Tiêu chuẩn ngành 28TCN 192:2004 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vùng nuôi cá bè

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 28TCN 192:2004

Tiêu chuẩn ngành 28TCN 192:2004 Vùng nuôi cá bè - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Số hiệu:28TCN 192:2004Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:14/01/2004Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 28TCN 192:2004

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

28TCN 192:2004

VÙNG NUÔI CÁ BÈ - ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Cage culture area - Conditions for food safety

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những điều kiện cơ bản để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với vùng nuôi cá trong bè các đối tượng sau đây:

- Cá Ba sa (Pangasius bocourti Sauvage, 1880)

- Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage. 1878))

2. Giải thích thuật ngữ

Trong Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.1 Nuôi cá bè là hình thức nuôi cá với mật độ cao trong bè đặt ở các dòng nước chảy. Bè nuôi cá được làm bằng các vật liệu gỗ, nhựa ..., được thiết kế sao cho nước bên ngoài có thể chảy thông qua bè.

2.2 Vùng nuôi cá bè là khu vực gồm 1 hay nhiều cụm bè và nằm trong quy hoạch nuôi cá bè được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.3 Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) vùng nuôi cá Ba sa và cá Tra là những hoạt động nhằm:

2.3.1 Đảm bảo sản phẩm cá nuôi không có dư lượng các chất bị cấm sử dụng.

2.3.2 Đảm bảo sản phẩm cá nuôi không có dư lượng kháng sinh, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép sử dụng làm thực phẩm cho người.

2.3.3 Hạn chế thấp nhất các rủi ro nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người tiêu dùng.

2.3.4 Các mối nguy về vệ sinh an toàn thực phẩm phải được kiểm soát (một số mối nguy chủ yếu và biện pháp kiểm soát được quy định trong Phụ lục A của Tiêu chuẩn này).

2.4 Cơ quan quan trắc môi trường là cơ quan xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch quan trắc môi trường nước.

2.5 Cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm là cơ quan được Bộ Thuỷ sản quyết định giao nhiệm vụ tổ chức điều hành Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi; trực tiếp thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi.

2.6 Ban quản lý vùng nuôi cá bè (gọi tắt là Ban quản lý) là tổ chức đại diện cho cộng đồng các cơ sở nuôi cá bè với các hình thức như: câu lạc bộ nuôi bè, chi hội nuôi bè, hợp tác xã nuôi bè ... Ban quản lý có nhiệm vụ điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất của vùng nuôi.

3. Tài liệu viện dẫn

3.1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6984 : 2001 (Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh).

3.2 Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 176:2002 (Cơ sở nuôi cá Ba sa, cá Tra trong bè - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm).

3.3 Quyết định số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản (Cấm sử dụng một số hóa chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh thủy sản).

3.4 Quyết định số 15/2002/QĐ-BTS ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi).

3.5 Quyết định số 24/2002/QĐ-BTS ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (sửa đổi, bổ sung Danh mục thuốc thú y thuỷ sản được phép sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản).

3.6 Quyết định số 344/2001/QĐ-BTS ngày 03/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (Quản lý xuất nhập khẩu hàng thuỷ sản chuyên ngành thời kỳ 2001-2005) và các quyết định điều chỉnh, bổ sung Quyết định này.

4. Yêu cầu về vị trí vùng nuôi và bố trí các bè trong vùng nuôi

4.1 Vùng nuôi cá Ba sa và cá Tra trong bè phải nằm trong vùng nuôi cá bè đã được quy hoạch và có chất lượng nguồn nước đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 3.3 của Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 176: 2002.

4.2 Vùng nuôi phải tránh được ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm.

4.3 Khoảng cách giữa 2 vùng nuôi liên kề nhau phải lớn hơn hoặc bằng chiều dài của vùng nuôi; để đảm bảo nước thải từ vùng nuôi này được pha loãng và phân hủy tự nhiên một phần trước khi chảy vào vùng nuôi kế tiếp.

4.4 Việc bố trí các bè trong vùng nuôi phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại các Điều 3.1 và Điều 3.2 của Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 176: 2002.

5. Yêu cầu đối với hộ dân sống trong vùng nuôi cá bè

5.1 Các hộ gia đình sống trên bè trong vùng nuôi phải theo đúng các quy định tại Điều 3.5 của Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 176:2002. Ngoài ra, các hộ nuôi phải theo đúng các quy định riêng dưới đây:

5.2 Đảm bảo giữ gìn vệ sinh công cộng và y tế cộng đồng. Người có các bệnh truyền nhiễm có thể lây lan qua đường nước không được tham gia vào các hoạt động nuôi cá bè.

5.3 Nơi ở phải thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. Rác thải phải được gom lại và đưa đến nơi đổ rác công cộng trên bờ.

5.4 Không được nuôi súc vật trên bè nuôi cá.

6. Yêu cầu về đảm bảo VSATTP trong hoạt động sản xuất kinh doanh

6.1 Cơ sở nuôi cá Ba sa và cá Tra trong bè không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh và hóa chất đã bị cấm; không được sử dụng các loại thuốc thú y thủy sản chưa được phép sử dụng theo quy định của Bộ Thủy sản.

6.2 Cơ sở nuôi phải ngừng sử dụng các loại thuốc và hóa chất 30 ngày trước khi thu hoạch sản phẩm.

6.3 Cơ sở nuôi và các đơn vị thu mua cá nguyên liệu phải chấp hành lệnh cấm thu hoạch của cơ quan giám sát và cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường hợp các thông số kiểm tra vệ sinh an toàn của môi trường nuôi và sản phẩm nuôi vượt quá giới hạn cho phép. Khi thu hoạch, cơ sở phải chấp hành những quy định trong thông báo của cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

7. Yêu cầu về tổ chức đối với vùng nuôi cá bè đảm bảo VSATTP

7.1 Vùng nuôi cá bè vệ sinh an toàn thực phẩm phải có Ban quản lý vùng nuôi để quản lý các cơ sở nuôi tham gia vào hoạt động chung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

7.1.1 Ban quản lý vùng nuôi phải đăng ký với chính quyền địa phương như là một tổ chức có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm nuôi trong vùng mình quản lý.

7.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý vùng nuôi:

7.1.2.1 Xây dựng quy chế hoạt động của vùng nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở những quy định của Tiêu chuẩn này và các quy định khác của địa phương.

7.1.2.2 Thu thập các thông tin về các mối nguy về chất lượng nước, các độc tố như kim lọai nặng, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất và kháng sinh bị cấm, ... ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm vùng nuôi để thông báo cho các cơ sở nuôi thành viên có biện pháp quản lý thích hợp nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của các chất ô nhiễm đến vùng nuôi.

7.1.2.3 Tư vấn và hướng dẫn thực hành nuôi cho các cơ sở nuôi cá bè trong vùng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm kiểm soát được dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi theo Quyết định số 15/2002/QĐ-BTS.

7.1.2.4 Tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc và hóa chất phù hợp với quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Quyết định số 01/2002/QĐ-BTS, Quyết định số 24/2002/QĐ-BTS và các quy định khác của pháp luật.

7.1.2.5 Xây dựng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm giữa các cơ sở nuôi trong vùng nuôi cá bè bao gồm các nội dung sau:

a. Sử dụng thuốc, hoá chất và kháng sinh.

b. Chất lượng thức ăn nuôi cá bè.

c. Giám sát bệnh cá và xử lý bệnh.

d. Xử lý hợp vệ sinh chất thải từ sinh hoạt con người.

7.1.2.6 Có kế hoạch, phương pháp kiểm tra việc thực hiện các quy định về vùng nuôi đảm bảo VSATTP theo những quy định trong Tiêu chuẩn này cũng như các quy định khác của Bộ Thủy sản và địa phương.

7.1.2.7 Hướng dẫn các cơ sở nuôi cá bè trong vùng thực hiện đúng những quy định về đảm bảo VSATTP trong hoạt động sản xuất của Tiêu chuẩn Ngành 28TCN 176: 2002.

7.1.2.8 Báo cáo kịp thời cho các cơ quan chức năng khi phát hiện có các mối nguy bên ngoài ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm vùng nuôi.

7.1.2.9 Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quan trắc môi trường và cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc quan trắc môi trường và kiểm tra VSATTP.

7.1.2.10 Lập hồ sơ quản lý các bè nuôi trong vùng. Đảm bảo lưu trữ tất cả số liệu có liên quan đến VSATTP vùng nuôi cho phép truy tìm nguồn gốc sản phẩm của các cơ sở nuôi.

7.1.2.11 Hướng dẫn các cơ sở nuôi cá bè trong việc ghi chép, lưu trữ hồ sơ phù hợp với kế hoạch quản lý của toàn vùng nuôi.

7.1.2.12 Thường xuyên liên hệ với các cơ quan chức năng địa phương, nắm vững các quy định quản lý của Ngành liên quan đến VSATTP; kịp thời xây dựng được các biện pháp kiểm soát được các mối nguy cho các cơ sở nuôi cá bè trong vùng.

7.1.3 Tổ chức Ban quản lý

7.1.3.1 Ban quản lý vùng nuôi gồm các thành viên do các cơ sở đăng ký tự nguyện tham gia vào vùng nuôi đảm bảo VSATTP bầu ra.

7.1.3.2 Ban quản lý vùng nuôi phải đủ nhân sự và năng lực để tổ chức và quản lý tốt vùng nuôi theo các quy định tại Tiêu chuẩn này.

7.2 Trách nhiệm của các cơ sở nuôi là thành viên vùng nuôi cá đảm bảo VSATTP.

7.2.1 Thực hiện đúng những yêu cầu nhằm đảm bảo VSATTP cho cơ sở nuôi cá bè quy định trong Tiêu chuẩn Ngành 28TCN176:2002 và các quy định khác trong Tiêu chuẩn này.

7.2.2 Thực hiện các quy định quản lý về nuôi bè và các quy định cụ thể tại địa phương về vùng nuôi cá bè đảm bảo VSATTP.

7.2.3 Hợp tác và chia sẻ thông tin công nghệ để nâng cao nhận thức giữa các cơ sở nuôi cá bè về thực hành nuôi an toàn; không sử dụng các loại thuốc và hóa chất có hại đến sức khỏe con người trong quy trình kỹ thuật nuôi.

7.2.4 Lưu trữ đầy đủ các số liệu theo các quy định về quản lý đã được thiết lập cho vùng nuôi cá bè đảm bảo VSATTP.

7.3 Trách nhiệm của các cơ quan chính quyền, chức năng quản lý thủy sản địa phương đối với vùng nuôi đảm bảo VSATTP:

7.3.1 Tạo điều kiện cho việc thành lập Ban quản lý vùng nuôi và các hoạt động quản lý vùng nuôi cá bè đảm bảo VSATTP.

7.3.2 Công nhận tính chất hợp pháp của các vùng nuôi cá bè đảm bảo VSATTP và tư cách pháp nhân của Ban quản lý vùng nuôi.

7.3.3 Hỗ trợ Ban quản lý vùng nuôi trong việc xây dựng các quy định cụ thể tại địa phương về quản lý các vùng nuôi cá bè đảm bảo VSATTP.

7.3.4 Kiểm soát sự phát triển của các ngành sản xuất gây ra ô nhiễm, ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực thẩm của vùng nuôi cá bè.

7.3.5 Tư vấn cho Ban quản lý vùng nuôi cá bè về kỹ thuật nuôi an toàn, sử dụng thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi và phòng ngừa dịch bệnh cá.

8. Kiểm tra và công nhận vùng nuôi cá bè đảm bảo VSATTP

8.1 Vùng nuôi cá Ba sa, cá Tra trong bè chỉ được cơ quan có thẩm quyền theo quyết định của Bộ Thủy sản công nhận đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP khi đáp ứng đúng các quy định của Tiêu chuẩn này và được giám sát ít nhất trong thời hạn 1 năm.

8.2 Mỗi vùng khi được kiểm tra, đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp mã số riêng.

8.3 Vùng nuôi cá bè được công nhận đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP phải chịu sự giám sát định kỳ, đột xuất của cơ quan có thẩm quyền.

 

PHỤ LỤC A

(quy định)

KIỂM SOÁT CÁC MỐI NGUY VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Bảng A1 - Các mối nguy và biện pháp kiểm soát cho các bè nuôi cá

Giai đoạn sản xuất

Các mối nguy có thể có

Biện pháp kiểm soát

1. Chọn vị trí

Ô nhiễm vi sinh và hóa học từ công nghiệp, nông nghiệp và chất thải sinh hoạt của người.

Chọn bè cách xa và không bị ảnh hưởng bởi các nguồn ô nhiễm.

2. Thiết kế bè

Ô nhiễm vi sinh và hóa học vào nguồn nước và bè do thiết kế không phù hợp hoặc thiếu điều kiện vệ sinh.

Thiết kế bè bằng các chất liệu đảm bảo vệ sinh; thiết kế nhà vệ sinh tự hoại; xử lý rác và chất thải không để phát tán ra ngoài môi trường nước.

3. Nuôi

- Chuẩn bị bè

Ô nhiễm vi sinh và hóa học từ việc sử dụng hóa chất độc hại để chuẩn bị, vệ sinh và sửa chữa bè.

Chỉ sử dụng những hóa chất được phép để vệ sinh chuẩn bị bè nuôi.

- Nguồn nước

Ô nhiễm hóa học và vi sinh (Salmonella) do từ nguồn nước cấp.

Quản lý tốt rác và chất thải không để nhiễm bẩn bè và môi trường bên ngoài. Di dời bè tránh các nguồn nước bị nhiễm bẩn.

- Giống thả nuôi

Cá giống có dư lượng các chất thuốc, kháng sinh và hóa chất bị cấm sử dụng.

Không dùng các loại thuốc, kháng sinh và hóa chất bị cấm sử dụng tronấicc cơ sở sản xuất giống và ương nuôi cá giống.

- Thức ăn

Nhiễm bẩn vi sinh, độc tố trong thức ăn.

Sử dụng loại thức ăn thích hợp. Không dùng thức ăn tươi không qua xử lý.

- Sử dụng thuốc, kháng sinh và hóa chất.

Sản phẩm cá nuôi tích tụ các chất thuốc, kháng sinh và hóa chất bị cấm sử dụng và không có đủ thời gian để thải hồi.

ÁÙp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh. Không sử dụng các thuốc, kháng sinh và hóa chất bị cấm. Ngừng sử dụng trước khi thu hoạch cá đối với các thuốc được phép sử dụng để có đủ thời gian thải hồi theo hướng dẫn.

4. Thu hoạch

Cá bè bị nhiễm bẩn hóa chất, vi sinh vật (Salmonella), dầu hỏa, ...

Thực hành theo quy định về thu hoạch và sau thu hoạch (bao gồm vệ sinh dụng cụ, thiết bị vận chuyển bảo quản,...).

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi