Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13167:2020 Truy xuất nguồn gốc - Các tiêu chí đánh giá hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13167:2020
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13167:2020 Truy xuất nguồn gốc - Các tiêu chí đánh giá hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm
Số hiệu: | TCVN 13167:2020 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Thực phẩm-Dược phẩm |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13167:2020
TRUY XUẤT NGUỒN GỐC - CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỰC PHẨM
Traceability - Compliance criteria for food traceability system
Lời nói đầu
TCVN 13167:2020 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tài liệu của GS1 Global traceability compliance criteria for food. Application standard (2016);
TCVN 13167:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F8 Thịt và sản phẩm thịt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Công cụ phân tích khoảng trống về truy xuất nguồn gốc là rất quan trọng đối với mọi tổ chức sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ phải đáp ứng các mục tiêu của khách hàng, các yêu cầu luật định và mục tiêu hoạt động. Hệ thống truy xuất nguồn gốc hiện hành của tổ chức có thể được kiểm tra thông qua công cụ thiết thực với các hướng dẫn đảm bảo dữ liệu và thông tin cần thiết được ghi lại và được phản ánh dọc theo chuỗi cung ứng, từ điểm sản xuất đến khách hàng.
Danh mục kiểm tra truy xuất nguồn gốc tại các điểm kiểm soát và các tiêu chí đánh giá là công cụ được xây dựng để cải tiến liên tục các hệ thống xác định nguồn gốc sử dụng các tiêu chuẩn toàn cầu. Công cụ này giúp đảm bảo sự tuân thủ đối với các yêu cầu bắt buộc về truy xuất nguồn gốc trong hệ thống quản lý chất lượng và đánh giá chúng theo các tiêu chuẩn toàn cầu và các quy định về truy xuất nguồn gốc quan trọng khác.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc cần được hỗ trợ bởi các biện pháp thực hành tốt nhất theo nhu cầu của từng lĩnh vực, các quy định quốc tế và tiêu chuẩn toàn cầu. Mức độ phức tạp của hệ thống có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nó trong chuỗi cung ứng (nhà cung cấp, cơ sở sản xuất, nhà phân phối, cơ sở bán lẻ, v.v.), đặc tính của sản phẩm và mục tiêu kinh doanh yêu cầu.
Tiêu chuẩn này là cơ sở để kiểm tra các thành phần chính truy xuất nguồn gốc và thiết kế khung hệ thống truy xuất nguồn gốc, định danh, thu thập và chia sẻ thông tin truy xuất nguồn gốc giữa các đối tác thương mại trong chuỗi cung ứng mở rộng.
TRUY XUẤT NGUỒN GỐC - CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỰC PHẨM
Traceability - Compliance criteria for food traceability system
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các tiêu chí đánh giá đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm, nhằm xác định các yếu tố cần thiết để xây dựng các biện pháp thực hành đối với việc sản xuất và phân phối sản phẩm thực phẩm.
Các tiêu chí đánh giá thể hiện dưới dạng danh mục kiểm tra (checklist), được thiết kế để áp dụng và/hoặc xem xét hệ thống truy xuất nguồn gốc hiện hành của tổ chức, bao gồm cơ sở sản xuất, cơ sở sơ chế, cơ sở chế biến, nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho chuỗi cung ứng thực phẩm.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các tổ chức sau đây:
- cơ sở sản xuất bao bì và vật chứa;
- nông dân/cơ sở trồng trọt, chăn nuôi;
- cơ sở xuất khẩu và nhập khẩu;
- cơ sở cung cấp dịch vụ logistic;
- cơ sở sản xuất/cơ sở chế biến;
- cơ sở bán lẻ;
- cơ sở cung cấp dịch vụ lưu kho và ký gửi;
- cơ sở cung cấp dịch vụ logistic bên thứ ba;
- cơ sở vận chuyển;
- cơ sở bán buôn.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 12850:2019, Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc
TCVN ISO 22005, Xác định nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Nguyên tắc chung và yêu cầu cơ bản đối với việc thiết kế và thực hiện hệ thống
3 Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt
3.1 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 12850:2019 cùng với các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1.1
GS1
Tổ chức mã số mã vạch toàn cầu, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế về mã số, mã vạch, quy định các thủ tục quản lý, sử dụng và cung cấp các dịch vụ có liên quan
[NGUỒN: 3.1 của TCVN 12827:2019]
3.1.2
Hệ thống GS1 (GS1 system)
Các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn và hướng dẫn của GS1
[NGUỒN: 3.2 của TCVN 12827:2019]
3.1.3
Đánh giá (audit)
Quá trình có hệ thống, độc lập và dạng văn bản để thu được bằng chứng khách quan và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để xác định mức độ thực hiện các tiêu chí đánh giá
CHÚ THÍCH 1: Đánh giá nội bộ thường được gọi là đánh giá của bên thứ nhất, do tổ chức tự thực hiện hoặc thực hiện với danh nghĩa của tổ chức.
CHÚ THÍCH 2: Đánh giá bên ngoài bao gồm đánh giá của bên thứ hai và bên thứ ba. Đánh giá của bên thứ hai được tiến hành bởi các bên quan tâm tới tổ chức, như khách hàng hoặc người khác với danh nghĩa của khách hàng. Đánh giá bên thứ ba được tiến hành bởi tổ chức đánh giá độc lập, như tổ chức cấp chứng nhận/đăng ký sự phù hợp hoặc cơ quan quản lý.
[NGUỒN: 3.1 của TCVN ISO 19011:2018]
3.1.4
Tiêu chí đánh giá (compliance criteria/audit-criteria)
Các dữ kiện cần được tổ chức (3.7) giám sát và lập thành văn bản để duy trì khả năng truy xuất nguồn gốc tại một điểm kiểm soát nhất định
3.1.5
Đoàn đánh giá (audit team)
Một hay nhiều cá nhân tiến hành cuộc đánh giá, với sự hỗ trợ của các chuyên gia kỹ thuật khi cần
CHÚ THÍCH 1: Một chuyên gia đánh giá trong đoàn đánh giá được chỉ định làm trưởng đoàn đánh giá.
CHÚ THÍCH 2: Đoàn đánh giá có thể bao gồm chuyên gia đánh giá tập sự.
[NGUỒN: 3.13.14 của TCVN ISO 9000:2015]
3.1.6
Khắc phục (correction)
Hành động nhằm loại bỏ sự không phù hợp được phát hiện
CHÚ THÍCH 1: Việc khắc phục có thể được thực hiện trước, đồng thời hoặc sau hành động khắc phục.
CHÚ THÍCH 2: Việc khắc phục có thể là làm lại hoặc hạ cấp.
[NGUỒN: 3.12.3 của TCVN ISO 9000:2015]
3.1.7
Hành động khắc phục (corrective action)
Hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp hoặc các tình huống không mong muốn khác được phát hiện trong hệ thống truy xuất nguồn gốc
[NGUỒN: 3.12.2 của TCVN ISO 9000:2015, có sửa đổi]
3.1.8
Tổ chức (organization)
Người hoặc nhóm người với chức năng riêng của mình có trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ để đạt được các mục tiêu của mình
[NGUỒN: 3.2.1 của TCVN ISO 9000:2015]
3.1.9
Quá trình (process)
Tập hợp các hoạt động có liên quan hoặc tương tác lẫn nhau, sử dụng đầu vào để cho ra kết quả dự kiến
[NGUỒN: 3.4.1 của TCVN ISO 9000:2015]
3.1.10
Mối nguy về an toàn thực phẩm (food safety hazard)
Tác nhân sinh học, hóa học hoặc vật lý trong thực phẩm có khả năng gây tác động xấu đối với sức khỏe
[NGUỒN: 3.22 của TCVN ISO 22000:2018]
3.1.11
Dữ liệu truy xuất nguồn gốc (traceability data)
Mọi thông tin về lai lịch, quá trình áp dụng hoặc địa điểm của vật phẩm có thể truy xuất, có thể là dữ liệu chủ hoặc dữ liệu giao dịch
[NGUỒN: 3.5 của TCVN 12827:2019, có sửa đổi]
3.1.12
Mẻ (batch)
Lô (lot)
Tập hợp một chủng loại sản phẩm, hàng hóa có cùng tên gọi, kết cấu, công dụng, được sản xuất ở cùng một cơ sở, cùng một thời gian và trên cùng một dây chuyền công nghệ
[NGUỒN: 3.6 của TCVN 12827:2019, có sửa đổi]
3.1.13
Thương phẩm (trade item)
Sản phẩm cần truy tìm thông tin đã định trước và có thể đã được định giá, đặt hàng hoặc lập hóa đơn tại bất kì điểm nào trong chuỗi cung ứng.
[NGUỒN: 2.175 của TCVN 9086:2011, có sửa đổi]
3.1.14
Vật phẩm có thể truy xuất (traceable item)
Vật thể có thể hoặc không phải là thương phẩm, cần truy tìm thông tin về lai lịch, quá trình sử dụng hoặc địa điểm của nó.
CHÚ THÍCH 1: Cấp độ tại đó vật phẩm có thể truy xuất được xác định là phụ thuộc vào tổ chức và mức độ kiểm soát yêu cầu (ví dụ: trong phạm vi đóng gói sản phẩm hoặc logistic). Vật phẩm này có thể được truy xuất ngược, truy xuất xuôi hoặc thu hồi cùng lúc tại nhiều địa điểm (ví dụ: nếu được định danh tại cấp thương phẩm và cấp lô). Đáy là sự chọn lựa của bên truy xuất nguồn gốc, khi cấp định danh (ví dụ: GTIN hoặc cấp lô hoặc cấp xêri) dùng cho vật phẩm có thể truy xuất
CHÚ THÍCH 2: Vật phẩm có thể truy xuất có thể thuộc các cấp độ sau:
- sản phẩm hoặc vật phẩm thương mại (thương phẩm, ví dụ hộp/thùng hàng, vật phẩm tiêu dùng);
- đơn vị logistic (ví dụ: thùng hàng, côngtenơ);
- chuyến hàng hoặc việc di chuyển sản phẩm hoặc thương phẩm.
[NGUỒN: 3.9 của TCVN 12827:2019, có sửa đổi]
3.1.15
Đơn vị logistic (logistic unit)
Một vật phẩm có thành phần bất kì được thiết lập để vận chuyển và/hoặc lưu kho cần được quản lý suốt chuỗi cung ứng.
CHÚ THÍCH: Đơn vị logistic được định danh bằng SSCC.
[NGUỒN: 3.10 của TCVN 12827:2019]
3.1.16
Đối tác thương mại (trading partner)
Các bên tham gia chuỗi cung ứng có tác động đến luồng hàng trong chuỗi cung ứng.
[NGUỒN: 3.13 của TCVN 12827:2019, có sửa đổi]
3.1.17
Đơn vị vận chuyển (transporter)
Bên có thể truy xuất nguồn gốc tiếp nhận, mang và phân phối một hoặc nhiều vật phẩm có thể truy xuất từ một điểm này đến một điểm khác mà không làm thay đổi vật phẩm đó
CHÚ THÍCH: Thông thường, đơn vị vận chuyển chỉ sự giám hộ hoặc kiểm soát vật phẩm có thể truy xuất, nhưng cũng có thể có quyền sở hữu.
[NGUỒN: 3.14 của TCVN 12827:2019, có sửa đổi]
3.1.18
Chuyến hàng (shipment)
Một nhóm các đơn vị logistic và các đơn vị vận chuyển được người bán (bên gửi) tập hợp, định danh và chuyển theo một thông báo chuyển hàng và/hoặc vận đơn đến khách hàng (bên nhận)
3.1.19
Địa điểm (location)
Vị trí nơi vật phẩm có thể truy xuất hoặc có thể định vị
CHÚ THÍCH: Địa điểm có thể là vị trí sản xuất, sơ chế, lưu kho và/hoặc bán hàng.
[NGUỒN: 3.15 của TCVN 12827:2019]
3.1.20
Dữ liệu gốc (master data)
Dữ liệu miêu tả từng vật phẩm và các bên tham gia vào các quy trình trong chuỗi cung ứng, có bản chất lâu dài hoặc vĩnh viễn, tương đối ổn định theo thời gian (không bị thay đổi thường xuyên), có thể truy cập và sử dụng bởi nhiều quy trình nghiệp vụ và ứng dụng hệ thống
3.1.21
Số định danh ứng dụng của GS1 (GS1 Application Identifier)
AI
Trường bao gồm hai hoặc nhiều chữ số ở phần đầu chuỗi yếu tố để xác định đơn nhất định dạng và ý nghĩa của nó
[NGUỒN: 3.24 của TCVN 12827:2019]
3.1.22
Mã số địa điểm toàn cầu (Global Location Number)
GLN
Dãy số gồm tiền tố mã doanh nghiệp và số định danh địa điểm theo tiêu chuẩn GS1
[NGUỒN: 3.25 của TCVN 12827:2019]
3.1.23
Mã số sản phẩm toàn cầu (Global Trade Item Number)
GTIN
Dãy số gồm tiền tố mã doanh nghiệp và số định danh sản phẩm theo tiêu chuẩn GS1
[NGUỒN: 3.26 của TCVN 12827:2019]
3.1.24
Mã côngtenơ vận chuyển theo xêri (Serial Shipping Container Code)
SSCC
Dãy số gồm một chữ số mở rộng, tiền tố mã doanh nghiệp, số tham chiếu theo xêri và số kiểm tra theo tiêu chuẩn GS1
[NGUỒN: 3.27 của TCVN 12827:2019]
3.2 Chữ viết tắt
AI | Application Identifier | Số định danh ứng dụng |
DESADV | Despatch Advice | Thông báo giao hàng |
EPC | Electronic Product Code | Mã điện tử sản phẩm |
GDSN 1) | Global Data Synchronisation Network | Mạng đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu |
GIAI | Global Individual Asset Identifier | Mã số toàn cầu định danh tài sản riêng |
GLN | Global Location Number | Mã số địa điểm toàn cầu |
GRAI | Global Returnable Asset Identifier | Mã số toàn cầu định danh tài sản có thể hoàn lại |
GS1 | GS1 | Tổ chức mã số mã vạch quốc tế |
GTIN | Global Trade Item Number | Mã số sản phẩm toàn cầu |
ID | Identifier | Mã định danh |
RFID | Radio Frequency Identification | Định danh bằng tần số radio |
SSCC | Serial Shipping Container Code | Mã côngtenơ vận chuyển theo xêri |
UPC | Universal Product Codes | Mã sản phẩm chung |
4 Yêu cầu chung
4.1 Các mức độ tuân thủ tiêu chí đánh giá
Tiêu chuẩn này đưa ra các mức độ tuân thủ các tiêu chí đánh giá mà một tổ chức cần đáp ứng khi được đánh giá hệ thống truy xuất nguồn gốc. Các mức độ tuân thủ cụ thể tại các điểm kiểm soát của hệ thống truy xuất nguồn gốc được nêu trong Bảng 1.
Bảng 1 - Các mức độ tuân thủ tiêu chí đánh giá tại các điểm kiểm soát của hệ thống truy xuất nguồn gốc
Mức độ tuân thủ | Diễn giải | Yêu cầu |
Bắt buộc | Các điểm kiểm soát này đáp ứng các yêu cầu quan trọng nhất theo TCVN 12850, TCVN ISO 22005 và/hoặc tiêu chuẩn cụ thể đối với chuỗi cung ứng, chuyên gia đánh giá không được chỉ ra các điểm kiểm soát này là “không áp dụng” | Phải tuân thủ tất cả các điểm kiểm soát này |
Bắt buộc có điều kiện | Các điểm kiểm soát này đáp ứng các yêu cầu quan trọng nhất theo TCVN 12850, TCVN ISO 22005 và/hoặc tiêu chuẩn cụ thể đối với chuỗi cung ứng, nhưng chuyên gia đánh giá có thể chỉ ra các điểm kiểm soát này là “không áp dụng”, tùy theo thực tế hoặc tình huống cụ thể được thực hiện trong mỗi tổ chức | Phải tuân thủ tất cả các điểm kiểm soát này |
Tùy chọn | Các điểm kiểm soát này đáp ứng các yêu cầu theo TCVN 12850 thuộc trách nhiệm của đối tác thương mại của các thương phẩm do tổ chức tiếp nhận được đánh giá | Không nhất thiết tuân thủ tất cả các điểm kiểm soát này |
Khuyến nghị | Các điểm kiểm soát này đáp ứng các yêu cầu truy xuất nguồn gốc theo các tiêu chuẩn khác ngoài TCVN 12850, theo các biện pháp thực hành sản xuất tốt hoặc theo hướng dẫn truy xuất nguồn gốc quốc tế (xem Phụ lục A) | Không nhất thiết tuân thủ tất cả các điểm kiểm soát này |
Mỗi điểm kiểm soát có thể được đánh giá là tuân thủ (“Có”), không tuân thủ (“Không”) hoặc không áp dụng. Câu trả lời “không áp dụng” không được sử dụng cho các điểm kiểm soát "bắt buộc". Đối với các điểm kiểm soát còn lại, chỉ có trưởng nhóm đánh giá được quyền quyết định câu trả lời “không áp dụng”.
Phải đánh giá tất cả các điểm kiểm soát trong danh mục kiểm tra truy xuất nguồn gốc nêu trong Điều 5.
4.2 Danh mục kiểm tra truy xuất nguồn gốc và việc tuân thủ TCVN 12850
Danh mục kiểm tra truy xuất nguồn gốc đáp ứng TCVN 12850 nếu tổ chức tuân thủ tất cả các điểm kiểm soát “bắt buộc”, các điểm kiểm soát “bắt buộc có điều kiện” và các điểm kiểm soát “tùy chọn”.
4.3 Danh mục kiểm tra truy xuất nguồn gốc và mối liên quan với các tiêu chuẩn khác về truy xuất nguồn gốc và thực hành sản xuất tốt
Có một số điểm kiểm soát trong danh mục kiểm tra truy xuất nguồn gốc đáp ứng các yêu cầu truy xuất nguồn gốc có trong các tiêu chuẩn khác về truy xuất nguồn gốc và thực hành sản xuất tốt (xem Phụ lục A).
4.4 Hướng dẫn sử dụng các điểm kiểm soát
Danh mục kiểm tra truy xuất nguồn gốc có 72 điểm kiểm soát, chia thành 12 nhóm, mỗi phần có một mục tiêu truy xuất nguồn gốc khác nhau. Bảng 2 diễn giải về nội dung và cách thức đánh giá đối với mỗi nhóm điểm kiểm soát theo Điều 5.
Bảng 2 - Nội dung và cách thức đánh giá đối với mỗi nhóm điểm kiểm soát
Nhóm điểm kiểm soát | Điểm kiểm soát | Miêu tả |
1. Lựa chọn mục tiêu | 1.1 đến 1.4 | Kiến thức về các yêu cầu đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc |
2. Định nghĩa sản phẩm | 2.1 đến 2.5 | Ấn định thương phẩm trong hệ thống dữ liệu gốc đối với tất cả thương phẩm đã tiếp nhận, sản xuất và/hoặc vận chuyển |
3. Vị trí chuỗi cung ứng | 3.1 đến 3.3 | Định danh bên nội bộ và bên ngoài trong hệ thống dữ liệu gốc |
3.4 đến 3.7 | Xác định các vị trí nội bộ và bên ngoài trong hệ thống dữ liệu gốc | |
4. Xây dựng các thủ tục | 4.1 đến 4.5 | Các thủ tục đối với thương phẩm có thể truy xuất nguồn gốc và các vật phẩm trung gian được tiếp nhận, sản xuất và phân phối theo định nghĩa về mã số lô/mẻ và/hoặc số xêri |
4.6 đến 4.7 | Các thủ tục về việc sắp xếp dữ liệu gốc quan trọng giữa các đối tác thương mại | |
4.8 đến 4.10 | Các thủ tục hoặc công cụ để thu thập, ghi chép, chia sẻ và truyền đạt thông tin truy xuất nguồn gốc trong nội bộ và giữa các bên liên quan chính | |
5. Dòng vật chất | 5.1 đến 5.10 | Định danh vật lý và ký hiệu trên tất cả các cấp độ phân cấp của các vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc được tiếp nhận, sản xuất và/hoặc vận chuyển: - mã số thương phẩm toàn cầu đơn nhất (ví dụ: GTIN/UPC); - mã lô/mẻ sản xuất (bao gói tiêu dùng, thùng, palet); - số xêri đơn nhất (chỉ ở cấp độ logistic-palet); - mã định danh đơn nhất đối với chuyến hàng (chỉ với chuyến hàng). |
5.11 đến 5.12 | Lưu đồ về các quá trình chuyển đổi/sản xuất (từ nguyên liệu/bao bì đến thành phẩm) và phản hồi yêu cầu truy xuất ngược giữa các đối tác thương mại | |
6. Yêu cầu về thông tin | 6.1 đến 6.8 | Thông tin tối thiểu liên quan đến khả năng truy xuất nguồn gốc đối với mọi mức phân cấp của vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc được sản xuất, tiếp nhận và/hoặc vận chuyển đến các bên khác: - mã định danh chuyến hàng (chỉ với chuyến hàng); - mã số đơn vị logistic hoặc SSCC cho các đơn vị logistic; - mã số thương phẩm hoặc GTIN; - mã số lô/mẻ sản xuất (đơn vị tiêu dùng, đơn vị thương mại, thùng hàng, palet); - số xêri (đơn vị tiêu dùng, đơn vị thương mại, thùng, palet). Mỗi vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc được định danh bằng một trong các mã định danh và phần mở rộng của mã định danh liên quan nếu có thể, phải hoặc có thể được miêu tả thêm bằng các trường thuộc tính như: - số lượng; - mã ngày (ví dụ: "ngày sản xuất", "ngày đóng gói", "hạn sử dụng", "hạn sử dụng tốt nhất"); - bên tiếp nhận và/hoặc nhà cung cấp vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc; - ngày gửi và thời gian gửi thích hợp. Đối với mỗi bên, mã định danh hoặc GLN phải hoặc có thể là thông tin thuộc tính được liên kết, ví dụ: địa chỉ và/hoặc số điện thoại. |
6.9 đến 6.10 | Quản lý nội bộ về mối liên kết thông tin truy xuất nguồn gốc (bản điện tử hoặc bản giấy) giữa đầu vào và đầu ra (tất cả các mức phân cấp của các vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc) | |
6. Yêu cầu về thông tin | 6.11 đến 6.13 | Quản lý bên ngoài về các liên kết thông tin truy xuất nguồn gốc (bản điện tử hoặc bản giấy) bao gồm việc chia sẻ thông tin liên quan đến khả năng truy xuất nguồn gốc đối với các vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc |
7. Yêu cầu về tài liệu, hồ sơ | 7.1 đến 7.2 | Tài liệu về vai trò, trách nhiệm, cơ cấu tổ chức và các quy trình ghi chép liên quan đến truy xuất nguồn gốc để hỗ trợ tất cả các hoạt động liên quan đến truy xuất nguồn gốc |
7.3 đến 7.5 | Duy trì tài liệu và hồ sơ truy xuất nguồn gốc | |
8. Cơ cấu và trách nhiệm | 8.1 đến 8.3 | Đội ngũ truy xuất nguồn gốc có kiến thức phù hợp về các thủ tục truy xuất nguồn gốc |
9. Đào tạo | 9.1 đến 9.2 | Chương trình đào tạo và hồ sơ cho những người chịu trách nhiệm về các hoạt động truy xuất nguồn gốc |
10. Phối hợp chuỗi cung ứng | 10.1 | Khả năng thu được thông tin truy xuất nguồn gốc từ các đối tác thương mại, bao gồm: - mã số thương phẩm (ví dụ: GTIN/UPC): - số lượng; - mã số lô/mẻ; - mã ngày; - ngày vận chuyển; - tên cơ sở vận chuyển. |
10.2 đến 10.6 | Tài liệu về cơ cấu nhóm, trách nhiệm và thủ tục liên quan đến việc giải quyết mối nguy an toàn tiềm ẩn, bao gồm truyền thông và thông tin liên hệ | |
11. Giám sát | 11.1 đến 11.2 | Có kế hoạch giám sát và kiểm soát để xem xét hiệu lực của các thủ tục truy xuất nguồn gốc |
12. Đánh giá nội bộ và đánh giá bên ngoài | 12.1 đến 12.2 | Định nghĩa của tất cả các thương phẩm được sản xuất và tiếp nhận trong các quy định kỹ thuật hoặc tài liệu tương tự khác |
12.3 | Tài liệu về kế hoạch hành động khắc phục để giải quyết các trường hợp không phù hợp về truy xuất nguồn gốc |
5 Các tiêu chí đánh giá tại điểm kiểm soát
Thứ tự | Điểm kiểm soát | Tiêu chí đánh giá | Mức độ |
1. | Lựa chọn đối tượng |
|
|
1.1 | Nhận thức của tổ chức về các quy định, tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc áp dụng đối với thương phẩm được tổ chức phân phối/ gửi/bán hoặc xuất khẩu | Lãnh đạo và những người có trách nhiệm của tổ chức cần cập nhật các quy định, tiêu chuẩn và/hoặc hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với thương phẩm được tổ chức phân phối/gửi/bán hoặc xuất khẩu. | Khuyến nghị |
1.2 | Nhận thức của tổ chức về tất cả các yêu cầu truy xuất nguồn gốc của khách hàng đối với thương phẩm của tổ chức | Tổ chức cần có một hệ thống để đảm bảo có một số theo dõi cập nhật về các yêu cầu truy xuất nguồn gốc của khách hàng đối với thương phẩm của tổ chức. | Khuyến nghị |
1.3 | Có tài liệu (bản giấy/bản điện tử) xác định mục tiêu, phương pháp luận và phạm vi của hệ thống truy xuất nguồn gốc của tổ chức, và có người được chỉ định chịu trách nhiệm về hệ thống đó | Tổ chức phải có tài liệu thích hợp: a) Miêu tả phạm vi, mục tiêu và các bước liên quan trong hệ thống truy xuất nguồn gốc (kế hoạch truy xuất nguồn gốc); b) Miêu tả việc quản lý các liên kết trong hệ thống truy xuất nguồn gốc; c) Miêu tả trách nhiệm quản lý và nhân sự trong phạm vi của hệ thống truy xuất nguồn gốc | Bắt buộc |
1.4 | Nhận thức của đội ngũ quản lý về các mục tiêu và phạm vi của hệ thống truy xuất nguồn gốc của tổ chức | Đội ngũ quản lý thể hiện năng lực trong việc giải thích phạm vi và mục tiêu của hệ thống truy xuất nguồn gốc của tổ chức. Các tài liệu bao gồm phạm vi và mục tiêu xác định của hệ thống truy xuất nguồn gốc đã được cấp quản lý ký duyệt. | Bắt buộc |
2. | Định nghĩa sản phẩm |
|
|
2.1 | Mọi thương phẩm mà tổ chức tiếp nhận được định danh bởi một mã định danh đơn nhất và được miêu tả trong một hồ sơ dữ liệu gốc cho mỗi mức hệ thống phân cấp sản phẩm cần được truy xuất nguồn gốc | Phải có hồ sơ dữ liệu gốc với mã định danh đơn nhất và phần miêu tả của tất cả các thương phẩm mà tổ chức tiếp nhận và cần được truy xuất nguồn gốc. Điều này áp dụng cho tất cả các mức của hệ thống phân cấp sản phẩm. | Bắt buộc (có điều kiện) |
2.2 | Thương phẩm mà tổ chức tiếp nhận được định danh bằng GTIN và được miêu tả trong hồ sơ dữ liệu gốc cho từng mức phân cấp sản phẩm cần được truy xuất nguồn gốc | Có hồ sơ dữ liệu gốc sử dụng GDSN với GTIN và phần miêu tả của tất cả các thương phẩm mà tổ chức tiếp nhận và cần được truy xuất nguồn gốc. Điều này áp dụng cho tất cả các mức của hệ thống phân cấp sản phẩm. | Không bắt buộc |
2.3 | Các vật phẩm trung gian quan trọng do tổ chức sản xuất cần được truy xuất nguồn gốc được định danh bởi một mã định danh đơn nhất và được ghi lại | Có tài liệu hoặc hồ sơ về mã định danh đơn nhất và phần miêu tả vật phẩm trung gian quan trọng do tổ chức sản xuất. | Khuyến nghị |
2.4 | Tất cả các thương phẩm do tổ chức gửi đi được định danh bằng GTIN và được miêu tả trong hồ sơ dữ liệu gốc cho từng mức phân cấp sản phẩm cần truy xuất nguồn gốc | Phải có hồ sơ dữ liệu gốc với GTIN và phần miêu tả về tất cả các thương phẩm do tổ chức phân phối, ở tất cả các cáp của hệ thống phân cấp sản phẩm cần truy xuất nguồn gốc. | Bắt buộc (có điều kiện) |
2.5 | Các tài sản cần truy xuất nguồn gốc được định danh trong hồ sơ dữ liệu gốc bằng GRAI và/hoặc GIAI | Có hồ sơ dữ liệu gốc với mã định danh GS1 của tất cả các tài sản cần truy xuất nguồn gốc (GRAI hoặc GIAI). | Không bắt buộc |
3. | Vị trí chuỗi cung ứng |
|
|
3.1 | Tất cả nhân sự có liên quan trực tiếp trong tổ chức (khu vực sản xuất và phân phối) được công nhận và định danh bằng phần miêu tả và mã định danh trong hồ sơ dữ liệu gốc | Có hồ sơ dữ liệu gốc với phần miêu tả và mã định danh của mọi nhân viên tham gia vào chuỗi sản xuất và phân phối. Phần miêu tả ít nhất phải bao gồm: - tên; - mã định danh (hoặc thẻ biển hiệu); - vị trí. | Khuyến nghị |
3.2 | Tất cả các đối tác thương mại được ấn định mã định danh và có phần miêu tả trong hồ sơ dữ liệu gốc | Hồ sơ dữ liệu gốc có phần miêu tả và mã định danh của mọi đối tác thương mại. Phần miêu tả ít nhất phải bao gồm 2): - tên tổ chức; - địa chỉ của tổ chức. | Bắt buộc |
3.3 | Tất cả các đối tác thương mại được ấn định GLN và có phần miêu tả trong hồ sơ dữ liệu gốc | Hồ sơ dữ liệu gốc có phần miêu tả và GLN của mọi đối tác thương mại. Phần miêu tả ít nhất phải bao gồm 2): - tên tổ chức; - địa chỉ của tổ chức. | Tùy chọn |
3.4 | Tất cả các địa điểm nội bộ cần truy xuất nguồn gốc phải được định danh bằng mã định danh và có phần miêu tả trong hồ sơ dữ liệu gốc | Hồ sơ dữ liệu gốc có mã định danh và phần miêu tả của mọi địa điểm nội bộ cần được truy xuất nguồn gốc của tổ chức (ví dụ: vị trí làm việc, dây chuyền sản xuất, vị trí kho bãi) | Bắt buộc (có điều kiện) |
3.5 | Tất cả các địa điểm nội bộ cần phù hợp với các đối tác thương mại, được định danh bằng GLN và có phần miêu tả trong hồ sơ dữ liệu gốc | Hồ sơ dữ liệu gốc có GLN và phần miêu tả của mọi địa điểm nội bộ của tổ chức cần phù hợp với các đối tác thương mại (ví dụ: trung tâm phân phối, điểm tiếp nhận, điểm phân phối, cơ sở sản xuất, trang trại). Mỗi tổ chức cần định danh ở mức độ tối thiểu về địa điểm của pháp nhân của mình. Phần miêu tả ít nhất phải bao gồm 3): - tên tổ chức; - địa chỉ của tổ chức. | Bắt buộc |
3.6 | Tất cả các địa điểm bên ngoài (ví dụ: kho bảo quản, trung tâm phân phối, đối tác thương mại) cần được truy xuất nguồn gốc được định danh bằng mã định danh và có phần miêu tả trong hồ sơ dữ liệu gốc | Hồ sơ dữ liệu gốc có mã định danh và phần miêu tả của mọi địa điểm của đối tác thương mại cần được truy xuất nguồn gốc (ví dụ: kho bảo quản, trung tâm phân phối). Địa điểm phải là pháp nhân hoặc thực thể vật lý tham gia vào chuỗi cung ứng. Phần miêu tả ít nhất phải bao gồm 3): - tên tổ chức; - địa chỉ của tổ chức. | Bắt buộc (có điều kiện) |
3.7 | Tất cả các địa điểm bên ngoài (ví dụ: kho bảo quản, trung tâm phân phối, đối tác thương mại) cần được truy xuất nguồn gốc được định danh bằng GLN và có phần miêu tả trong hồ sơ dữ liệu gốc | Hồ sơ dữ liệu gốc có GLN và phần miêu tả của mọi địa điểm của đối tác thương mại cần được truy xuất nguồn gốc. Địa điểm phải là pháp nhân hoặc thực thể vật lý tham gia vào chuỗi cung ứng. Phần miêu tả ít nhất phải bao gồm 3): - Tên tổ chức; - Địa chỉ của tổ chức. | Tùy chọn |
4. | Xây dựng các thủ tục |
|
|
4.1 | Các thủ tục được xác định để miêu tả và ghi lại các thương phẩm có thể truy xuất nguồn gốc được tổ chức tiếp nhận, sản xuất và gửi đi | Có thủ tục dạng văn bản miêu tả chi tiết từng thương phẩm có thể truy xuất nguồn gốc được tổ chức tiếp nhận, sản xuất và gửi đi. Tài liệu phải bao gồm: - mã số tài liệu đối với mã số các thủ tục hoặc ID; - tên sản phẩm; - thành phần; - số lượng; - bao bì; - phương pháp phân phối | Bắt buộc (có điều kiện) |
4.2 | Có thủ tục dạng văn bản nêu chi tiết định nghĩa cho mẻ/lô sản xuất của từng thương phẩm được tạo ra bởi tổ chức | Tổ chức phải có thủ tục dạng văn bản miêu tả chi tiết định nghĩa về mẻ/lô sản xuất của từng thương phẩm được tổ chức tạo ra. | Bắt buộc (có điều kiện) |
4.3 | Tổ chức có thủ tục để xem xét việc lập mã vạch và ấn định mã số tuân thủ tiêu chuẩn GS1 | Có thủ tục dạng văn bản để chứng minh sự tuân thủ tiêu chuẩn GS1 về chất lượng mã vạch, phân bổ số lượng và duy trì ấn định GTIN cho mọi thương phẩm mà tổ chức phân phối. | Bắt buộc (có điều kiện) |
4.4 | Các thủ tục để miêu tả và ghi lại các vật phẩm trung gian quan trọng mà tổ chức sản xuất có thể truy xuất nguồn gốc | Có thủ tục dạng văn bản miêu tả chi tiết các vật phẩm trung gian có thể truy xuất nguồn gốc được tổ chức sản xuất. Tài liệu phải bao gồm: - mã số tài liệu đối với mã số các thủ tục hoặc ID; - tên sản phẩm; - thành phần; - số lượng; - bao bì; - phương pháp phân phối | Khuyến nghị |
4.5 | Tổ chức có thủ tục về mẻ/lô sản xuất của mỗi vật phẩm trung gian đã kiểm kê và/hoặc vật phẩm được làm lại cần được truy xuất nguồn gốc | Tổ chức có thủ tục dạng văn bản về mẻ/lô sản xuất của mỗi vật phẩm trung gian đã kiểm kê cần được truy xuất nguồn gốc. | Khuyến nghị |
4.6 | Tổ chức phải có thủ tục điều chỉnh dữ liệu gốc để truy xuất nguồn gốc với các đối tác thương mại của mình | Tổ chức có thủ tục dạng văn bản miêu tả chi tiết cách điều chỉnh dữ liệu gốc quan trọng để truy xuất nguồn gốc với các đối tác thương mại. Dữ liệu gốc phải bao gồm: - các bên; - địa điểm vật lý; - tài sản; - thương phẩm có thể truy xuất nguồn gốc. | Bắt buộc |
4.7 | Tổ chức có thủ tục đồng bộ hóa hiệu quả với các đối tác thương mại của mình bằng cách sử dụng GDSN | Có thủ tục hiệu quả để đồng bộ hóa dữ liệu gốc bằng GDSN với các đối tác thương mại tồn tại trong tổ chức và được văn bản hóa chi tiết. Dữ liệu gốc được đồng bộ hóa phải bao gồm: - các bên; - địa điểm vật lý; - tài sản; - thương phẩm có thể truy xuất nguồn gốc. | Tùy chọn |
4.8 | Có thủ tục hoặc cơ chế xác định (bản giấy hoặc bản điện tử) ở mỗi giai đoạn của thủ tục truy xuất nguồn gốc để thu thập dữ liệu chính xác và kịp thời, ghi chép và chia sẻ thông tin giữa các đối tác thương mại và xác định người chịu trách nhiệm về thông tin được ghi lại | Các biểu mẫu và/hoặc cơ chế kỹ thuật số hoặc giấy nêu chi tiết các thủ tục thu thập, ghi chép và chia sẻ thông tin truy xuất nguồn gốc ở từng giai đoạn của thủ tục truy xuất nguồn gốc, xác định từng người chịu trách nhiệm về thông tin được ghi lại. | Bắt buộc |
4.9 | Có sẵn thủ tục yêu cầu truy xuất ngược nội bộ và bên ngoài | Tổ chức có một thủ tục dạng văn bản xác định quy trình yêu cầu thông tin truy xuất nguồn gốc trong trường hợp có sự cố. Thủ tục đó phải chứa: - danh sách các đối tác nội bộ và bên ngoài; - xác định các nhân sự chủ chốt để quản lý sự cố (ví dụ: thu hồi) với các trách nhiệm xác định; - kế hoạch liên lạc với yêu cầu theo dõi nội bộ và bên ngoài; - các thuộc tính sản phẩm chính như mã định danh sản phẩm, mẻ/lô, số lượng, thành phần, loại vật liệu, mẻ/lô/ngày sản xuất; - xác định vị trí (hoặc thuộc tính vị trí) trong tổ chức và giữa các đối tác thương mại; - danh sách tài liệu cần được cung cấp cho các bên nội bộ và bên ngoài. | Bắt buộc |
4.10 | Có thủ tục để liên lạc với các bên nội bộ và bên ngoài trong trường hợp xảy ra sự cố an toàn thực phẩm, phải thu hồi, tiêu hủy sản phẩm | Một thủ tục dạng văn bản miêu tả chính xác về cách giao tiếp với các bên liên quan chính trong trường hợp thu hồi: - nhóm chất lượng và an toàn (nội bộ); - giám đốc sản xuất (nội bộ); - chủ sở hữu thương hiệu; - các nhà cung cấp; - nhà sản xuất; - phòng thí nghiệm chuyên dụng; - cơ quan quản lý; - chuyên môn pháp lý; - nhóm giám sát thị trường và người tiêu dùng. | Bắt buộc |
5. | Dòng vật chất |
|
|
5.1 | Các chuyến hàng do tổ chức tiếp nhận cần được truy xuất nguồn gốc được định danh vật lý bằng mã định danh | Các chuyến hàng do tổ chức tiếp nhận phải có mã định danh trên vật phẩm hoặc nếu không, có thể có ít nhất trên bao bì chứa vật phẩm hoặc trong tài liệu kèm theo. | Bắt buộc (có điều kiện) |
5.2 | Các chuyến hàng do tổ chức tiếp nhận được định danh bằng mã số toàn cầu định danh chuyến hàng (GSIN AI 402) | Các chuyến hàng do tổ chức tiếp nhận phải có mã định danh chuẩn về vật thể hoặc nếu không thì ít nhất là trên bao bì chứa vật phẩm hoặc trong tài liệu kèm theo. | Tùy chọn |
5.3 | Các đơn vị logistic do tổ chức tiếp nhận được định danh vật lý bằng mã định danh | Các đơn vị logistic do tổ chức tiếp nhận phải có mã định danh trên vật phẩm hoặc nếu không có thể có ít nhất trên tài sản chứa vật phẩm hoặc trong tài liệu kèm theo. | Bắt buộc (có điều kiện) |
5.4 | Các đơn vị logistic do tổ chức tiếp nhận được định danh vật lý bằng SSCC và vật mang dữ liệu GS1 (mã vạch GS1-128 hoặc thẻ EPC) | Các đơn vị logistic do tổ chức tiếp nhận phải có SSCC và mã vạch GS1-128 hoặc thẻ EPC/RFID trên bao bì/bao bì bên ngoài hoặc ít nhất là trên vật chứa bao bì hoặc trong tài liệu kèm theo. | Tùy chọn |
5.5 | Các thương phẩm do tổ chức tiếp nhận cần truy xuất nguồn gốc được định danh vật lý bằng GTIN và vật mang dữ liệu GS1 | Các thương phẩm do tổ chức tiếp nhận phải có GTIN và vật mang dữ liệu GS1 trên bao bì hoặc ít nhất là trên vật chứa bao bì hoặc trong tài liệu kèm theo. CHÚ THÍCH: Các tiêu chuẩn GS1 tương ứng cho vật mang dữ liệu là: - Đối với thương phẩm qua điểm bán (đơn vị tiêu dùng): EAN-13, EAN8, UPC-A UPC-E, GS1 DataBar, GS1 DataMatrix, thẻ EPC/RFID; - Đối với thương phẩm không qua điểm bán (nhóm thương phẩm, ví dụ: hộp đựng): EAN-13, ITF-14, GS1-128, GS1 DataMatrix, GS1 DataBar, thẻ EPC/RFID. | Bắt buộc |
5.6 | Vật phẩm trung gian (được tiếp nhận và/hoặc phân phối) được tổ chức định danh vật lý bằng mã định danh và/hoặc số mẻ/lô sản xuất hoặc số xêri | Tất cả các vật phẩm trung gian được kiểm kẽ phải có mã định danh và/hoặc số mẻ/lô sản xuất hoặc số xêri trên bao bì hoặc nếu không được thì ít nhất phải có trên vật chứa bao bì hoặc trong tài liệu kèm theo. | Bắt buộc (có điều kiện) |
5.7 | Các chuyến hàng do tổ chức gửi đi cần được truy xuất nguồn gốc được định danh vật lý bằng mã GSIN AI 402 | Các chuyến hàng do tổ chức gửi đi phải có GSIN với mã vạch GS1-128 trên chuyến hàng hoặc ít nhất là trên vật chứa bao bì hoặc trong tài liệu kèm theo. | Bắt buộc (có điều kiện) |
5.8 | Các đơn vị logistic được tổ chức gửi đi được định danh vật lý bằng SSCC và mang dữ liệu của nhà cung cấp dữ liệu GS1 (mã vạch GS1-128 hoặc thẻ EPC) | Các đơn vị logistic do tổ chức gửi đi phải có SSCC và mã vạch GS1-128 hoặc thẻ EPC/RFID được gắn trên vật phẩm/bao bì hoặc ít nhất là trên vật chứa bao bì hoặc trong tài liệu kèm theo. | Bắt buộc |
5.9 | Các thương phẩm do tổ chức gửi đi được định danh vật lý bằng GTIN và vật mang dữ liệu GS1 | Các thương phẩm do tổ chức gửi đi phải có GTIN với vật mang dữ liệu GS1 được đính kèm trên bao bì hoặc ít nhất là trên vật chứa bao bì hoặc trong tài liệu kèm theo. | Bắt buộc |
5.10 | Các thương phẩm do tổ chức gửi đi được định danh với mẻ/lô sản xuất hoặc số xêri hoặc SGTIN | Các thương phẩm do tổ chức phân phối phải được xác định bằng mẻ/lô sản xuất, số xêri hoặc SGTIN trên bao bì hoặc trên vật chứa bao bì hoặc trong tài liệu kèm theo. | Bắt buộc (có điều kiện) |
5.11 | Có sơ đồ liên kết truy xuất nguồn gốc phản ánh hoạt động sản xuất của tổ chức từ nguyên liệu, vật liệu, bao bì thô đến khi thương phẩm được giao cho khách hàng | Cần có chương trình và lưu đồ có tính hệ thống về các quá trình liên quan đến sản xuất thương phẩm, từ nguyên liệu, vật liệu, bao bì thô đến khi thương phẩm được giao cho khách hàng | Tùy chọn |
5.12 | Có lưu đồ quá trình minh họa quá trình yêu cầu theo dõi nội bộ | Cần có chương trình và lưu đồ có tính hệ thống để liên kết các quy trình yêu cầu truy xuất ngược quy trình sản xuất của tổ chức đối với các thương phẩm và/hoặc sản phẩm không phù hợp. | Khuyến nghị |
6. | Yêu cầu về thông tin |
|
|
6.1 | Thông tin của tất cả các chuyến hàng và đơn vị logistic mà tổ chức tiếp nhận và cần được truy xuất nguồn gốc được miêu tả trong hồ sơ | Bản đăng ký có phần miêu tả (bản giấy hoặc bản điện tử) đối với mỗi chuyến hàng có thể truy xuất nguồn gốc và đơn vị logistic mà tổ chức tiếp nhận. Phần miêu tả ít nhất phải bao gồm: - mã định danh chuyến hàng (với chuyến hàng); - mã số đơn vị logistic (cho các đơn vị logistic); - mã định danh nhà cung cấp (GLN nếu sử dụng); - ngày tiếp nhận. | Bắt buộc (có điều kiện) |
6.2 | Thông tin về tất cả các chuyến hàng và đơn vị logistic đơn nhất toàn cầu do tổ chức tiếp nhận và cần được truy xuất nguồn gốc được miêu tả trong hồ sơ | Bản đăng ký có phần miêu tả (bản giấy hoặc bản điện tử) đối với mỗi chuyến hàng và đơn vị logistic đơn nhất toàn cầu mà tổ chức tiếp nhận. Phần miêu tả ít nhất phải bao gồm: - mã định danh chuyến hàng với AI 402 (với chuyến hàng); - SSCC (với đơn vị logistic); - mã định danh nhà cung cấp (GLN nếu sử dụng); - ngày tiếp nhận. | Tùy chọn |
6.3 | Thông tin giao hàng của tất cả các thương phẩm có thể truy xuất nguồn gốc mà tổ chức tiếp nhận được miêu tả trong hồ sơ | Phải có một biên bản giao hàng của thương phẩm đã tiếp nhận, gồm các thông tin sau 4): - mã định danh thương phẩm (GTIN nếu sử dụng); - số mẻ/lô hoặc số xêri (nếu sử dụng); - số lượng; - mã số nhà cung cấp (GLN nếu sử dụng); - văn bản về việc gửi hàng; - ngày tiếp nhận. | Bắt buộc (có điều kiện) |
6.4 | Thông tin để xác định mã định danh mẻ/lô hoặc số xêri của thương phẩm đã được gửi đi hay vẫn còn trong phạm vi lân cận tổ chức sẵn có | Phải có một bản đăng ký ghi lại số mẻ/lô hoặc số xêri của thương phẩm đã được gửi đi hay vẫn nằm trong phạm vi lân cận tổ chức | Bắt buộc |
6 5 | Thông tin về tất cả các chuyến hàng và đơn vị logistic do tổ chức gửi đi và cần được truy xuất nguồn gốc được miêu tả trong hồ sơ | Phải có hồ sơ có miêu tả trong một hoặc nhiều hệ thống (bản giấy hoặc bản điện tử) về mỗi chuyến hàng có thể truy xuất nguồn gốc và đơn vị logistic do tổ chức cung cấp. Phần miêu tả ít nhất phải bao gồm: - mã định danh chuyến hàng (với chuyến hàng); - mã số đơn vị logistic (với các đơn vị logistic); - số mẻ/lô hoặc số xêri; - mã định danh bên nhận (GLN nếu sử dụng); - ngày gửi đi. | Bắt buộc (có điều kiện) |
6.6 | Thông tin về tất cả các chuyến hàng và đơn vị logistic đơn nhất toàn cầu do tổ chức gửi đi và cần được truy xuất nguồn gốc được miêu tả trong hồ sơ | Phải có hồ sơ miêu tả trong một hoặc nhiều hệ thống (bản giấy hoặc bản điện tử) với mỗi chuyến hàng và đơn vị logistic đơn nhất toàn cầu do tổ chức phân phối. Phần miêu tả ít nhất phải bao gồm: - mã định danh toàn cầu lô hàng với AI 402 (với chuyến hàng); - SSCC; - mã định danh bên nhận (GLN nếu sử dụng); - ngày gửi đi. | Bắt buộc |
6.7 | Thông tin của tất cả các thương phẩm có thể truy xuất nguồn gốc được tổ chức gửi đi được miêu tả trong hồ sơ | Hồ sơ có định danh thương phẩm có thể truy xuất nguồn gốc phải có các thông tin sau 5): - mã định danh thương phẩm (GTIN nếu sử dụng); - số mẻ/lô hoặc số xêri (nếu sử dụng); - số lượng; - khách hàng tiềm năng (GLN nếu sử dụng); - bên tiếp nhận tiềm năng (GLN nếu sử dụng); - văn bản về việc gửi hàng; - ngày gửi hàng. | Bắt buộc (có điều kiện) |
6.8 | Thông tin của tất cả các thương phẩm đơn nhất toàn cầu được tổ chức gửi đi và cần được truy xuất nguồn gốc được miêu tả trong hồ sơ | Phải có hồ sơ miêu tả trong một hoặc nhiều hệ thống (bản giấy hoặc bản điện tử) cho mỗi thương phẩm có thể truy xuất nguồn gốc đơn nhất toàn cầu do tổ chức gửi đi. Phần miêu tả ít nhất phải bao gồm 6): - GTIN (đối với thương phẩm qua điểm bán hàng); - số mẻ/lô hoặc số xêri; - số lượng; - khách hàng tiềm năng (GLN nếu sử dụng); - thông tin bên tiếp nhận (GLN nếu sử dụng); - văn bản về việc gửi hàng; - ngày gửi hàng. | Bắt buộc |
6.9 | Có thể liên kết thông tin của đầu vào với đầu ra (một với nhiều, nhiều với một, nhiều với nhiều) ở tất cả các mức độ phân cấp | Có thể liên kết thông tin của các đầu vào và đầu ra sau thông qua tài liệu: - thông tin về mỗi đơn vị logistic (ví dụ: số palet, mã định danh nhà cung cấp) nhận được liên kết với số mẻ/lô sản xuất hoặc số xêri của thương phẩm; - thông tin về từng mẻ/lô sản xuất hoặc số xêri của thương phẩm (ví dụ: mã sản phẩm, hạn sử dụng) có liên quan đến việc chuyển đổi thương phẩm (ví dụ: ngày, giờ sản xuất); - thông tin cho mỗi mẻ/lô hoặc số xêri của thương phẩm nhận được (ví dụ: số thùng) được liên kết với các đơn vị logistic (ví dụ: số palet), chuyến hàng (ví dụ: mã định danh chuyến hàng) và mẻ/lô hoặc số xêri của thương phẩm được phân phối (ví dụ: số sản phẩm, ngày gửi, tên địa điểm); - thông tin của từng mẻ/lô hoặc số xêri của thương phẩm được gửi đi được liên kết với các đơn vị logistic và chuyến hàng đang được giao. | Bắt buộc (có điều kiện) |
6.10 | Có sẵn liên kết thông tin của các đơn vị logistic và mẻ/lô hoặc số xêri của thương phẩm trong tổ chức bằng cách sử dụng mã định danh đơn nhất toàn cầu | Có khả năng liên kết thông tin của các đầu ra bằng cách sử dụng các mã định danh đơn nhất toàn cầu: - đối với mỗi đơn vị logistic do tổ chức phân phối, SSCC của đơn vị đó được liên kết với GTIN và mẻ/lô sản xuất hoặc số xêri của thương phẩm; - đối với mỗi thương phẩm được phân phối, GTIN và mẻ/lô hoặc số xêri của thương phẩm được liên kết với SSCC của các đơn vị logistic liên quan. | Bắt buộc (có điều kiện) |
6.11 | Có sẵn liên kết thông tin của từng mẻ/lô thương phẩm đã gửi hoặc số xêri và đơn vị logistic với khách hàng/điểm đến bằng cách sử dụng tài liệu có sẵn | Phải có một số đăng ký liên kết thông tin của từng mẻ/lô thương phẩm đã gửi với số khách hàng, điểm đến và ngày gửi | Bắt buộc (có điều kiện) |
6.12 | Thông tin truy xuất nguồn gốc chi tiết của các thương phẩm do tổ chức phân phối có thể được chia sẻ với các đối tác thương mại trong trường hợp có yêu cầu truy xuất nguồn gốc hoặc nhu cầu thương mại | Phải có sẵn các tài liệu với thông tin truy xuất nguồn gốc có thể được chia sẻ với các đối tác thương mại cho từng mẻ/lô hoặc số xêri thương phẩm do tổ chức phân phối 7): - mã định danh thương phẩm (GTIN nếu sử dụng); - số lượng; - ngày gửi hàng; - khách hàng tiềm năng mà mẻ/lô hoặc số xêri đã được gửi đến (GLN nếu sử dụng); - văn bản về việc gửi hàng; - thông tin bên tiếp nhận (GLN nếu sử dụng); - mẻ/lô hoặc số xêri và nhà cung cấp thương phẩm được sử dụng làm đầu vào; - ngày nhận mẻ/lô hoặc số xêri của thương phẩm được sử dụng làm đầu vào. | Bắt buộc |
6.13 | Tài liệu điện tử DESADV GS1 được sử dụng để gửi thông tin thương phẩm cho các đối tác thương mại trước khi giao hàng thực | Trước khi chuyển giao một thương phẩm, một tin nhắn điện tử bao gồm thông tin của thương phẩm gửi đi sẽ được gửi cho các đối tác thương mại. Các tiêu chuẩn GS1 tương ứng là EANCOM hoặc GS1 XML | Tùy chọn |
7. | Yêu cầu về tài liệu, hồ sơ |
|
|
7.1 | Tổ chức có hồ sơ nội bộ để xác nhận hiệu lực của tất cả các giai đoạn quá trình liên quan từ khi thương phẩm được tiếp nhận đến khi thương phẩm được giao cho các đối tác thương mại | Phải có hồ sơ và nhật ký để xác nhận hiệu lực của tất cả các quy trình của tổ chức, từ việc tiếp nhận thương phẩm đến thời điểm thương phẩm được giao cho các đối tác thương mại. | Bắt buộc |
7.2 | Có tài liệu miêu tả việc quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc như cơ cấu tổ chức, trách nhiệm hoạt động và khả năng của hệ thống truy xuất nguồn gốc | Phải có các tài liệu miêu tả cơ cấu tổ chức, trách nhiệm hoạt động và khả năng của hệ thống để truy xuất nguồn gốc như: - cơ cấu tổ chức; - sự phụ thuộc; - vai trò; - nhân sự; - cơ sở hạ tầng; - phương pháp thu thập tài liệu; - phần mềm được sử dụng (nếu có). | Bắt buộc |
7.3 | Các tài liệu liên quan đến thông tin truy xuất nguồn gốc của thương phẩm được duy trì cho đến hết vòng đời và được lưu trữ trong thời gian tối thiểu một năm | Tất cả các hồ sơ phải được cập nhật trong thời gian tối thiểu là một năm, phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn hoặc yêu cầu thương mại được xác định trong các mục tiêu của hệ thống truy xuất nguồn gốc của tổ chức. | Bắt buộc |
7.4 | Tất cả các tài liệu của hệ thống truy xuất nguồn gốc được cập nhật (ít nhất hàng năm), phản ánh quá trình và thủ tục hiện hành | Phải có sự thống nhất giữa các quá trình và tài liệu truy xuất nguồn gốc hiện tại. Cần phải xác nhận rằng những gì xảy ra trong dây chuyền sản xuất được phản ánh trong tài liệu về dây chuyền đó. | Bắt buộc |
7.5 | Các tài liệu liên quan đến khả năng truy xuất nguồn gốc (dữ liệu truy xuất nguồn gốc) được lưu giữ tại một khu vực/địa điểm giới hạn với sự ủy quyền của người được chỉ định | Tổ chức cần có một khu vực giới hạn truy cập và cấp phép các tài liệu được kiểm soát, nơi tất cả dữ liệu truy xuất nguồn gốc được ghi lại, lưu trữ và/hoặc quản lý. | Khuyến nghị |
8. | Cơ cấu và trách nhiệm |
|
|
8.1 | Vai trò và trách nhiệm của nhóm truy xuất nguồn gốc được xác định và lập thành văn bản | Tổ chức có nhóm truy xuất nguồn gốc, vai trò và trách nhiệm của nhóm này được xác định và lập thành văn bản. | Bắt buộc |
8.2 | Nhóm truy xuất nguồn gốc có các nguồn lực cần thiết để duy trì hệ thống truy xuất nguồn gốc. Các nguồn lực bao gồm nhân lực, công nghệ thông tin và ngân sách | Tổ chức phải đảm bảo mối quan hệ trực tiếp giữa nhân sự được giao cho việc truy xuất nguồn gốc, công nghệ được sử dụng và ngân sách được giao cho các hạng mục này. | Bắt buộc |
8.3 | Nhận thức của nhân viên về các thủ tục và hướng dẫn truy xuất nguồn gốc áp dụng cho các chức năng của họ, cách nhận biết và sử dụng | Các nhân viên biết về các thủ tục truy xuất nguồn gốc hiện hành và các hướng dẫn áp dụng cho các chức năng của họ. Họ biết tìm chúng ở đâu và khi nào cũng như cách sử dụng chúng. | Bắt buộc |
9. | Đào tạo |
|
|
9.1 | Nhân viên của tổ chức được tham gia các khóa đào tạo về hệ thống truy xuất nguồn gốc, các khóa đào tạo này được cập nhật và tiến hành định kỳ | Phải có hồ sơ về thời điểm tiến hành các buổi hướng dẫn và/hoặc khóa đào tạo về hệ thống truy xuất nguồn gốc cho nhân viên chịu trách nhiệm về truy xuất nguồn gốc. | Bắt buộc |
9.2 | Có nhân sự chịu trách nhiệm về hệ thống truy xuất nguồn gốc của tổ chức, đã được đào tạo về TCVN 12850 và Hệ thống GS1 | Hồ sơ cần chỉ ra rằng nhân viên chịu trách nhiệm hỗ trợ Hệ thống truy xuất nguồn gốc của tổ chức cần được đào tạo về TCVN 12850 và Hệ thống GS1. Bản sao giấy chứng nhận tham dự hoặc sổ đăng ký tham dự có thể là bằng chứng về việc tham gia đào tạo. | Tùy chọn |
10. | Phối hợp chuỗi cung ứng |
|
|
10.1 | Thông tin truy xuất nguồn gốc của tất cả các thương phẩm nhận được từ tất cả các đối tác thương mại một cách kịp thời | Từ mỗi đối tác thương mại của một mẻ/lô hoặc số xêri của thương phẩm có thể truy xuất nguồn gốc, ít nhất có thể có được thông tin truy xuất nguồn gốc sau 8): - mã định danh thương phẩm (GTIN nếu sử dụng); - số lượng; - ngày sản xuất; - ngày gửi hàng. | Bắt buộc (có điều kiện) |
10.2 | Có thể cung cấp thông tin truy xuất nguồn gốc chi tiết cho các bên yêu cầu kịp thời cũng như thu thập thông tin từ các đối tác thương mại, phù hợp với các thỏa thuận giữa các hội viên của hội, hiệp hội hoặc giữa các doanh nghiệp | Đối với mỗi đối tác thương mại của mẻ/lô hoặc số xêri của một thương phẩm cần được truy xuất nguồn gốc, có thể có được thông tin truy xuất nguồn gốc một cách kịp thời theo thỏa thuận giữa các hội viên của hội, hiệp hội hoặc giữa các doanh nghiệp. | Khuyến nghị |
10.3 | Có quy trình quản lý dạng văn bản nêu chi tiết cách quản lý sự cố về truy xuất nguồn gốc | Phải có các tài liệu xác định về sự cố và nêu tất cả các hành động cần thực hiện để xử lý sự cố. | Khuyến nghị |
10.4 | Có một nhóm xử lý sự cố về mối nguy an toàn trong tổ chức, vai trò và trách nhiệm tương ứng của nhóm | Tổ chức phải lập một nhóm có thẩm quyền để xử lý sự cố. Nhóm này phải được xác định rõ về vai trò và trách nhiệm. | Khuyến nghị |
10.5 | Có kế hoạch dạng văn bản để thu hồi sản phẩm bị ảnh hưởng | Có tài liệu nêu chi tiết cách thức thu hồi các sản phẩm bị ảnh hưởng. | Khuyến nghị |
10.6 | Quy trình quản lý mối nguy an toàn hoặc quy trình thu hồi có thể hoạt động bất cứ lúc nào | Có thể chứng minh rằng quy trình quản lý mối nguy và quy trình thu hồi hoạt động thường trực. | Khuyến nghị |
11. | Giám sát |
|
|
11.1 | Hệ thống truy xuất nguồn gốc có kế hoạch giám sát và kiểm soát, kế hoạch này được thực hiện định kỳ | Phải có một kế hoạch giám sát và kiểm soát cho hệ thống truy xuất nguồn gốc xác minh định kỳ hoạt động hiện tại phù hợp với phạm vi và mục tiêu. | Bắt buộc |
11.2 | Từ các kế hoạch giám sát và kiểm soát đã có, tổ chức có phản hồi hoặc kết quả từ việc xem xét hệ thống truy xuất nguồn gốc của họ | Tổ chức cần cung cấp bằng chứng về kết quả theo dõi và kiểm soát hệ thống truy xuất nguồn gốc phù hợp với kế hoạch giám sát | Khuyến nghị |
12. | Đánh giá nội bộ và đánh giá bên ngoài |
|
|
12.1 | Tổ chức có sổ theo dõi các cuộc đánh giá nội bộ và đánh giá bên ngoài để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc và những cuộc đánh giá này được thực hiện ít nhất hàng năm | Phải có hồ sơ nêu rõ các cuộc đánh giá nội bộ hoặc đánh giá bên ngoài được thực hiện hàng năm. | Bắt buộc |
12.2 | Có sẵn hồ sơ về các cuộc đánh giá và đánh giá truy xuất nguồn gốc trước đó | Có hồ sơ về các kết quả đánh giá và đánh giá truy xuất nguồn gốc trước đây trong tổ chức | Bắt buộc |
12.3 | Có kế hoạch hành động khắc phục được thể hiện trong các cuộc đánh giá nội bộ và bên ngoài (bên thứ ba) được thực hiện để giải quyết sự không phù hợp liên quan đến các yêu cầu của hệ thống truy xuất nguồn gốc | Có các tài liệu miêu tả các hành động được thực hiện để giải quyết sự không phù hợp của các yêu cầu hệ thống truy xuất nguồn gốc | Bắt buộc (có điều kiện) |
Phụ lục A
(Tham khảo)
So sánh các tiêu chí đánh giá nêu trong tiêu chuẩn này với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý và tiêu chuẩn thực hành
Bảng A.1 - So sánh các tiêu chí đánh giá nêu trong tiêu chuẩn này với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý và tiêu chuẩn thực hành liên quan đến mỗi điểm kiểm soát
Điểm kiểm soát | GTS [13] | TCVN ISO 22005 | HACCP [2] và TCVN ISO 22000 [9] | IFS [15] | BRC [10].[11] | SQF [18] | ISO 9001 [7] | Global GAP [12] |
1. Lựa chọn mục tiêu | ||||||||
1.1 | √ | √ |
|
| √ (1.1.6) |
|
|
|
1.2 | √ |
|
|
| √ (1.1.6) |
|
|
|
1.3 |
| √ |
|
|
|
|
|
|
1.4 |
| √ |
|
|
|
| √ |
|
2. Định nghĩa sản phẩm | ||||||||
2.1 |
| √ | √ a) | √ b) | √ c) | √ |
|
|
2.2 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
2.3 |
|
|
|
|
|
| √ |
|
2.4 | √ | √ | √ d) | √ b) | √ c) | √ |
|
|
2.5 | √ | √ |
|
|
|
|
|
|
3. Vị trí chuỗi cung ứng | ||||||||
3.1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2 |
| √ | √ a) | √ b) | √ c) |
| √ |
|
3.3 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
3.4 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
3.5 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
3.6 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
3.7 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
a) HACCP yêu cầu định danh nhưng không yêu cầu mã hóa mọi thương phẩm gửi đi. b) Nội dung này nêu rõ trong HACCP nhưng không nêu rõ trong IFS. c) Nội dung này nêu rõ trong HACCP nhưng không nêu rõ trong BRC. d) HACCP yêu cầu định danh nhưng không yêu cầu mã hóa mọi nhà cung cấp và nguyên liệu ảnh hưởng đến việc bảo mật thương phẩm. e) HACCP yêu cầu định danh nhưng không yêu cầu mã hóa mọi dịch vụ ảnh hưởng đến thương phẩm. | ||||||||
4. Xây dựng các thủ tục | ||||||||
4.1 |
| √ | √ | √ b) | √ c) | √ | √ |
|
4.2 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
4.3 |
| √ |
|
|
|
|
|
|
4.4 |
|
|
|
|
| √ |
|
|
4.5 |
|
|
|
| √ (3.9.4) |
|
|
|
4.6 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
4.7 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
4.8 | √ | √ | √ | √ b) | √ c) | √ | √ | √ |
4.9 |
|
|
| √ (5.9.1) | √ (3.11.2) | √ (2.6.3) |
|
|
4.10 |
|
|
| √ | √ (3.11.2) | √ |
|
|
5. Dòng vật chất | ||||||||
5.1 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
5.2 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
5.3 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
5.4 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
5.5 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
5.6 |
|
|
|
|
|
| √ |
|
5.7 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
5.8 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
5.9 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
5.10 | √ | √ | √ | √ | √ |
|
|
|
5.11 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
5.12 |
|
|
|
| √ (3.8.1) |
|
|
|
6. Yêu cầu về thông tin | ||||||||
6.1 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
6.2 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
6.3 | √ | √ |
|
|
|
|
|
|
6.4 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
6.5 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
6.6 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
6.7 | √ |
|
|
|
|
|
| √ |
6.8 | √ |
|
|
|
|
|
| √ |
6.9 | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ |
6.10 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
6.11 | √ | √ | √ | √ | √ | √ |
|
|
6.12 | √ | √ |
|
|
|
|
|
|
6.13 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
7. Yêu cầu về tài liệu, hồ sơ | ||||||||
7.1 |
| √ | √ f) | √ | √ |
|
|
|
7.2 |
| √ g) |
|
|
| √ | √ |
|
7.3 |
| √ | √ | √ | √ | √ |
| √ |
7.4 |
| √ |
|
|
|
|
|
|
7.5 |
|
|
|
| √ (3.2.1) |
|
|
|
8. Cơ cấu về trách nhiệm | ||||||||
8.1 |
| √ |
|
|
|
|
|
|
8.2 |
| √ |
|
|
|
|
|
|
8.3 |
| √ |
|
|
|
|
|
|
f) HACCP yêu cầu mô tả chi tiết về thương phẩm. g) TCVN ISO 22005 không quy định thông tin cụ thể. | ||||||||
9. Đào tạo | ||||||||
9.1 |
| √ |
|
|
|
|
|
|
9.2 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
10. Phối hợp chuỗi cung ứng | ||||||||
10.1 | √ | √ h) |
|
|
|
|
|
|
10.2 | √ |
|
|
|
|
|
|
|
10.3 |
|
| √ | √ | √ | √ |
|
|
10.4 |
|
| √ | √ | √ | √ |
|
|
10.5 |
|
|
| √ | √ | √ |
|
|
10.6 |
|
|
|
| √ (3.11.2) |
|
|
|
11. Giám sát | ||||||||
11.1 |
| √ |
| √ | √ | √ | √ |
|
11.2 |
|
|
| √ | √ | √ | √ |
|
12. Đánh giá nội bộ và đánh giá bên ngoài | ||||||||
12.1 |
| √ |
|
|
|
|
|
|
12.2 |
| √ |
|
|
|
|
|
|
12.3 |
| √ |
|
|
|
|
|
|
h) TCVN ISO 22005 không quy định thông tin mà nhà cung cấp cần đưa ra. |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BNNPTNT ngày 18/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn
[2] TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm
[3] TCVN 9086:2011 Mã số mã vạch GS1 - Thuật ngữ và định nghĩa
[4] TCVN 12827:2019 Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu đối với chuỗi cung ứng rau quả tươi
[5] TCVN 12851:2019 Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc
[6] TCVN ISO 9000:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng
[7] TCVN ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
[8] TCVN ISO 19011:2018 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý
[9] TCVN ISO 22000:2018 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm
[10] BRC Global Standard - Food, Issue 7, January 2015, British Retail Consortium.
[11] BRC Global Standard Guidelines, Traceability: Frequency of Testing, October 2005, British Retail Consortium.
[12] GlobalGAP, Control Points and Compliance Ciiteria Integrated Farm Assurance Fruit and Vegetables, Version 3.0 - 2 Sep 2007
[13] GS1 Global Traceability Standard, Business process and system requirements for full chain traceability, Issue 1.3.0, July 2012
[14] GS1 Global Traceability Standard, GS1's framework for the design of interoperable traceability, Release 2.0, Ratified, Aug 2017
[15] IFS Food, Version 6, International Featured Standard.
[16] Public Health Security and Bioterrorism Preparedness and Response Act of 2002, “To improve the ability of the United States to prevent, prepare for, and respond to bioterrorism and other public health emergencies”, United States Food and Drug Administration (FDA), June 12, 2002.
[17] Regulation (EC) N° 178/2002, “Laying down the general principles and requirements of food law, establishing the European Food Safety Authority and laying down procedures in matters of food safety” of the European Parliament and of the Council of January 28, 2002
[18] SQF 2000 Code, A HACCP supplier assurance code for the food industry, 5th Edition - Issued November 2005, SQF Institute
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt
4 Yêu cầu chung
4.1 Các mức độ tuân thủ tiêu chí đánh giá
4.2 Danh mục kiểm tra truy xuất nguồn gốc và việc tuân thủ TCVN 12850
4.3 Danh mục kiểm tra truy xuất nguồn gốc và mối liên quan với các tiêu chuẩn khác về truy xuất nguồn gốc và thực hành sản xuất tốt
4.4 Hướng dẫn sử dụng các điểm kiểm soát
5 Các tiêu chí đánh giá tại điểm kiểm soát
Thư mục tài liệu tham khảo
1) Tại Việt Nam, đến nay cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia đã được kết nối với GDSN.
2) Đối với một số thị trường như Hoa Kỳ, phần miêu tả còn phải bao gồm thông tin về người liên hệ, số điện thoại, fax, email.
3) Đối với một số thị trường như Hoa Kỳ, phần miêu tả còn phải bao gồm số điện thoại, fax, email.
4) Đối với một số thị trường như Hoa Kỳ, phần miêu tả còn phải bao gồm mã số nhà nhập khẩu (đối với hàng nhập khẩu, GLN nếu sử dụng), thông tin bên vận chuyển [(GLN nếu sử dụng), địa chỉ, số điện thoại, số fax và địa chỉ email (nếu có)].
5) Đối với một số thị trường như Hoa Kỳ, phần miêu tả còn phải bao gồm mã số nhà bên mua hàng (đối với hàng xuất khẩu, GLN nếu sử dụng), thông tin bên vận chuyển [(GLN nếu sử dụng), địa chỉ, số điện thoại, số fax và địa chỉ email (nếu có)].
6) Đối với một số thị trường như Hoa Kỳ, phần miêu tả còn phải bao gồm thông tin bên vận chuyển [(GLN nếu sử dụng), địa chỉ, số điện thoại, số fax và địa chỉ email (nếu có)].
7) Đối với một số thị trường như Hoa Kỳ, phần miêu tả còn phải bao gồm thông tin bên vận chuyển hàng gửi và bên vận chuyển thương phẩm được sử dụng làm đầu vào [(GLN nếu sử dụng), địa chỉ, số điện thoại, số fax và địa chỉ email (nếu có)].
8) Đối với một số thị trường như Hoa Kỳ, phần miêu tả còn phải bao gồm thông tin bên vận chuyển [(GLN nếu sử dụng), địa chỉ, số điện thoại, số fax và địa chỉ email (nếu có)].
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.