Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7240:2003 Bánh đậu xanh

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7240:2003

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7240:2003 Bánh đậu xanh
Số hiệu:TCVN 7240:2003Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Ngày ban hành:30/12/2008Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7240 : 2003

BÁNH ĐẬU XANH

Green bean cake

 

Lời nói đu

TCVN 7240 : 2003 do Nhóm công tác TCVN/TC/SC 3/WG1 Bánh đậu xanh thuộc tiểu ban kỹ thuật Đường biên soạn, trên cơ sở dự thảo đ nghị của Hiệp hội Bánh đậu xanh Hải Dương, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Giới thiệu

Bánh đậu xanh là đặc sản của tỉnh Hải Dương được sản xuất từ nguyên liệu chính là đậu xanh, đường, dầu theo kinh nghiệm cổ truyền của tỉnh Hải Dương và công nghệ sản xuất mới. Các thương hiệu bánh đậu xanh Hải Dương đã có tiếng trong cả nước và nhiều nước trên thế giới. Nhờ có chất lượng và những đặc trưng của bánh đậu xanh Hải Dương mà trong những năm gần đây ngành sản xuất bánh đậu xanh Hải Dương rất phát triển.

TCVN 7240 : 2003 được xây dựng trên cơ s kết qu thử nghiệm bánh đậu xanh của các thành viên thuộc Hiệp hội bánh đậu xanh Hải Dương, phù hợp với điều kiện thực tế của sản xuất và yêu cu của thị trường trong và ngoài nước.

 

TCVN 7240 : 2003

BÁNH ĐẬU XANH

Green bean cake

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho bánh đậu xanh.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

Quyết định 178/1999/QĐ-TTg: Qui chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT: Qui định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thc phẩm.

TCVN 3215 - 79 Sản phẩm thc phẩm. Phân tích cảm quan. Phương pháp cho điểm.

TCVN 4067 - 85 Kẹo. Phương pháp lấy mẫu.

TCVN 4069 : 1985 Kẹo. Phương pháp xác định độ ẩm.

TCVN 4071 - 85 Kẹo. Phương pháp xác định hàm lượng tro không tan trong axit clohyđric 10%.

TCVN 4072 : 1985 Kẹo. Phương pháp xác định hàm lượng chất béo.

TCVN 4074 : 1985 Kẹo. Phương pháp xác định hàm lượng đường toàn phần.

TCVN 4830 - 89 (ISO 6888 : 1983) Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung phương pháp đếm vi khuẩn Staphylococcus aureus. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc.

TCVN 4991 - 89 (ISO 7937 : 1985) Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung về phương pháp đếm Clostridium perfringens. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc.

TCVN 4992 - 89 (ISO 7932 : 1987) Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung đếm Bacillus cereus. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30°C.

TCVN 5617:1991 Ngũ cốc. Phương pháp xác định aflatoxin.

TCVN 5777: 1994 Mì ăn liền.

TCVN 6044 : 1995 (CODEX/STAN 29-1981) Mỡ lợn rán.

TCVN 6467 : 1998 (CAC tập 1 A-1995) Phụ gia thực phẩm. Hương liệu Etyl vanilin.

TCVN 6554 : 1999 (ISO 7698 : 1990) Ngũ cốc, đậu đỗ và các sản phẩm từ ngũ cốc và đậu đỗ. Đếm vi khuẩn, nấm men và nấm mốc.

TCVN 6848 : 2001 (ISO 4832 : 1991) Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung về định lượng Coliforms. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc.

TCVN 6884 : 2001 (ISO 4833 : 1991) Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung về định lượng vi sinh vật. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30 °C

TCVN 6958 : 2001 Đường tinh luyện.

TCVN 6959 : 2001 Đường trắng.

FAO, FNP 14/4, 1992 Phân tích vi sinh vật (4. Rev. 1. Microbiological analysis).

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng định nghĩa sau đây:

3.1. Bánh đậu xanh (Green bean cake): Sản phẩm được sản xuất từ bột đậu xanh, đường trắng hoặc đường tinh luyện hoặc đường glucoza, mỡ động vật/ dầu thực vật và vanilin.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Nguyên, phụ liệu

4.1.1. Bột đậu xanh: Được sản xuất từ hạt đậu xanh có mt hạt nhẵn, c hạt đu, không bị sâu mọt,  không bị mốc.

4.1.2. Đường trắng hoặc đường tinh luyện, phù hợp với TCVN 6959 : 2001 hoặc TCVN 6958 : 2001;

4.1.3. Mỡ, phù hợp với TCVN 6044 : 1995 (CODEX STAN 29 - 1981).

4.1.4. Dầu tinh luyện, theo các tiêu chuẩn tương ứng.

4.1.5. Vanilin, phù hợp với TCVN 6467 : 1998 (CAC tập 1 A-1995)

4.2. Các chỉ tiêu cảm quan của bánh đậu xanh, được qui định trong bảng 1.

Bảng 1 - Các chỉ tiêu cảm quan của bánh đậu xanh

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Màu sc

Vàng đặc trưng của bột đậu xanh

2. Mùi, vị

Thơm, ngọt đặc trưng của bánh đậu xanh, không có mùi, vị lạ

3. Trạng thái

Bánh được đóng thành khối nhỏ, đều, bề mặt mịn

4.3. Các chỉ tiêu lý - hóa của bánh đậu xanh, được qui định trong bảng 2.

Bảng 2 - Các chỉ tiêu lý - hóa của bánh đậu xanh

Tên chỉ tiêu

Mức

1. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn

6,5

2. Hàm lượng đường tổng số, % khối lượng

30 - 45

3. Hàm lượng protein, tính theo hàm lượng chất khô không có chất béo, % khối lượng

9 ± 1

4. Hàm lượng tro không tan trong axit HCl 10%, % khối lượng, không lớn hơn

0,01

5. Hàm lượng lipit, % khối lượng

27,0 ± 1,0

6. Chỉ số peroxit, ml Na2S2O3 0,002 N/1 g chất béo của mẫu, không lớn hơn

0,1

4.4. Các chất nhiễm bẩn

Độc tố vi nấm của bánh đậu xanh: hàm lượng Aflatoxin B1, không lớn hơn 10 mg/kg.

4.5. Các chỉ tiêu vi sinh vật của bánh đậu xanh, được qui định trong bảng 3.

Bảng 3 - Chỉ tiêu vi sinh vật của bánh đậu xanh

Tên chỉ tiêu

Mức cho phép

1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí, số khuẩn lạc trong 1 g sản phẩm

5 x 103

2. Nhóm Coliform, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm

10

3. E.Coli, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm

3

4. Nấm men và nấm mốc, số khuẩn lạc trong 1 g sản phẩm

102

5. S. aureus

10

6. Cl.Perfringens

10

7. B. Cereus

10

5. Phụ gia thực phẩm

Phụ gia thực phẩm: TheoQui định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001 của Bộ Y tế.

6. Phương pháp thử

6.1. Lấy mẫu, theo TCVN 4067 - 85.

6.2. Đánh giá cm quan, theo TCVN 3215 - 79.

6.3. Xác định độ ẩm, theo TCVN 4069 - 85

6.4. Xác định hàm lượng lipit, theo TCVN 4072 - 85

6.5. Xác định hàm lượng đường tng số, theo TCVN 4074 - 85.

6.6. Xác định hàm lượng protein, theo TCVN 5777 : 1994.

6.7. Xác định chỉ số peroxit, theo TCVN 5777 : 1994.

6.8. Xác định hàm lượng tro không tan trong axit clohydric 10%, theo TCVN 4071 - 85.

6.9. Xác định E.Coli, theo FAO FNP 14/4, 1992.

6.10. Định lượng Coliform, theo TCVN 6848 : 2001 (ISO 4832 : 1991).

6.11. Xác định nấm men và nấm mốc, theo TCVN 6554 : 1999 (ISO 7698 : 1990).

6.12. Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí, theo TCVN 6884 : 2001 (ISO 4833 : 1991)

6.13. Xác định Aflatoxin B1, theo TCVN 5617 - 91.

6.14. Định lượng Bacillus cereus, theo TCVN 4992 - 89 (ISO 7932 : 1987).

6.15. Định lượng Staphylococcus aureus, theo TCVN 4830 - 89 (ISO 6888 : 1983).

6.16. Định lượng Clostridium perfringens, theo TCVN 4991 - 89 (ISO 7937 : 1985).

7. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển

7.1. Ghi nhãn: Theo Quyết định 178/1999/QĐ-TTg Qui chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

7.2. Bao gói: Bánh đậu xanh được gói trong bao bì kín, đảm bảo vệ sinh và tránh được ẩm.

7.3. Bảo quản: Bánh đậu xanh được bảo quản nơi khô, thoáng, mát, sạch và tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

7.4. Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển bánh đậu xanh phải khô, sạch, có mui che, không có mùi lạ làm ảnh hưng đến chất lưng sản phẩm.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi