Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 89/2006/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 89/2006/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 30/08/2006 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Nhãn hàng hoá - Theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ban hành ngày 30/9/2006, Chính phủ quy đinh: nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa gồm: Tên hàng hoá, tên địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, Thành phần, thành phần định lượng, Thông số kỹ thuật, thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn... Tên hàng hoá ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá tự đặt. Tên hàng hoá không được làm hiểu sai lệch về bản chất và công dụng của hàng hoá... Trường hợp trong một bao bì thương phẩm có nhiều đơn vị hàng hoá thì phải ghi định lượng của từng đơn vị và định lượng tổng các đơn vị... Đối với thuốc dùng cho người, văcxin, sinh phẩm y tế, chế phẩm sinh học, thuốc thú y, bảo vệ thực vật phải ghi thành phần và hàm lượng các hoạt chất (đối với mỹ phẩm còn phải ghi các phụ gia)... Những hàng hoá không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là: Bất động sản, hàng hoá tạm nhập tái xuất, hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất, hàng hoá quá cảnh, hàng hoá chuyển khẩu, quà biếu, tặng, hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, tài sản di chuyển. Ngoài các đối tượng quy định trên, tuỳ theo sự phát triển của thị trường, cơ quan quản lý của Nhà nước về nhãn hàng hoá sẽ đề xuất bổ sung... Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất việc quản lý Nhà nước về nhãn hàng hoá trên phạm vi cả nước. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Nghị định 89/2006/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 89/2006/NĐ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 27 tháng 4 năm 1999;
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá ngày 24 tháng 12 năm 1999;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
NGHỊ ĐỊNH :
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Ngoài các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này, tuỳ theo sự phát triển của thị trường, cơ quan quản lý nhà nước về nhãn hàng hoá sẽ đề xuất bổ sung.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Bao bì thương phẩm của hàng hoá gồm hai loại: bao bì trực tiếp và bao bì ngoài.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Bộ quản lý chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định ghi nhãn hàng hoá trong các trường hợp quy định tại khoản này.
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá tự xác định kích thước của nhãn hàng hoá nhưng phải bảo đảm ghi đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị định này và nhận biết dễ dàng bằng mắt thường.
Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hoá phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hoá.
Nội dung ghi nhãn hàng hoá kể cả nhãn phụ phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá.
Trong trường hợp hàng hoá không xuất khẩu được mà đưa trở lại lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hoá ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
Thông số kỹ thuật.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành quy định cụ thể các loại hàng hoá thuộc các nhóm hàng hoá trên và trình Chính phủ việc sửa đổi, bổ sung nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hoá.
Tên hàng hoá ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá tự đặt. Tên hàng hoá không được làm hiểu sai lệch về bản chất và công dụng của hàng hoá.
Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hoá thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định này.
Ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá đối với từng trường hợp cụ thể quy định như sau:
Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.
Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch.
Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.
Cách ghi xuất xứ hàng hoá được quy định như sau: ghi "sản xuất tại" hoặc "chế tạo tại" hoặc “xuất xứ” kèm tên nước hay vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hoá đó.
Đối với hàng hoá sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước, đã ghi địa chỉ của nơi sản xuất ra hàng hoá đó thì không bắt buộc phải ghi xuất xứ hàng hoá.
Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn hàng hoá để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.
Nếu thành phần là chất phụ gia, phải ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia, mã số quốc tế (nếu có); trường hợp chất phụ gia là hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu ngoài các nội dung trên còn phải ghi thêm chất đó là chất "tự nhiên" hay chất "tổng hợp";
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá được phép ghi lên nhãn những nội dung khác. Những nội dung ghi thêm không được trái với pháp luật và phải đảm bảo trung thực, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc ghi trên nhãn.
Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất việc quản lý nhà nước về nhãn hàng hoá trên phạm vi cả nước với các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về nhãn hàng hoá.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện việc quản lý nhà nước về nhãn hàng hoá.
Căn cứ yêu cầu cụ thể đối với hàng hoá thuộc lĩnh vực mình quản lý, các Bộ, cơ quan ngang Bộ hướng dẫn chi tiết nội dung và cách ghi nhãn sau khi thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về nhãn hàng hoá tại địa phương.
Các cơ quan công an nhân dân, hải quan, quản lý thị trường, quản lý chất lượng hàng hoá, thanh tra chuyên ngành và các cơ quan khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về nhãn hàng hoá được quyền xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở hoạt động hợp pháp hoặc vi phạm pháp luật về nhãn hàng hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại tố cáo về nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, pháp luật về nhãn hàng hoá và quy định khác của pháp luật có liên quan.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Phụ lục I
QUY ĐỊNH CÁCH GHI ĐỊNH LƯỢNG CỦA HÀNG HOÁ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP
ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ)
TT |
TRẠNG THÁI, DẠNG HOẶC LOẠI HÀNG HOÁ |
CÁCH GHI |
1 |
- Hàng hoá dạng rắn, khí. - Hàng hoá là hỗn hợp rắn và lỏng.
- Hàng hoá là khí nén. |
- Khối lượng tịnh. - Khối lượng tịnh hỗn hợp và khối lượng chất rắn. - Khối lượng tịnh của khí nén và khối lượng tịnh của bình áp lực (hoặc khối lượng tịnh của khí nén và tổng khối lượng của khí nén, bình áp lực). |
2 |
- Hàng hoá dạng nhão, keo sệt. - Hàng hoá dạng nhão có trong các bình phun. |
- Khối lượng tịnh hoặc thể tích thực. - Khối lượng tịnh gồm cả chất nhão và chất tạo áp lực phun. |
3 |
- Hàng hoá dạng lỏng. - Hàng hoá dạng lỏng trong các bình phun. |
- Thể tích thực ở 20oC. - Thể tích thực ở 20oC gồm cả chất lỏng và chất tạo áp lực phun. |
4 |
Thuốc dùng cho người; thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật: - Dạng viên. - Dạng bột. - Dạng lỏng. - Thuốc kích dục cho cá đẻ. |
- Số lượng viên, khối lượng 1 viên. - Khối lượng tịnh. - Thể tích thực. - Đơn vị Quốc tế UI. |
5 |
Giống cây trồng: - Hạt giống. - Cây giống. |
- Khối lượng tịnh. - Cây. |
6 |
Giống thuỷ sản: - Trứng Artermia. - Giống thực vật đơn bào. - Giống thực vật đa bào. |
- Khối lượng tịnh (g). - Lượng tế bào. - Khối lượng tịnh. |
7 |
Hàng hoá là vật phẩm gồm nhiều cỡ khác nhau theo kích thước bề mặt của chúng. |
Kích thước bề mặt: chiều dài và chiều rộng hoặc đường kính hoặc đường chéo. |
8 |
Hàng hoá dạng lá xếp theo tấm. |
Độ dày, diện tích hoặc (chiều dài) x (chiều rộng) của 1 tấm. |
9 |
Hàng hoá dạng lá xếp theo cuộn. |
Độ dày, chiều rộng của lá và chiều dài hoặc khối lượng tịnh của 1 cuộn. |
10 |
Hàng hoá dạng sợi, dạng thanh.
- Nếu sợi, thanh được tạo thành từ nhiều sợi nhỏ hơn.
- Nếu sợi, thanh có vỏ bọc. |
Tiết diện hoặc những thông số tương đương (những thông số có thể suy ra được tiết diện đó) và độ dài hoặc khối lượng tịnh của sợi, của thanh. - Ghi tiết diện/sợi, số lượng sợi và chiều dài hoặc khối lượng tịnh của sợi hoặc thanh. - Ghi thêm chiều dày lớp vỏ bọc. |
11 |
Đường ống. |
Đường kính ngoài và đường kính trong hoặc độ dày và chiều dài của ống. |
12 |
Lưới tấm. |
Chiều dài kéo căng, chiều ngang kéo căng hoặc số mắt lưới chiều ngang và khối lượng tịnh. |
13 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật dụng. |
Kích thước của khối sản phẩm, hàng hoá đó. |
Phụ lục II
QUY ĐỊNH CÁCH GHI MỐC THỜI GIAN KHÁC CỦA HÀNG HOÁ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP
ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ)
LOẠI HÀNG HOÁ |
MẶT HÀNG |
CÁCH GHI |
Lương thực
|
Nông sản, ngũ cốc. |
Vụ thu hoạch hoặc ngày bao gói. |
Thuốc dùng cho người
|
Thuốc dùng cho người.
Nếu là thuốc pha chế theo đơn. |
Ngày bắt đầu sản xuất.
Ghi thêm ngày pha chế.
|
Thuốc bảo vệ thực vật |
Thuốc bảo vệ thực vật. |
Ngày gia công hoặc sang chai hoặc đóng gói. |
Giống cây trồng; giống vật nuôi |
Giống cây trồng, vật nuôi. |
Ngày xuất xưởng hoặc ngày xuất bán. |
Giống trứng Artermia. |
Ngày đóng hộp. |
|
Các sản phẩm từ dầu mỏ |
Khí đồng hành và khí hydrocarbon khác. |
Ngày kiểm tra xuất xưởng. |
Phụ lục III
QUY ĐỊNH CÁCH GHI KHÁC VỀ THÀNH PHẦN,
THÀNH PHẦN ĐỊNH LƯỢNG CỦA HÀNG HOÁ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP
ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ)
LOẠI HÀNG HOÁ |
MẶT HÀNG |
CÁCH GHI |
Thực phẩm |
Thực phẩm thuỷ sản: nếu bổ sung nguyên liệu khác, phụ gia thực phẩm. |
Ghi thêm thành phần định lượng của nguyên liệu khác, phụ gia thực phẩm tương ứng. |
Phụ gia thực phẩm |
Chất phụ gia thực phẩm. - Nếu phụ gia thực phẩm có hai hoặc nhiều chất phụ gia trong cùng 1 bao gói. |
- Liệt kê đầy đủ theo thứ tự tỷ lệ khối lượng của chúng trong bao gói. |
Thức ăn chăn nuôi |
Thức ăn nuôi trồng thuỷ sản. - Nếu có bổ sung chất phi dinh dưỡng để phòng bệnh. - Nếu là thức ăn tổng hợp.
- Nếu là thức ăn bổ sung. |
Thành phần định lượng chính.
- Ghi thêm thành phần chất phi dinh dưỡng. - Ghi thêm hàm lượng protein, lipit, tro, xơ, độ ẩm, độ hoà tan. - Ghi thêm hàm lượng các chất bổ sung. |
Dược liệu |
Dược liệu. |
Hàm lượng hoạt chất hoặc nồng độ. |
Thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học dùng trong thú y |
Thuốc thú y.
|
Thành phần, thành phần định lượng hoạt chất. |
Thuốc thú y thuỷ sản, chế phẩm sinh học dùng trong thủy sản |
Thuốc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. |
Công thức cấu tạo hoặc thành phần cấu tạo. |
Thuốc bảo vệ thực vật |
Thuốc bảo vệ thực vật. |
Thành phần định lượng các hoạt chất chính, hàm lượng dung môi (nếu dung môi làm tăng độ độc hay tăng tính chất vật lý). |
Sản phẩm dệt, may, da giày |
Hàng may mặc.
- Nếu có nhiều lớp. |
Thành phần định lượng chính của vật liệu. - Ghi thành phần định lượng chính của từng lớp. |
Đồ gỗ |
- Gỗ xẻ cùng một loài cây. - Gỗ xẻ từ nhiều loài cây. |
- Tên loài. - Nhóm gỗ. |
Sản phẩm gỗ dân dụng. |
Tên gỗ. |
|
Sản phẩm luyện kim
|
- Thép. - Kim loại. - Quặng. |
- Mác thép. - Loại, độ tinh khiết (% kim loại). - Hàm lượng quặng (% khối lượng). |
Các sản phẩm từ dầu mỏ |
Khí đồng hành và khí hydrocarbon khác. |
Thành phần khí (% thể tích). |
Hoá chất
|
Hóa chất.
- Nếu là hoá chất chứa trong bình chịu áp lực. |
Công thức hoá học, công thức cấu tạo, thành phần định lượng. - Ghi thêm dung lượng nạp.
|
Phân bón |
Phân bón. |
Thành phần định lượng. |
Vật liệu nổ công nghiệp |
Vật liệu nổ công nghiệp.
|
Thành phần định lượng chính ảnh hưởng đến giá trị sử dụng. |
Phụ lục IV
QUY ĐỊNH CÁCH GHI KHÁC VỀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT,
THÔNG TIN, CẢNH BÁO VỆ SINH, AN TOÀN CỦA HÀNG HOÁ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 89 /2006/NĐ-CP
ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ)
LOẠI HÀNG HOÁ |
MẶT HÀNG |
CÁCH GHI |
Phụ gia thực phẩm |
Chất phụ gia thực phẩm.
|
Ghi cụm từ "Dùng cho thực phẩm". |
Thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học dùng trong thuốc thú y |
Thuốc thú y.
- Nếu là thuốc độc bảng A.
- Nếu là thuốc độc bảng B. |
Tác dụng chính, tác dụng phụ, số đăng ký, số lô sản xuất và cụm từ "Chỉ dùng cho thú y". - Ghi thêm cụm từ (chữ màu đen): "Không dùng quá liều quy định". - Ghi thêm cụm từ (chữ màu đỏ): "Không dùng quá liều quy định". |
- Nếu là thuốc dùng ngoài da. |
- Ghi thêm cụm từ: "Chỉ được dùng ngoài da". |
|
Thuốc bảo vệ thực vật |
Thuốc bảo vệ thực vật. |
Số đăng ký sử dụng, số KCS, thông tin về độc tố, cảnh báo và chỉ dẫn cách phòng nhiễm độc, chỉ dẫn cấp cứu khi ngộ độc. |
Giống cây trồng; giống vật nuôi; giống thuỷ sản |
Nếu cây giống có quy định cấp giống. |
Ghi cấp giống.
|
Giống thực vật thuỷ sản. |
Chiều dài, đường kính thân chính, giai đoạn phát triển. |
|
Giống vật nuôi.
- Nếu là gia cầm hướng trứng. - Nếu là gia cầm hướng thịt.
- Nếu là giống lợn thịt.
- Nếu là lợn nái.
|
Cấp giống, chỉ tiêu năng suất, đặc trưng cho giống. - Ghi thêm năng suất trứng/năm.
- Ghi thêm khối lượng đạt được/đơn vị thời gian. - Ghi thêm khả năng tăng trọng, mức độ tiêu tốn thức ăn, độ dầy mỡ lưng. - Ghi thêm số con đẻ ra/lứa, số lứa/năm. |
|
Giống động vật thuỷ sản: - Giống nuôi.
- Trứng Artermia. |
- Số ngày tuổi, chiều dài con giống. - Số lượng trứng/g, tỷ lệ nở con (%) |
|
- Giống bố mẹ. |
- Khối lượng (g), giai đoạn phát dục. |
|
Sản phẩm luyện kim |
- Hợp kim. |
- Chỉ tiêu đặc trưng để phân biệt, có tính chất quyết định tới mục đích sử dụng. |
Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản |
- Lưới đánh bắt thuỷ sản.
- Sợi và dây dùng đánh bắt thuỷ sản. |
- Màu sắc, độ thô (Tex), độ bền đứt khô (N), kích thước mắt lưới. - Đường kính, độ thô (Tex), độ bền đứt khô (N), độ săn (vòng xoắn/m). |
Hoá chất |
Hóa chất. - Nếu là hoá chất dễ cháy, nổ, độc hại, ăn mòn. - Nếu là hoá chất chứa trong bình chịu áp lực. |
Chỉ tiêu chất lượng đặc trưng. - Ghi thêm cảnh báo tương ứng. - Ghi thêm số hiệu bình, dung lượng nạp, người nạp, cảnh báo nguy hại. |
Phân bón |
Phân bón. - Nếu là phân vi sinh. |
- Ghi thêm chủng, số lượng vi sinh vật. |
Vật liệu nổ công nghiệp |
Vật liệu nổ công nghiệp. |
Các chỉ tiêu chất lượng chính và khả năng sử dụng trong hoạt động công nghiệp. |