Tiêu chuẩn TCVN 5250:2007 Yêu cầu kỹ thuật với cà phê nhân

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5250:2007

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5250:2007 ISO 9116:2004 Cà phê rang
Số hiệu:TCVN 5250:2007Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Năm ban hành:2007Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5250:2007

CÀ PHÊ RANG

Roasted coffee

Lời nói đầu

TCVN 5250:2007 thay thế TCVN 5250-90;

TCVN 5250:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F16 Cà phê và sản phẩm cà phê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CÀ PHÊ RANG

Roasted coffee

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho cà phê rang.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 4193:2005, Cà phê nhân.

TCVN 4334:2007 (ISO 3509:2005), Cà phê và sản phẩm cà phê – Thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 5252, Cà phê bột – Phương pháp thử.

TCVN 5253, Cà phê – Phương pháp xác định hàm lượng tro.

TCVN 5702-93, Cà phê nhân – Lấy mẫu.

TCVN 7035:2002 (ISO 11294:1994), Cà phê bột. Xác định độ ẩm – Phương pháp xác định hao hụt khối lượng ở 103 0C (Phương pháp thông thường).

TCVN 7087:2002 [CODEX STAN 1-1985 (Rev.1-1991, Amd. 1999 & 2001)], Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 4334:2007 (ISO 3509:2005) và các thuật ngữ, định nghĩa sau đây:

3.1. Hạt tốt (good bean)

Các hạt được rang chín đều, đáp ứng được các yêu cầu về cảm quan của hạng 1 trong bảng 1.

3.2. Hạt bị lỗi (defective bean)

Các hạt sau khi rang có màu sắc khác hẳn hoặc sáng hơn màu của khối hạt, hoặc có màu đậm đến quá đậm, cháy đen.

3.3. Mảnh vỡ (broken piece)

Mảnh nhân bị vỡ có thể tích nhỏ hơn một nửa hạt nguyên.

3.4. Tạp chất (extraneous matter)

Các chất không thuộc hạt cà phê.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Nguyên liệu

Nguyên liệu dùng để chế biến cà phê rang phải phù hợp với TCVN 4193:2005.

4.2. Phân hạng chất lượng

Cà phê rang được chia làm 2 hạng.

Hạng 1 và hạng 2.

Các chỉ tiêu chất lượng của hạng 1 và hạng 2 được quy định trong 4.3 và 4.4.

4.3. Yêu cầu cảm quan

Yêu cầu cảm quan đối với cà phê rang được đưa ra trong bảng 1.

Bảng 1 – Yêu cầu cảm quan đối với cà phê rang

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

Hạng 1

Hạng 2

1. Màu sắc

Màu nâu cánh gián đậm, hạt rang đồng đều không cháy, cho phép dính ít vỏ lụa màu ánh bạc

Màu nâu cánh gián, hạt rang không đồng đều, cho phép dính vỏ lụa màu ánh bạc

2. Mùi

Thơm rất đặc trưng của cà phê rang, không có mùi lạ

Thơm đặc trưng của cà phê rang, không có mùi lạ

3. Vị

Có vị rất đặc trưng của sản phẩm

Có vị đặc trưng của sản phẩm

4.4. Yêu cầu hóa – lý

Yêu cầu hóa-lý đối với cà phê rang được đưa ra trong bảng 2.

Bảng 2 – Yêu cầu về hóa-lý đối với cà phê rang

Tên chỉ tiêu

Mức

Hạng 1

Hạng 2

1. Hạt tốt, tính theo % khối lượng, không nhỏ hơn

92

86

2. Mảnh vỡ, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

3

4

3. Hạt bị lỗi, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

5

10

4. Độ ẩm, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

5

5

5. Hàm lượng tro, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

- Tro tổng số

5

5

- Tro không tan trong axit clohydric

0,2

0,2

6. Tỷ lệ chất tan trong nước, tính theo % khối lượng, không nhỏ hơn

25

25

7. Tạp chất, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

0,3

0,3

5. Phương pháp thử

5.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

5.1.1. Lấy mẫu, theo TCVN 5702.

5.1.2. Chuẩn bị mẫu

Từ mẫu thử đã được lấy theo 5.1.1, dùng dụng cụ chia đôi hoặc chia bốn để chia mẫu cho đến khi thu được phần mẫu thử khoảng 100 g. Nghiền phần mẫu thử này cho đến khi tất cả lọt hết qua sàng có cỡ lỗ 1,00 mm.

Bảo quản mẫu thử trong dụng cụ đựng mẫu thích hợp có nắp đậy kín khí.

5.2. Xác định tỷ lệ hạt tốt, hạt bị lỗi, tỷ lệ mảnh vỡ và tạp chất

5.2.1. Dụng cụ

5.2.1.1. Cân, có độ chính xác 0,01 g.

5.2.1.2. Khay men hoặc khay gỗ sơn trắng, khô sạch.

5.2.1.3. Kẹp gắp.

5.2.1.4. Cốc cân.

5.2.1.5. Dụng cụ đựng mẫu.

5.2.2. Tiến hành xác định

Cân khoảng 100 g mẫu thử, chính xác đến 0,01 g, dàn đều mẫu trên khay (5.2.1.2), quan sát, dùng kẹp gắp (5.2.1.3) gắp riêng các mảnh vỡ, hạt bị lỗi, tạp chất cho vào các dụng cụ đựng mẫu (5.2.1.5) riêng biệt, sau đó cho vào cốc cân (5.2.1.4) đã biết trước khối lượng, cân riêng rẽ từng loại.

5.2.3. Tính toán kết quả

5.2.3.1. Tỷ lệ mảnh vỡ, hạt bị lỗi, tạp chất, Ai tính bằng % khối lượng, theo công thức sau:

Ai =

Trong đó

mi là khối lượng của mảnh vỡ, hoặc của hạt bị lỗi, hoặc của tạp chất, tính bằng gam;

mo là khối lượng mẫu, tính bằng gam (trong trường hợp này là 100 g).

5.2.3.2. Tỷ lệ hạt tốt

Tỷ lệ hạt tốt, B, tính bằng % khối lượng, theo công thức sau:

B =

Trong đó

m là khối lượng tổng số của mảnh vỡ, hạt bị lỗi và tạp chất, tính bằng gam;

mo là khối lượng mẫu, tính bằng gam (trong trường hợp này là 100 g).

Tiến hành hai phép xác định. Lấy kết quả là trung bình của hai phép xác định, làm tròn kết quả đến một chữ số sau dấu phẩy.

5.3. Xác định độ ẩm, theo TCVN 7035:2002 (ISO 11294:1994).

5.4. Xác định hàm lượng tro tổng số và hàm lượng tro không tan trong axit clohydric, theo TCVN 5253.

5.5. Xác định tỷ lệ chất tan trong nước, theo TCVN 5252.

6. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

6.1. Bao gói

Cà phê rang được đóng gói trong các bao bì khô, sạch, chống hút ẩm, chuyên dùng cho thực phẩm.

6.2. Ghi nhãn

Ghi nhãn sản phẩm, theo TCVN 7087:2002 [CODEX STAN 1 – 1985 (Rev.1 – 1991, Amd. 1999 & 2001)].

6.3. Bảo quản và vận chuyển

Bảo quản cà phê rang nơi khô, sạch, không bảo quản chung với các sản phẩm có mùi. Phương tiện vận chuyển phải khô, sạch, không có mùi lạ.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi