Kết luận 156-KL/TW 2025 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Kết luận 156-KL/TW

Kết luận 156-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Kết luận 76-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW
Cơ quan ban hành: Bộ Chính trị
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:156-KL/TWNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Kết luậnNgười ký:Trần Cẩm Tú
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
21/05/2025
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Kết luận 156-KL/TW

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Kết luận 156-KL/TW PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 156-KL_TW DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

*

Số 156-KL/TW

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

_________________________

Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2025

 

 

KẾT LUẬN

CỦA BỘ CHÍNH TRỊ

về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển
văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
và Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XII
về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

-----

 

1. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, công tác xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam có nhiều mặt tiến bộ. Cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đã nghiêm túc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết, quan tâm đầu tư nguồn lực xây dựng, phát triển văn hoá, con người. Công tác quản lý nhà nước có chuyển biến tích cực; thể chế, chính sách từng bước được hoàn thiện; nhiều chính sách mới được ban hành; các thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, góp phần thúc đẩy phát triển văn hoá, văn học, nghệ thuật. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện được coi trọng; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh gắn với Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" được triển khai rộng khắp, đạt kết quả tích cực. Xây dựng văn hoá trong chính trị gắn với học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng có nhiều chuyển biến, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn. Xây dựng văn hoá trong kinh tế được triển khai gắn với thực hiện Cuộc vận động "Xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam", góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Các hoạt động văn hoá, văn học, nghệ thuật được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, cơ bản đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hoá của các tầng lớp nhân dân; các cấp, các ngành quan tâm hơn đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Phát triển công nghiệp văn hoá đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường sản phẩm văn hoá được triển khai tích cực, có chuyển biến rõ nét, bước đầu đạt kết quả rất đáng khích lệ; hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá có nhiều chuyển biến theo hướng hiệu quả và thực chất.

Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW còn một số hạn chế, yếu kém, như: Một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hoá, con người đối với sự phát triển nhanh, bền vững đất nước; chưa đặt văn hoá ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; nguồn lực đầu tư cho văn hoá, con người còn dàn trải, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Nguyên nhân chủ yếu là do tư duy quản lý chưa theo kịp thực tiễn; việc thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng về văn hoá, con người còn chậm; công tác quản lý nhà nước có lúc, có nơi còn hạn chế; chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hoá một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Việc xây dựng văn hoá trong chính trị, kinh tế, xã hội chưa chuyển biến rõ nét; vẫn còn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, của một số trí thức, văn nghệ sĩ, doanh nhân. Việc xây dựng môi trường văn hoá trong xã hội, cộng đồng, gia đình, nhà trường ở một số nơi chưa được triển khai đồng bộ, còn phiến diện, chưa đi vào chiều sâu; hoạt động văn hoá trên không gian mạng xuất hiện xu hướng lệch lạc, còn nhiều thông tin xấu độc, tin giả tác động tiêu cực đến nhận thức và hành vi của người dân, nhất là giới trẻ. Chưa thu hẹp được khoảng cách hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, miền; đời sống văn hoá ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo còn khó khăn.

2. Để xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam thực sự trở thành "nền tảng", "nguồn lực nội sinh", "động lực phát triển" đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới, Bộ Chính trị yêu cầu:

2.1. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW, Kết luận số 76-KL/TW và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về văn hoá, con người Việt Nam; chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam thống nhất trong đa dạng; chú trọng xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, gắn kết chặt chẽ với xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh nhằm khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng cống hiến của mọi người dân và truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nền tảng vững chắc để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Phát triển văn hoá vì hạnh phúc của con người, con người là chủ thể, nguồn lực, động lực quan trọng của sự phát triển. Cần đẩy mạnh tuyên truyền, lan toả sâu rộng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong giai đoạn mới; phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong phát triển văn hoá, con người gắn với xây dựng, phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Đẩy mạnh xây dựng văn hoá trong chính trị, tập trung xây dựng văn hoá trong Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, quản trị các cấp. Chú trọng xây dựng môi trường văn hoá liêm chính, đề cao đạo đức công vụ, văn hoá ứng xử trong cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Đẩy mạnh xây dựng văn hoá doanh nghiệp, văn hoá doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Phát triển toàn diện, đồng bộ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hoá; tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi cho văn học, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ, đa dạng, có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao, sức lan toả rộng rãi, phản ánh sức mạnh thời đại và thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tôn vinh, biểu dương, ca ngợi những giá trị truyền thống, giá trị tốt đẹp của dân tộc, của con người Việt Nam. Tôn trọng và bảo vệ sự biểu đạt đa dạng của văn hoá; phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, cải thiện, nâng cao mức thụ hưởng văn hoá của Nhân dân; thu hẹp khoảng cách thụ hưởng văn hoá giữa các vùng, miền.

Khẩn trương hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và ưu tiên bổ sung nguồn lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ văn hoá, con người Việt Nam trong giai đoạn mới; huy động mọi nguồn lực, động lực xây dựng và phát triển văn hoá, con người; phấn đấu mức chi cho văn hoá không thấp hơn 2% tổng chi ngân sách nhà nước; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, cán bộ cấp chiến lược; có giải pháp đột phá đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hoá bảo đảm các yếu tố: Đổi mới, sáng tạo, bản sắc, độc đáo, chuyên nghiệp, lành mạnh, cạnh tranh, bền vững; xây dựng môi trường văn hoá số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số; chủ động hội nhập quốc tế về văn hoá, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và thúc đẩy quảng bá bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

2.2. Đảng uỷ Quốc hội chỉ đạo rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam, nhất là các nội dung điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực văn hoá, văn học, nghệ thuật, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tạo sự đột phá. Tăng cường giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật về xây dựng và phát triển văn hoá, con người.

2.3. Đảng uỷ Chính phủ chỉ đạo việc thể chế hoá, xây dựng cơ chế, chính sách, rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản phù hợp tính đặc thù của lĩnh vực văn hoá, văn học, nghệ thuật nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Ưu tiên bố trí nguồn lực hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm bảo đảm thực hiện đạt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết số 33-NQ/TW, Kết luận số 76-KL/TW và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về văn hoá, con người Việt Nam.

2.4. Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự đoàn kết, thống nhất trong các tầng lớp nhân dân, nâng cao nhận thức của hội viên, đoàn viên, các giai tầng xã hội về vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững đất nước trong kỷ nguyên mới.

2.5. Các ban đảng, các đảng uỷ, tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, tập trung tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trọng điểm nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW, Kết luận số 76-KL/TW và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về văn hoá, con người Việt Nam.

2.6. Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kết luận; định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

3. Yêu cầu các cấp uỷ trực thuộc Trung ương xây dựng Kế hoạch thực hiện Kết luận này, trong đó nêu rõ nội dung, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, thời hạn thực hiện; gửi về Bộ Chính trị (qua Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương) trước tháng 7/2025.

 

Nơi nhận:

- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương,

- Các ban đảng Trung ương,

- Các đảng uỷ bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương,

- Các đảng uỷ đơn vị sự nghiệp ở Trung ương,

- Các đồng chí Uỷ viên

Ban Chấp hành Trung ương Đảng,

- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.

T/M BỘ CHÍNH TRỊ

 

 

 

 

 

 

 

Trần Cẩm Tú

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
Chú thích màu chỉ dẫn
Chú thích màu chỉ dẫn:
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc:
Sửa đổi, bổ sung, đính chính
Thay thế
Hướng dẫn
Bãi bỏ
Bãi bỏ cụm từ
Bình luận
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
×
×
×
×
Vui lòng đợi