1

Có hợp đồng về nguồn cung cấp nguyên liệu thực phẩm an toàn

4.2

Phụ gia thực phẩm dùng trong chế biến thực phẩm nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế

4.3

Nước dùng trong chế biến thực phẩm

4.4

Thực phẩm sử dụng để chế biến được đã công bố, nhãn mác đúng quy định, đầy đủ

3. Các nội dung khác:….. (8) 

4. Lấy mẫu để kiểm nghiệm:….

III. Kết luận, kiến nghị và xử lý (9) 

1. Kết luận

1.1. Các nội dung cơ sở thực hiện tốt: ………

1.2. Những mặt còn tồn tại: ……

2. Kiến nghị

2.1. Kiến nghị của Đoàn kiểm tra đối với cơ sở dịch vụ ăn uống….

2.2. Kiến nghị của cơ sở dịch vụ ăn uống đối với Đoàn kiểm tra….

3. Xử lý, kiến nghị xử lý……

Biên bản kiểm tra được lập xong hồi …… giờ….. ngày ….. tháng ….. năm ……; biên bản đã được đọc lại cho những người tham gia làm việc và đại diện cơ sở được kiểm tra cùng nghe, công nhận nội dung ghi trong biên bản là đúng và ký tên. Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung như nhau, 01 bản được giao cho cơ sở được kiểm tra, 01 bản Đoàn kiểm tra lưu giữ (Trường hợp đoàn kiểm tra liên ngành thì số lượng biên bản sẽ tùy theo số cơ quan tham gia kiểm tra)./.

Đại diện cơ sở được kiểm tra
(Ký tên, đóng dấu)



Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký tên)

3. Hướng dẫn cách ghi biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm

Cách ghi biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm
Hướng dẫn cách ghi biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm (Ảnh minh hoạ)

Các nội dung được đánh số từ (1) - (9) cần ghi như sau:

(1): Ghi tên cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tiến hành kiểm tra.

(2): Ghi địa chỉ nơi kiểm tra.

(3): Ghi số điện thoại/fax của cơ sở kinh doanh.

(4): Ghi thành phần của đoàn kiểm tra.

(5): Ghi đại diện cơ sở được kiểm tra an toàn thực phẩm.

(6): Ghi hồ sơ hành chính và pháp lý của cơ sở kinh doanh.

(7): Điều kiện về an toàn thực phẩm.

(8): Ghi các nội dung khác.

(9): Ghi kết luận, kiến nghị và xử lý đối với cơ sở kinh doanh.

Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm được lập thành 02 bản, có chữ ký của trường đoàn kiểm tra và đại diện của cơ sở kinh doanh được kiểm tra, 01 bản lưu tại cơ sở kiểm tra, 01 bản giao cho cơ sở kinh doanh được kiểm tra.

Khi lập biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm cần lưu ý các điều sau:

- Nội dung biên bản kiểm tra phải đầy đủ, trung thực và chính xác.

- Biên bản kiểm tra phải được lập theo đúng quy định pháp luật.

- Biên bản kiểm tra phải được ký tên đầy đủ các bên tham gia.

4. Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 48/2015/TT-BYT, được sửa đổi bởi Điều 5 Thông tư 17/2023/TT-BYT và được đính chính bởi Điều 1 Quyết định 1348/QĐ-BYT năm 2016, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm gồm có:

- Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn về thực phẩm trên phạm vi cả nước.

- Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm tại địa bàn cấp tỉnh.

- UBND cấp huyện, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế thuộc UBND cấp huyện, Phòng Y tế thuộc UBND cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm tại địa bàn cấp huyện.

- UBND cấp xã, Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm tại địa bàn xã.

5. Nội dung kiểm tra an toàn thực phẩm gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 48/2015/TT-BYT, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4, khoản 5 Điều 5 và điểm d khoản 2 Điều 7 Thông tư 17/2023/TT-BYT quy định kiểm tra an toàn thực phẩm gồm các nội dung sau:

- Kiểm tra đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, gồm:

+ Hồ sơ về hành chính và pháp lý của cơ sở sản xuất, kinh doanh:

  • Giấy chứng nhận doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.

  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định.

  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định.

+ Hồ sơ về Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Bản tự công bố sản phẩm và Giấy xác nhận nội dung quảng cáo.

+ Hồ sơ, tài liệu, chấp hành của chủ cơ sở sản xuất kinh doanh về:

  • Điều kiện của cơ sở, trang thiết bị và dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.

  • Quy trình sản xuất và chế biến.

  • Vận chuyển, bảo quản thực phẩm.

  • Nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng của các nguyên liệu, phụ gia, thành phẩm.

  • Các quy định khác liên quan đến cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, sản phẩm thực phẩm.

- Kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố, gồm:

+ Hồ sơ về hành chính và pháp lý của cơ sở kinh doanh:

  • Giấy chứng nhận doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.

  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định.

  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định.

+ Kiểm tra hồ sơ, tài liệu, chấp hành của chủ cơ sở về:

  • Điều kiện của cơ sở, trang thiết bị dụng cụ.

  • Người trực tiếp sản xuất và kinh doanh thực phẩm.

  • Quy trình sản xuất và chế biến; nguồn nước.

  • Vận chuyển, bảo quản thực phẩm.

  • Thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhân viên tại cơ sở.

  • Nguồn gốc xuất xứ các thực phẩm, nguyên liệu.

  • Lưu mẫu và các quy định khác.

+ Lấy mẫu thức ăn, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến và các nguyên liệu, sản phẩm phục vụ việc chế biến và ăn uống để kiểm nghiệm nếu cần thiết.

Trên đây là những thông tin về biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ đến: 19006192 để được tư vấn, hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Quy chuẩn mới nhất về nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm doanh nghiệp cần biết

Quy chuẩn mới nhất về nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm doanh nghiệp cần biết

Quy chuẩn mới nhất về nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm doanh nghiệp cần biết

Ngày 10/10/2024, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 19/2024/TT-BCT sửa đổi, bổ sung cho Thông tư 48/2020/TT-BCT. Trong đó, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm mới về quy chuẩn đối với nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm