Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 319/TTg-KTTH của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát năm 2008
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 319/TTg-KTTH
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 319/TTg-KTTH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 03/03/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Thương mại-Quảng cáo |
tải Công văn 319/TTg-KTTH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 319/TTg-KTTH V/v tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát năm 2008 |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2008 |
Kính gửi: |
- Ngân hàng Nhà nước Việt - Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Xây dựng; - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. |
Xét báo cáo ngày 27 tháng 02 năm 2008 của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia về đánh giá tình hình thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ 2 tháng đầu năm 2008 và giải pháp điều hành trong những tháng tới, ý kiến của các Phó Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ, ngành và cơ quan liên quan tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 28 tháng 02 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
1. Đồng ý với những đánh giá, dự báo tình hình và một số kiến nghị về giải pháp điều hành chính sách tài chính, tiền tệ của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia tại báo cáo nêu trên. Việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ 2 tháng đầu năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình giá cả năng lượng, nguyên liệu và lương thực trên thế giới vẫn tiếp tục tăng, nền kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới có sự giảm sút, đã gây tác động mạnh đến nền kinh tế nước ta. Mặc dù các biện pháp kiểm soát giá cả, lạm phát đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương điều hành ngay từ đầu năm, nhưng thực tế chỉ số giá tiêu dùng 2 tháng đầu năm vẫn tiếp tục tăng ở mức cao (6,02%) đang là những thách thức lớn đối với việc thực hiện các mục tiêu đề ra về tăng trưởng và lạm phát năm 2008.
2. Trong những tháng còn lại của năm 2008, tình hình giá cả thị trường thế giới vẫn có khả năng tiếp tục biến động tăng, sẽ tác động mạnh đến lạm phát và phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Để thực hiện tốt các mục tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2008 nói chung, yêu cầu các Bộ, ngành, các địa phương cần tập trung, phối hợp chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá, đi đôi với thúc đẩy sản xuất, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.
3. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 75/TTg-KTTH ngày 15 tháng 01 năm 2008 về biện pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá năm 2008.
4. Cải thiện môi trường đầu tư để huy động đủ vốn đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng; đồng thời, phải đặc biệt quan tâm nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư, nhất là lĩnh vực đầu tư công; xem xét lại những công trình, dự án đọng vốn quá lâu, thiết kế ban đầu không còn phù hợp nữa hoặc công trình đầu tư kém hiệu quả; đình hoãn hoặc dãn những công trình chưa thật cần thiết.
5. Các Bộ, ngành và địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các chính sách, nhất là giữa chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, chủ động và linh hoạt; điều hành chính sách tài khóa theo hướng thắt chặt chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, hạn chế bội chi ngân sách, đi đôi với triển khai thực hiện tốt chính sách tiền lương, chính sách đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu... bảo đảm sự phối hợp đồng bộ, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau để đạt hiệu quả cao nhất.
6. Ngân hàng Nhà nước công bố và thực hiện việc hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại để bảo đảm khả năng thanh toán; đồng thời, xem xét việc tăng dự trữ bắt buộc, tiếp tục áp dụng biện pháp mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc đã công bố, bảo đảm phù hợp với tình hình diễn biến tiền tệ và khả năng chịu đựng của các tổ chức tín dụng. Thực hiện chính sách lãi suất thực dương theo cơ chế thị trường; điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, sử dụng có hiệu quả các công cụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cơ bản, bảo đảm quan hệ hợp lý giữa các loại lãi suất trái phiếu, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Bộ Tài chính sớm chỉ đạo thực hiện chuyển số dư tiền gửi của Kho bạc tại các ngân hàng thương mại hiện nay về Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm tạo điều kiện thực hiện tốt việc điều hành chính sách tiền tệ.
7. Tiếp tục thực hiện mua ngoại tệ cho các nhà đầu tư, tính toán xem xét thứ tự ưu tiên việc mua ngoại tệ cho các đối tượng. Nghiên cứu triển khai phát hành Trái phiếu Chính phủ trong nước bằng đồng tiền Việt Nam, Trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ để hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, hút bớt tiền nhàn rỗi về, giảm áp lực lạm phát và tăng dự trữ quốc gia hoặc đầu tư ra nước ngoài. Tiếp tục điều hành tỷ giá giữa đồng tiền Việt
8. Điều hành hoạt động tín dụng ngân hàng ở mức tăng trưởng tín dụng tối đa 30% nhưng phải đáp ứng được yêu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế và khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng theo chuẩn mực quốc tế.
9. Các giải pháp chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng phải tiếp tục tạo điều kiện phát triển lành mạnh thị trường bất động sản. Cần áp dụng các giải pháp chống đầu cơ bất động sản thông qua việc kiểm soát tín dụng, chính sách thuế, kết hợp với những biện pháp hành chính cần thiết. Bộ Xây dựng, các Bộ, ngành và địa phương liên quan cần điều chỉnh quy hoạch, rà soát các danh mục đầu tư, dự án... để tăng cường nguồn cung bất động sản, tạo sự cân bằng và phát triển lành mạnh thị trường bất động sản. Đối với các dự án tốt, đầu tư đúng và lành mạnh, ngân hàng tiếp tục cho vay, nếu phát hiện có biểu hiện găm giữ, đầu cơ, mua đi bán lại thì phải thu hồi vốn và kiên quyết xử lý, nhất là các doanh nghiệp nhà nước không có chức năng tham gia vào thị trường này. Đẩy mạnh tăng cung cho thị trường để giải quyết cầu về nhà ở, phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp...
10. Sớm hoàn thiện Đề án ổn định và phát triển bền vững, tăng trưởng thị trường chứng khoán. Thực hiện các biện pháp để khôi phục, phát triển thị trường, không để thị trường đi xuống. Tạo điều kiện tăng cung hàng hóa, không hạn chế các công ty tham gia công bố và niêm yết trên sàn giao dịch. Có tiến trình cổ phần hóa và IPO các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tổng công ty và các doanh nghiệp lớn; không nên chỉ lấy việc bán cổ phiếu với giá cao nhất làm chuẩn để IPO. Tiếp tục triển khai Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 01 tháng 02 năm 2008 về kiểm soát cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán; cần tuyên truyền rõ nội dung của Quyết định, để tránh tạo yếu tố tâm lý cho rằng Nhà nước chủ trương thu hẹp thị trường.
11. Nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ khả năng cho phép thành lập chi nhánh, công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam để quản lý các quỹ đầu tư huy động vốn nước ngoài, nhằm thu hút có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường tính công khai minh bạch và quản lý tốt hơn hoạt động này, không để các Văn phòng đại diện thực hiện hoạt động kinh doanh trái với quy định pháp luật.
12. Nghiên cứu trình Chính phủ việc quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với chứng khoán chưa niêm yết theo hướng bảo đảm được yêu cầu quản lý, giảm thiểu rủi ro và không được cao hơn mức áp dụng hiện nay đối với công ty niêm yết, đồng thời phù hợp với điều lệ của công ty.
13. Nghiên cứu báo cáo Thủ tướng Chính phủ khả năng cho phép Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn nhà nước có thể mua vào một số cổ phiếu loại tốt, có hiệu quả và có tính thanh khoản cao trong những trường hợp cần thiết.
14. Việc lập thêm các công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại cổ phần cần phải được kiểm soát, bảo đảm đầy đủ các điều kiện và tiêu chí quy định; đồng thời, với phát triển số lượng, cần tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán nhanh chóng ổn định và từng bước tăng trưởng, nâng cao năng lực tài chính và quy mô hoạt động, góp phần tăng nhanh quy mô thị trường.
15. Trước mắt trong điều kiện hiện nay, để tập trung thu hút nguồn ngoại tệ đang có ở trong nước, tạm thời chưa phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài.
16. Tập trung khai thác và mở rộng thị trường xuất khẩu, phấn đấu đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu cả năm trên 25%.
17. Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các địa phương tăng cường chỉ đạo kiểm soát tốt thị trường trong nước, chống đầu cơ găm hàng tăng giá, lạm dụng lạm phát, lạm dụng vị thế độc quyền để kiếm lời vi phạm lợi ích của người tiêu dùng. Nghiên cứu áp dụng các biện pháp phù hợp để kiểm soát giá các hàng hóa độc quyền như: định giá giới hạn, đăng ký giá, thông báo, kê khai giá, niêm yết và bán theo giá niêm yết.
18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ: Tài chính, Công thương, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thường xuyên cập nhật và cung cấp kịp thời những thông tin về tài chính, tiền tệ, chứng khoán và các biện pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá, phát triển sản xuất của Chính phủ... để tạo kênh thông tin chính thức đến người dân, góp phần định hướng dư luận; đồng thời, thực hiện việc giao ban hàng tuần về tình hình thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
19. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ có liên quan đưa tin, bài chính xác, ủng hộ các chủ trương, chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực nhạy cảm này, tránh những thông tin sai sự thật, có tính kích động, gây tâm lý bất an trong xã hội./.
Nơi nhận: - Như trên; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương, các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty 91; - Các thành viên HĐTVCSTCTTQG; - VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, các Vụ, Cục; - Lưu: Văn thư, KTTH (6b). 210 |
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG (Đã ký) Nguyễn Sinh Hùng |