Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8958:2011 ISO 5562:1983 Nghệ củ và nghệ bột - Các yêu cầu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8958:2011

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8958:2011 ISO 5562:1983 Nghệ củ và nghệ bột - Các yêu cầu
Số hiệu:TCVN 8958:2011Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Ngày ban hành:01/01/2011Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8959:2011

ISO 5562:1983

NGHỆ CỦ VÀ NGHỆ BỘT - CÁC YÊU CẦU

Turmeric, whole or ground (powdered) - Specification

Lời nói đầu

TCVN 8958:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 5562:1983;

TCVN 8958:2011 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F4 Gia vị và phụ gia thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

NGHỆ CỦ VÀ NGHỆ BỘT - CÁC YÊU CẦU

Turmeric, whole or ground (powdered) - Specification

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với nghệ (Curcuma longa Linnaeus) dạng củ và dạng bột.

Các điều kiện bảo quản và vận chuyển được nêu trong Phụ lục A.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4889 (ISO 948), Gia vị - Lấy mẫu

TCVN 4890 (ISO 3588), Gia vị - Xác định độ mịn bằng phương pháp sàng tay (Phương pháp chuẩn)

TCVN 4891 (ISO 927), Gia vị - Xác định hàm lượng chất ngoại lai

TCVN 4892 (ISO 1208), Gia vị - Xác định tạp chất

TCVN 5484 (ISO 930), Gia vị - Xác định tro không tan trong axit

TCVN 7038 (ISO 928), Gia vị - Xác định tro tổng số

TCVN 7040 (ISO 939), Gia vị - Xác định độ ẩm - Phương pháp chưng cất lôi cuốn

TCVN 8960 (ISO 2825), Gia vị - Chuẩn bị mẫu nghiền để phân tích

ISO 5566, Turmeric - Determination of colouring power - Spectrophotometric method (Nghệ - Xác đnh bột màu - Phương pháp đo quang phổ).

3  Mô tả

Nghệ củ được cấu thành bởi các thân rễ chính hoặc thân rễ phụ đã được xử lý, trong thương mại được gọi là củ cái hoặc củ con, của loài Curcuma longa Linnaeus.

Củ nghệ phải khô, đã phát triển đầy đủ và phải có hình dạng hoặc màu sắc đặc trưng của giống. Củ nghệ được xử lý bằng cách ngâm trong nước sôi rồi sấy để tránh bị hoàn lại nước. Chúng có thể ở trạng thái tự nhiên hoặc được đánh bóng bằng máy.

Nghệ bột thu được bằng cách nghiền nghệ củ.

4  Các yêu cầu

4.1  Mùi và vị

Nghệ củ hoặc nghệ bột, phải có mùi và vị đặc trưng, không có mùi mốc hoặc mùi vị lạ khác.

4.2  Côn trùng, nấm mốc

Nghệ củ không được có côn trùng sống, nấm mốc, xác côn trùng, mảnh xác côn trùng, loài gặm nhấm có thể nhìn thấy được bằng mắt thường (khi thấy bất thường thì kiểm tra lại, nếu cần), hoặc trong trường hợp cụ thể thì có thể cần dùng kính phóng đại. Nếu dùng kính phóng đại trên 10 lần thì phải được đề cập trong báo cáo thử nghiệm.

Tạp chất trong nghệ bột phải được xác định theo TCVN 4892 (ISO 1208).

4.3  Chất ngoại lai

4.3.1  Nghệ củ

Chất ngoại lai trong nghệ củ bao gồm:

a) vỏ, lá khô, đá, các mẫu đất, bụi v.v....;

b) tất cả các chất có nguồn gốc thực vật mà không phải là củ nghệ.

Tỷ lệ các chất ngoại lai không được quá 2 % (khối lượng), khi được xác định theo TCVN 4891 (ISO 927).

4.3.2  Nghệ bột

Nghệ bột phải được kiểm tra bằng kính hiển vi. Sản phẩm này không được chứa các chất ngoại lai.

4.4  Củ khuyết tật

Các củ con và/hoặc củ cái nhăn nheo, bên trong bị hư hỏng, củ rỗng hoặc xốp, củ bị khô héo do ngâm trong nước sôi và các dạng củ bị hư hỏng khác được coi là khuyết tật.

Tỷ lệ khuyết tật không được lớn hơn 5 % (khối lượng).

4.5  Phân cấp

4.5.1  Nghệ củ

Nghệ củ được phân cấp theo hình thức (thân rễ, củ con hoặc củ cái), nguồn gốc của chúng và hàm lượng chất ngoại lai.

Các củ con, khi được bán riêng rẽ, không được chứa nhiều hơn

a) 7 % (khối lượng) miếng nhỏ (củ có chiều dài dưới 15 mm và phần lọt qua sàng hoặc các mảnh vỡ);

b) 5 % (khối lượng) củ cái.

4.5.2  Nghệ bột

Nghệ bột được phân cấp thành hai loại theo cỡ hạt như sau:

a) Bột thô: 98 % sản phẩm phải lọt qua sàng có cỡ lỗ 500 μm;

b) Bột mịn: 98 % sản phẩm phải lọt qua sàng có cỡ lỗ 300 μm.

Độ mịn của bột nghiền được xác định theo TCVN 4890 (ISO 3588).

4.6  Yêu cầu hóa học 1)

Nghệ củ hoặc nghệ bột, phải phù hợp với các yêu cầu trong Bảng 1:

Bảng 1 - Yêu cầu hóa học

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

Phương pháp thử

Nghệ củ

Nghệ bột

Độ ẩm, % (khối lượng), không lớn hơn

12

10

TCVN 7040 (ISO 939)

Tro tổng số, % (khối lượng) tính theo chất khô, không lớn hơn

không quy định

9

TCVN 7038 (ISO 928)

Tro không tan trong axit, % (khối lượng) tính theo chất khô, không lớn hơn

không quy định

1,5

TCVN 5484 (ISO 930)

Bột màu, được biểu thị theo hàm lượng curcuminoid, % (khối lượng) tính theo chất khô, không nhỏ hơn

không quy định

2

ISO 5566

5  Lấy mẫu

Lấy mẫu theo TCVN 4889 (ISO 948).

6  Phương pháp thử

6.1  Đối với nghệ củ, chuẩn bị mẫu nghiền để phân tích theo TCVN 8960 (ISO 2825).

Đối với nghệ bột, dùng mẫu có được sau khi đã trộn kỹ.

6.2  Các mẫu nghệ phải được thử nghiệm bằng các phương pháp thử được viện dẫn trong 4.2, 4.3, 4.5.2 và Bảng 1 để đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

7  Bao gói và ghi nhãn

7.1  Bao gói

Nghệ củ và nghệ bột phải được đóng gói trong bao bì nguyên vẹn, sạch, khô, được làm bằng vật liệu không gây ảnh hưởng đến nghệ, không hấp thụ ẩm và thất thoát dầu bay hơi.

7.2  Ghi nhãn

7.2.1  Mỗi bao gói phải được đánh dấu hoặc ghi nhãn cụ thể như sau:

a) tên của nguyên liệu và tên thương mại hoặc tên nhãn hiệu, nếu có;

b) tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đóng gói;

c) mã số hoặc số mẻ sản xuất;

d) khối lượng tịnh;

e) cấp hạng;

f) nước sản xuất;

g) mọi thông tin khác do bên mua yêu cầu (ví dụ ngày bao gói, năm thu hoạch, ngày nghiền, v.v...).

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Khuyến cáo về điều kiện bảo quản và vận chuyển

A.1  Các bao gói sản phẩm phải được bảo quản trong nhà có mái che, tránh nắng, mưa và nhiệt dư.

A.2  Kho bảo quản phải khô, không có mùi lạ, tránh được sự xâm nhập của côn trùng và các loài gây hại. Sự thông gió phải được kiểm soát sao cho thông gió tốt trong điều kiện khô và đóng kín hoàn toàn trong điều kiện ẩm ướt. Bên ngoài kho bảo quản phải sẵn có các dụng cụ phù hợp để khử trùng.

A.3  Các bao gói sản phẩm phải được bảo quản và vận chuyển sao cho tránh được mưa, nắng hoặc các nguồn nhiệt nóng, mùi lạ và sự nhiễm bẩn chéo, đặc biệt là trong các khoang tàu.

 

 

1) Giới hạn đối với các chất độc theo khuyến cáo của Ủy ban Codex.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi