Tiêu chuẩn ngành 10TCN 845:2006 Tiêu chuẩn rau quả - Quy trình chế biến mận nước đường

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 845:2006

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 845:2006 Tiêu chuẩn rau quả - Quy trình chế biến mận nước đường
Số hiệu:10TCN 845:2006Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2006Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 10TCN 845:2006

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 845:2006

TIÊU CHUẨN RAU QUẢ - QUY TRÌNH CHẾ BIẾN MẬN NƯỚC ĐƯỜNG

1. Phạm vi áp dụng

Quy trình này áp dụng cho việc chế biến sản phẩm mận nước đường từ quả mận nguyên vỏ (sau khi đã được làm sạch) và dung dịch đường. Thành phẩm được đóng trong bao bì kín và thanh trùng.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Yêu cầu nguyên vật liệu

2.1.1. Mận quả

2.1.1.1. Trạng thái

Mận quả tươi tốt, không sâu bệnh, khuyết tật.

2.1.1.2. Độ chín: Đảm bảo độ chín kỹ thuật (không quá chín, mềm, hoặc còn xanh).

2.1.1.3. Màu sắc

Vỏ quả màu vàng xanh đến vàng (đối với giống Mận Hậu).

Vỏ quả màu đỏ đến tím (đối với giống Mận Tam Hoa).

2.1.1.4. Kích thước

Đường kính quả: Từ 25mm đến 38mm

2.1.1.5. Hàm lượng chất khô hoà tan (đo bằng khúc xạ kế ở 20oC)

Không nhỏ hơn 9%

2.1.1.6. Hàm lượng Axit (tính theo Axit xitric)

Không lớn hơn 1,5%

2.1.1.7. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Theo Quyết định số 867/1998 QĐ-BYT ngày 04/4/1998 của BộY tế về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lư­ơng thực, thực phẩm”.

2.1.2. Đường kính

Theo TCVN 6958:2001; TCVN 6959:2001; TCVN 7270:2003

2.1.3. Axit xitric

Theo TCVN 5516:1991

2.1.4. Muối ăn (Nacl)

Theo TCVN 8974-84 hoặc TCVN 3974-84.

2.1.5. Bao bì.

Lọ thuỷ tinh và nắp đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo 10TCN 253-96.

Hộp sắt dùng cho thực phẩm theo TCVN 166-94; 10TCN 172-93.

3. Quy trình chế biến

3.1. Sơ đồ công nghệ

 

 

 

Nguyên liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lựa chọn, phân loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngâm rửa, phân loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngâm rửa nguyên liệu và làm sạch núm cuống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chần, làm nguội, rửa sạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

g

Định lượng, vào lọ

 

 

Chuẩn bị bao bì

g

 

 

 

 

 

g

Rót dung dịch, gắn nắp

©

Chuẩn bị dung dịch

 

 

 

 

 

 

 

 

Thanh trùng, làm nguội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhập kho

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản

 

 

       

3.2. Thuyết minh quy trình

3.2.1. Nguyên liệu

Theo quy định tại 2.1.1.

3.2.2. Lựa chọn và phân loại

Mận quả trước khi đưa vào chế biến phải được chọn lựa và phân loại theo chất lượng, kích thước và độ chín.

3.2.2.1. Phân loại theo chất lượng: Theo mục 2.1.1.

3.2.2.2. Phân loại theo kích thước

Từ 25mm đến 28mm.

Từ >28mm đến 38mm.

3.2.2.3. Phân loại theo độ chín:

Quả chín (có màu tím đỏ).

Quả chín vừa (có màu đỏ).

3.2.3. Ngâm rửa nguyên liệu-Làm sạch núm cuống

Mận quả sau khi phân loại được ngâm riêng trong các bể nước sạch, thời gian từ 1 đến 2 giờ. Sau đó rửa sạch tạp chất và làm sạch núm cuống trong thùng hoặc chậu nước sạch.

3.2.4. Chần, làm nguội, rửa sạch

Chần trong nước nóng (hoặc hơi nước).

Thời gian chần từ 1 đến 2 phút.

Nhiệt độ chần lớn hơn 90oC.

Mận quả chần xong được làm nguội và kết hợp rửa sạch, để ráo nước.

3.2.5. Định lượng bao bì

Bao bì được rửa sạch, để ráo nước.

Nắp lọ được ngâm trong nước nóng lớn hơn 90oC trong thời gian 20 phút.

Mận đã ráo nước, tiến hành vào bao bì ngay. Trong trường hợp dây chuyền có trục trặc, cần ngâm ngay mận quả vào thùng nước sạch (thời gian không quá 1 giờ).

Khối lượng cái thông thường như sau:

Bao bì

Khối lượng cái (gam)

Chú ý

Lọ 820 ml

460 ¸ 470

Các quả mận phải có kích thước và màu sắc tương đối đồng đều trong cùng một bao bì.

Lọ 720 ml

400 ¸ 410

Lọ 540 ml

300 ¸ 310

Hộp 30oz

490 ¸500

3.2.6. Rót dung dịch, gắn nắp

Dung dịch nước đường rót lọ được chuẩn bị nhịp nhàng với tốc độ dây chuyền.

Căn cứ vào độ khô, độ axít của mận quả trước khi vào lọ để pha chế dung dịch.

Đun sôi dung dịch và lọc sạch trước khi rót. Nhiệt độ của dung dịch rót ≥ 90oC.

Trong một vài trường hợp (nếu cần thiết) có thể bổ sung thêm Cacl2 tinh khiết vào dung dịch để làm tăng độ chắc của quả mận. Hàm lượng Cacl2 bổ sung theo Quyết định 867-1998 QĐ/BYT ngày 04/4/1998 của BộY tế về việc ban hành ‘Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lượng thực, thực phẩm”.

Lọ mận đã được định lượng đủ, rót dung dịch vào và gắn nắp kịp thời. Nắp đã gắn phải đảm bảo kín hoàn toàn.

3.2.7. Thanh trùng- Làm nguội

Thanh trùng theo công thức sau:

Bao bì

Công thức thanh trùng

Chú ý

Lọ 820 ml

 

- Thực hiện chuẩn xác công thức thanh trùng.

- Làm nguội lọ sản phẩm đến nhiệt độ 40oC thì vớt ra. Quá trình làm nguội thực hiện từ từ để tránh bị vỡ.

Lọ 720 ml

 

Lọ 540 ml

 

Hộp 30z

 

 

(Tuỳ thuộc vào dung tích bao bì áp dụng công thức thanh trùng thích hợp)

3.2.8. Nhập kho

Lau khô bao bì chứa sản phẩm và vận chuyển cẩn thận vào kho, tránh va đập.

Các cây sản phẩm xếp trong kho phải ghi biểu lô (ngày … tháng … năm sản xuất), che đậy tránh bụi bẩn, đảm bảo thông thoáng…

Kiểm tra th­ường xuyên các cây sản phẩm xếp trong kho, loại bỏ sản phẩm bị phồng chảy, các khuyết tật có thể nhìn thấy bằng mắt th­ường, định kỳ đảo sản phẩm.

Thời gian bảo ôn: Mùa hè 10 ngày, mùa đông 15 ngày.

3.2.9. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản

Theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 về nhãn hàng hoá và TCVN 167-86 về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản.

4. Yêu cầu thành phẩm

4.1. Chỉ tiêu cảm quan

4.1.1. Trạng thái

Quả mận giữ nguyên hình dạng tự nhiên, mềm vừa phải, không vỡ nát. Cho phép vỏ quả có vết nứt nhẹ.

4.1.2. Màu sắc

Sản phẩm có màu tự nhiên của mận chín.

4.1.3. Hương vị

Ngọt chua hài hoà, tự nhiên của sản phẩm mận nước đường. Cho phép có vị chát nhẹ của nguyên liệu, không có mùi vị lạ.

4.1.4. Tạp chất

Không cho phép.

4.2. Chỉ tiêu lý, hoá

4.2.1. Mức đầy tối thiểu (khối lượng tịnh)

Đảm bảo theo yêu cầu.

4.2.2. Khối lượng cái

Không nhỏ hơn 52% khối lượng tịnh.

4.2.3. Hàm lượng chất khô hoà tan (đo bằng khúc xạ kế ở 20oC)

Từ 18% ¸ 22%.

4.2.4. Hàm lượng axit (tính theo axit xitric)

Không lớn hơn 0,8%.

4.3. Chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm

4.3.1. Chỉ tiêu vi sinh vật

Theo quyết định số 867/1998 QĐ-BYT ngày 04/4/1998 của Bộ Y tế về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lư­ơng thực, thực phẩm”.

Không cho phép có:VKHK; bào tử NM-NM; Coliforms; E.Coli; S.Aureus

4.3.2. Hàm lượng kim loại nặng

Theo quyết định số 867/1998 QĐ-BYT ngày 04/4/1998 của Bộ Y tế về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lư­ơng thực, thực phẩm”.

Kim loại nặng                            Giới hạn tối đa cho phép (mg/kg)

Asen   (As)                                                        1

Chì     (Pb)                                                        2

Đồng  (Cu)                                                        30

Thiếc  (Sn)                                                        40

Kẽm   (Zn)                                                         40

           Hg      (Hg)                                             0,05

4.3.3. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Theo Thông tư số 01/2000/TT-BYT ngày 21/01/2000 và Quyết định số 867/1998 QĐ-BYT ngày 04/4/1998 của Bộ Y tế về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lư­ơng thực, thực phẩm”.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi